Chuyên Đề Tính Tích Phân Cơ Bản Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải

0
603

Chuyên đề tính tích phân cơ bản luyện thi tốt nghiệp THPT có đáp án và lời giải được phát triển từ câu 17 của đề tham khảo môn Toán.

TÍNH TÍCH PHÂN CƠ BẢN

Ⓐ Tóm tắt lý thuyết

Vấn đề ①: Phương pháp tích phân bằng cách đổi biến số cơ bản

Phương pháp: Cho hàm số $f$ liên tục trên đoạn${\rm{[}}a;b{\rm{]}}{\rm{.}}$Giả sử hàm số$u = u(x)$ có đạo hàm liên tục trên đoạn ${\rm{[}}a;b{\rm{]}}$ và $\alpha \le u(x) \le \beta .$ Giả sử có thể viết $f(x) = g(u(x))u'(x),x \in {\rm{[}}a{\rm{;}}b{\rm{],}}$ với $g$ liên tục trên đoạn${\rm{[}}\alpha ;\beta {\rm{]}}.$ Khi đó, ta có

$I = \int\limits_a^b {f(x)dx = }$${\int\limits_a^b {g(u(x)).u'(x)dx = \int\limits_{u(a)}^{u(b)} {g(u)du} } }$

Để tính tích phân: $I = \int\limits_a^b {g(u(x))u'(x)dx} $ ta thực hiện các bước:

. Bước 1: Biến đổi để chọn phép đặt $t = u\left( x \right)$$ \Rightarrow dt = u'(x)dx$

. Bước 2. Thực hiện phép đổi cận:

Với $x = a$ thì $t = u\left( a \right)$; $x = b$ thì$t = u\left( b \right)$ . (Ghi Nhớ : đổi biến phải đổi cận)

. Bước 3. Đưa về dạng $I = \int\limits_{u(a)}^{u(b)} {f(t)dt}$ đơn giản và dễ tính hơn.

. Dấu hiệu nhận biết và cách đặt.

Dấu hiệu Có thể đặt
. Có căn $\sqrt {f\left( x \right)}$ $t = \sqrt {f(x)}$
. Có ngoặc ${(ax + b)^n}$ $t = ax + b$
. Có mũ ${a^{f(x)}}$ $t = f(x)$
. Có $\frac{{dx}}{x} và ln x$ $t = \ln x$ hoặc biểu thức chứa $\ln x$
. Có ${e^x}dx$ $t = {e^x}$ hoặc biểu thức chứa ${e^x}$
. Có $\sin xdx$ $t = \cos x$
. Có $\cos xdx$ $t = \sin xdx$
. Có $\frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x}}$ $t = \tan x$
. Có $\frac{{dx}}{{{{\sin }^2}x}}$ $t = \cot x$
. Có mẫu:$\frac{{f’\left( x \right)dx}}{{f\left( x \right)}}$ $t =$mẫu

 

Bài tập minh họa:

Câu 1: Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {x{{(1 + {x^2})}^4}} dx$

Ⓐ. $I = \frac{{16}}{5}$ Ⓑ. $I = \frac{{31}}{{10}}$ Ⓒ. $I = \frac{1}{{10}}$ Ⓓ. $I = – \frac{1}{{10}}$

Lời giải

Chọn B

Đặt $t = 1 + {x^2} \Rightarrow dt = 2xdx$.

Đổi cận $x = 0 \Rightarrow t = 1$;$x = 1 \Rightarrow t = 2$

Nên $I = \int\limits_1^2 {\frac{{{t^4}}}{2}} dt = \frac{{31}}{{10}}$

PP nhanh trắc nghiệm

Casio:

Câu 2: Tính tích phân $I = \int\limits_1^2 {2x\sqrt {{x^2} – 1} dx} $ bằng cách đặt $u = {x^2} – 1$, mệnh đề nào dưới đây đúng?

Ⓐ. $I = 2\int\limits_0^3 {\sqrt u } du$ Ⓑ. $I = \int\limits_1^2 {\sqrt u } du$

Ⓒ. $I = \int\limits_0^3 {\sqrt u } du$ Ⓓ.$I = \frac{1}{2}\int\limits_1^2 {\sqrt u } du$

Lời giải

Chọn C

$I = \int\limits_1^2 {2x\sqrt {{x^2} – 1} dx} $

Đặt $u = {x^2} – 1 \Rightarrow du = 2xdx$.

Đổi cận $x = 1 \Rightarrow u = 0$;$x = 2 \Rightarrow u = 3$

Nên $I = \int\limits_0^3 {\sqrt u } du$

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: xét hiệu bằng 0

Câu 3: Tính tích phân $I = \int\limits_0^\pi {{{\cos }^3}x\sin xdx} $ .

Ⓐ. $I = – \frac{1}{4}{\pi ^4}$ Ⓑ. $I = – {\pi ^4}$ Ⓒ. $I = 0$ Ⓓ. $I = – \frac{1}{4}$

Lời giải

Chọn C

Ta có:$I = \int\limits_0^\pi {{{\cos }^3}x.\sin x} dx$.

Đặt $t = \cos x \Rightarrow dt = – \sin xdx \Leftrightarrow – dt = \sin xdx$

Đổi cận: với $x = 0 \Rightarrow t = 1$;với$x = \pi \Rightarrow t = – 1$.

Vậy$I = – \int\limits_1^{ – 1} {{t^3}} dt = \int\limits_{ – 1}^1 {{t^3}} dt = \left. {\frac{{{t^4}}}{4}} \right|_{ – 1}^1 = \frac{{{1^4}}}{4} – \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^4}}}{4} = 0$.

PP nhanh trắc nghiệm

Sử dụng máy tính, tính tích phân hàm lượng giác phải chuyển về đơn vị radian.

 

Vấn đề ②: Tích phân hàm ẩn đổi biến số cơ bản

Phương pháp:

Tính tích phân $I = \int\limits_a^b {g(x)dx} $.Giả sử $g(x)$ được viết dưới dạng $f\left[ {u(x)} \right].u'(x)$,trong đó hàm số $u(x)$có đạo hàm trên$K$, hàm số y=f(u) liên tục sao cho hàm hợp $f\left[ {u(x)} \right]$ xác định trên $K$ và $a,b$ là hai số thuộc $K$.

Khi đó $\int\limits_a^b {f\left[ {u(x)} \right].u'(x)dx = \int\limits_{u(a)}^{u(b)} {f(u)du} } $

Chú ý: Đối với biến số lấy tích phân, ta có thể chọn bất kì một chữ số thay cho $x$. Như vậy tích phân không phụ thuộc vào biến tức là $\int\limits_a^b {f(x)dx = } \int\limits_a^b {f(u)du = } \int\limits_a^b {f(t)dt = …} $

 Bài tập minh họa:

Câu 1: Biết $f\left( x \right)$là hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ và $\int\limits_0^9 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 9$. Khi đó giá trị của $\int\limits_1^4 {f\left( {3x – 3} \right)} {\rm{d}}x$ là

Ⓐ. $0$. Ⓑ. $27$. Ⓒ. $3$. Ⓓ.$24$.

Lời giải

Chọn C

Đặt $u = 3x – 3$, suy ra $du = 3{\rm{d}}x$.

Đổi cận: $x = 1$ thì $u = 0$; $x = 4$ thì $u = 9$.

Ta có: $\int\limits_1^4 {f\left( {3x – 3} \right)} {\rm{d}}x = \int\limits_0^9 {\frac{1}{3}f\left( u \right)} {\rm{d}}u = \frac{1}{3}\int\limits_0^9 {f\left( u \right)} {\rm{d}}u = \frac{1}{3}\int\limits_0^9 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = \frac{1}{3}.9 = 3.$.

Vậy $\int\limits_1^4 {f\left( {3x – 3} \right)} {\rm{d}}x = 3$.

PP nhanh trắc nghiệm

Nếu có $\int\limits_n^m {f\left( x \right)} dx = M$ thì $\begin{array}{l}\int\limits_\alpha ^\beta {f\left( {ax + b} \right)} dx = \frac{M}{a};\\n = a.\alpha + b,m = a.\beta + b\end{array}$

Áp dụng:

$\frac{9}{3} = 3$

Câu 2: Cho hàm số $f(x)$ liên tục trên $R$ và thỏa mãn $f({x^3} + 2x – 2) = 3x – 1$ với $\forall x \in R$. Tính tích phân $I = \int\limits_1^{10} {f(x)} dx$

Ⓐ. $\frac{{151}}{4}$. Ⓑ. $27$. Ⓒ. $\frac{{121}}{4}$. Ⓓ.$\frac{{105}}{6}$.

Lời giải

Chọn A

Đặt $x = {t^3} + 2t – 2 \Rightarrow dx = \left( {3{t^2} + 2t} \right)dt$,

Đổi cận : $\left\{ \begin{array}{l}x = 1 \Rightarrow {t^3} + 2t = 3 \Leftrightarrow t = 1\\x = 10 \Rightarrow {t^3} + 2t = 12 \Leftrightarrow t = 2\end{array} \right.$

Ta có $I = \int\limits_1^2 {f({t^3} + 2t – 2).\left( {3{t^2} + 2t} \right)} dt = \int\limits_1^2 {\left( {3t – 1} \right)\left( {3{t^2} + 2t} \right)} dt$$ = \int\limits_1^2 {\left( {9{t^3} + 3{t^2} – 2t} \right)dt} $ $ = \left. {\left( {\frac{{9{t^4}}}{4} + {t^3} – {t^2}} \right)} \right|_1^2 = \frac{{151}}{4}$

PP nhanh trắc nghiệm

 

Câu 3: Cho Cho hàm số $f(x)$ liên tục trên $R$ và thỏa mãn $\int\limits_0^{2021} {f(x)dx = 2} $. Tính tích phân $I = \int\limits_0^{\sqrt {{e^{2021}} – 1} } {\frac{x}{{{x^2} + 1}}.f\left( {\ln ({x^2} + 1)} \right).dx} $

Ⓐ. $3$. Ⓑ. $5$. Ⓒ. $1$. Ⓓ.$ – 3$.

Lời giải

Chọn C

Đặt $t = \ln \left( {{x^2} + 1} \right) \Rightarrow dt = \frac{{2x}}{{{x^2} + 1}}dx \Rightarrow \frac{x}{{{x^2} + 1}}dx = \frac{1}{2}dt$,

Đổi cận : $\left\{ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow t = 0\\x = \sqrt {{e^{2021}} – 1} \Rightarrow t = 2021\end{array} \right.$

Ta có $I = \frac{1}{2}\int\limits_0^{2021} {f(t)} dt = \frac{1}{2}\int\limits_0^{2021} {f(x)} dx = \frac{1}{2}.2 = 1$

PP nhanh trắc nghiệm

 

 

Vấn đề ③: Tích phân từng phần

. Định lí:

Nếu $u\left( x \right)$ và $v\left( x \right)$ là các hàm số có đạo hàm liên tục trên $\left[ {a;b} \right]$ thì:

$\int\limits_a^b {u(x)v'(x)dx = \left( {u(x)v(x)} \right)\left| \begin{gathered}b \hfill \\
a \hfill \\\end{gathered} \right. – \int\limits_a^b {v(x)u'(x)dx} }$
Hay $\int\limits_a^b {udv} $$ = uv\left| \begin{array}{l}b\\a\end{array} \right.$$ – \int\limits_a^b {vdu} $

.Phương pháp chung:

  • Bước 1: Viết $f\left( x \right)dx$ dưới dạng $udv = uv’dx$ bằng cách chọn một phần thích hợp của $f\left( x \right)$ làm $u\left( x \right)$ và phần còn lại $dv = v'(x)dx$
  • Bước 2: Tính $du = u’dx$ và $v = \int {dv} $$ = \int {v'(x)dx} $
  • Bước 3: Tính $\int\limits_a^b {vu'(x)dx} $ và $uv\left| \begin{array}{l}b\\a\end{array} \right.$

.Cách đặt u và dv trong phương pháp tích phân từng phần.

Đặt u theo thứ tự ưu tiên:

Lô-đa-lượng-mũ

$\int\limits_a^b {P(x){e^x}dx} $ $\int\limits_a^b {P(x)\ln xdx} $ $\int\limits_a^b {P(x)\cos xdx} $ $\int\limits_a^b {{e^x}\cos xdx} $
u P(x) lnx P(x) ${e^x}$
dv ${e^x}dx$ P(x)dx cosxdx cosxdx

Chú ý: Nên chọn $u$ là phần của $f\left( x \right)$ mà khi lấy đạo hàm thì đơn giản, chọn $dv = v’dx$ là phần của $f\left( x \right)dx$ là vi phân một hàm số đã biết hoặc có nguyên hàm dễ tìm.

 ①. Loại 1: Tích phân chứa đa thức với lượng giác hoặc mũ

$\int\limits_\alpha ^\beta {f\left( x \right)\left[ \begin{array}{l}\sin ax\\\cos ax\\{e^{ax}}\end{array} \right]dx} $

Phương pháp:

Đặt $\left\{ \begin{array}{l}u = f\left( x \right)\\dv = \left[ \begin{array}{l}\sin ax\\\cos ax\\{e^{ax}}\end{array} \right]dx\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = f’\left( x \right)dx\\v = \int {\left[ \begin{array}{l}\sin ax\\\cos ax\\{e^{ax}}\end{array} \right]} dx\end{array} \right.$.

Bài tập minh họa:

Câu 1: Tính tích phân $I = \int\limits_1^2 {x{e^x}dx} $.

Ⓐ. $I = {e^2}$. Ⓑ. $I = – {e^2}$. Ⓒ. $I = e$. Ⓓ. $I = 3{e^2} – 2e$.

Lời giải

Chọn A

Đặt $\left\{ \begin{array}{l}u = x\\dv = {e^x}dx\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = dx\\v = {e^x}\end{array} \right.$

$\begin{array}{l}I = \int\limits_1^2 {x{e^x}dx} = x{e^x}\left| {_1^2} \right. – \int\limits_1^2 {{e^x}dx} = 2{e^2} – e – {e^x}\left| {_1^2} \right.\\\,\, = 2{e^2} – e – \left( {{e^2} – e} \right) = {e^2}\end{array}$.

PP nhanh trắc nghiệm

Tính tích phân

 

+ Kiểm tra các đáp án:

$A – {e^2} = 0$ (đúng).

Câu 2: Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {(x – 2){e^{2x}}dx} $.

Ⓐ. $I = \frac{{5 – 3{e^2}}}{4}$. Ⓑ. $I = \frac{{5 – 3{e^2}}}{4}$. Ⓒ. $I = \frac{{5 – 3{e^2}}}{4}$. Ⓓ. $I = \frac{{5 – 3{e^2}}}{4}$.

Lời giải

Chọn B

Đặt $\left\{ \begin{array}{l}u = x – 2\\dv = {e^{2x}}dx\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = dx\\v = \frac{1}{2}{e^{2x}}\end{array} \right.$ (chọn $C = 0$)

$ \Rightarrow I = \left. {(x – 2)\frac{1}{2}{e^{2x}}} \right|_0^1 – \frac{1}{2}\int\limits_0^1 {{e^{2x}}dx} = \frac{{5 – 3{e^2}}}{4}$.

PP nhanh trắc nghiệm

Tính tích phân:

+Kiểm tra các đáp án:

Câu 3: Tích phân $\int\limits_0^\pi {\left( {3x + 2} \right){{\cos }^2}x\,{\rm{d}}x} $ bằng

Ⓐ. $\frac{3}{4}{\pi ^2} – \pi $. Ⓑ. $\frac{3}{4}{\pi ^2} + \pi $. Ⓒ. $\frac{1}{4}{\pi ^2} + \pi $. Ⓓ. $\frac{1}{4}{\pi ^2} – \pi $.

Lời giải

Chọn B

Đặt $I = \int\limits_0^\pi {\left( {3x + 2} \right){{\cos }^2}x\,{\rm{d}}x} $. Ta có:

$ = \frac{1}{2}\int\limits_0^\pi {\left( {3x + 2} \right)\left( {1 + \cos 2x} \right)\,{\rm{d}}x} $

$ = \frac{1}{2}\left[ {\int\limits_0^\pi {\left( {3x + 2} \right){\rm{d}}x} + \int\limits_0^\pi {\left( {3x + 2} \right)\cos 2x\,{\rm{d}}x} } \right] = \frac{1}{2}\left( {{I_1} + {I_2}} \right)$.

${I_1} = \int\limits_0^\pi {\left( {3x + 2} \right){\rm{d}}x} = $$\left. {\left( {\frac{3}{2}{x^2} + 2x} \right)} \right|_0^\pi = \frac{3}{2}{\pi ^2} + 2\pi $.

${I_2} = \int\limits_0^\pi {\left( {3x + 2} \right)\cos 2x\,{\rm{d}}x} $. Dùng tích phân từng phần

Đặt $\left\{ \begin{array}{l}u = 3x + 2\\{\rm{d}}v = \cos 2x\,{\rm{d}}x\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{d}}u = 3\,{\rm{d}}x\\v = \frac{1}{2}\sin 2x\end{array} \right.$.

Khi đó

${I_2} = \left. {\frac{1}{2}\left( {3x + 2} \right)\sin 2x} \right|_0^\pi – \frac{3}{2}\int\limits_0^\pi {\sin 2x\,{\rm{d}}x} $

$ = 0 + \left. {\frac{3}{4}\left( {cos2x} \right)} \right|_0^\pi = 0$.

Vậy $I = \frac{1}{2}\left( {\frac{3}{2}{\pi ^2} + 2\pi } \right) = \frac{3}{4}{\pi ^2} + \pi $

PP nhanh trắc nghiệm

Tính tích phân:

Kiểm tra các đáp án:

 

②. Loại 2: Tích phân chứa đa thức và lnf(x)

$\int\limits_\alpha ^\beta {f\left( x \right)\ln \left( {ax + b} \right)dx} $

-Phương pháp:

Đặt: $\left\{ \begin{array}{l}u = \ln x\\\\dv = P(x)dx\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = \frac{1}{x}dx\\\\v = \int {P(x)dx}  = Q(x)\end{array} \right.$

Bài tập minh họa:

Câu 1: Tích phân $\int\limits_1^e {x\ln xdx} $ bằng

Ⓐ. $\frac{{{e^2}}}{4} + \frac{1}{4}$. Ⓑ. $\frac{{{e^2}}}{4} – 1$. Ⓒ. $\frac{{{e^2} – 1}}{4}$. Ⓓ. $\frac{1}{2} – \frac{{{e^2}}}{4}.$

Lời giải

Chọn D

$\int\limits_1^e {x\ln xdx} = \frac{{{{\rm{x}}^2}}}{2}\ln {\rm{x}}\left| {_1^e} \right. – \int\limits_1^{\rm{e}} {\frac{{\rm{x}}}{2}} {\rm{dx}} = ( – \frac{{{x^2}}}{4} + \frac{{{{\rm{x}}^2}}}{2}\ln {\rm{x)}}\left| {_1^e} \right. = \frac{{{e^2} + 1}}{4}$

PP nhanh trắc nghiệm

Casio:

Câu 2: Tính tích phân $I = \int\limits_4^5 {\left( {x + 1} \right)\ln \left( {x – 3} \right){\rm{d}}x} $?

Ⓐ. $10\ln 2$. Ⓑ. $10\ln 2 + \frac{{19}}{4}$. Ⓒ. $\frac{{19}}{4} – 10\ln 2$. Ⓓ. $10\ln 2 – \frac{{19}}{4}$.

Lời giải

Chọn D

Đặt $\left\{ \begin{array}{l}u = \ln \left( {x – 3} \right)\\{\rm{d}}v = x + 1\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{d}}u = \frac{1}{{x – 3}}{\rm{d}}x\\v = \frac{1}{2}{x^2} + x\end{array} \right.$.

$\begin{array}{l}I = \left( {\frac{1}{2}{x^2} + x} \right)\ln \left( {x – 3} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}5\\4\end{array}} \right. – \int\limits_4^5 {\frac{{\frac{1}{2}{x^2} + x}}{{x – 3}}} {\rm{d}}x\\{\mkern 1mu} \end{array}$

${\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = \frac{{35}}{2}\ln 2 – \frac{1}{2}\int\limits_4^5 {\frac{{{x^2} – 9 + 9}}{{x – 3}}dx – \int\limits_4^5 {\frac{{x – 3 + 3}}{{x – 3}}} } dx$

${\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = \frac{{35}}{2}\ln 2 – \frac{1}{2}\left( {\frac{9}{2} + 3 + 9\ln 2} \right) – \left( {1 + 3\ln 2} \right)$

${\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = 10\ln 2 – \frac{{19}}{4}$.

PP nhanh trắc nghiệm

Casio:

Kiểm tra các đáp án:

Câu 3: Tính $\int\limits_1^e {{x^2}\ln x{\rm{d}}x} $

Ⓐ. $\frac{{2{e^3} + 1}}{9}$. Ⓑ. $\frac{{2{e^3} – 1}}{9}$. Ⓒ. $\frac{{{e^3} – 2}}{9}$. Ⓓ. $\frac{{{e^3} + 2}}{9}$.

Lời giải

Chọn A

$\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}u = \ln x\\dv = {x^2}dx\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du = \frac{1}{x}dx\\v = \frac{1}{3}{x^3}\end{array} \right.\\ \Rightarrow I = \left. {\left( {\frac{1}{3}{x^3}\ln x} \right)} \right|_1^e – \frac{1}{3}\int\limits_1^e {{x^2}dx} = \frac{1}{3}{e^3} – \left. {\frac{1}{9}{x^3}} \right|_1^e\\ = \frac{1}{3}{e^3} – \frac{{{e^3} – 1}}{9} = \frac{{2{e^3} + 1}}{9}\end{array}$

PP nhanh trắc nghiệm

Casio

 

Ⓑ Bài tập rèn luyện

Câu 1: Tập hợp các giá trị của $b$ sao cho $\int\limits_0^b {(2x – 4){\rm{d}}x = 5} $ là

A. $\left\{ { – 1;4} \right\}$. B. $\left\{ { – 1} \right\}$. C. $\left\{ 5 \right\}$. D. $\left\{ { – 1;5} \right\}$.

Câu 2: Biết $\int_0^1 {{e^{4x}}{\rm{d}}x} = \frac{{{e^a} – 1}}{b}$ với $a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0$. Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

A. $a < b$. B. $a = b$. C. $a + b = 10$. D. $a = 2b$.

Câu 3: Biết rằng $\int\limits_0^{\ln a} {{e^x}{\rm{d}}x} = 1$, khi đó giá trị của $a$ là:

A. $a = 1$. B. $a = 3$. C. $a = 2$. D. $a = 4$.

Câu 4: Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {2{e^x}dx} $.

A. $I = {e^2} – 2e$. B. $I = 2e$. C. $I = 2e + 2$. D. $I = 2e – 2$.

Câu 5: Cho $\int\limits_2^5 {\frac{{{\rm{d}}x}}{x}} = \ln a$. Tìm $a$.

A. $\frac{5}{2}$. B. $5$. C. $2$. D. $\frac{2}{5}$.

Câu 6: Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {\frac{4}{{2x + 1}}{\rm{d}}x} $.

A. $4\ln 3$. B. $4\ln 2$. C. $I = 2\ln 3$. D. $2\ln 2$.

Lời giải

Ta có: $I = \int\limits_0^1 {\frac{4}{{2x + 1}}{\rm{d}}x} = 2\ln \left| {2x + 1} \right||_0^1 = 2\ln 3$.

Câu 7: Tích phân $I = \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {\frac{{{\rm{d}}x}}{{{{\sin }^2}x}}} $ bằng?

A. $\cot \frac{\pi }{3} – \cot \frac{\pi }{4}$. B. $\cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{4}$. C. $ – \cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{4}$. D. $ – \cot \frac{\pi }{3} – \cot \frac{\pi }{4}$.

Câu 8: Tính tích phân $I = \int\limits_0^{\ln 2} {{e^{ – x}}{\rm{d}}x} $.

A. $ – \frac{1}{2}$. B. $\frac{1}{2}$. C. $2$. D. $0$.

Câu 9: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. $\int {{\rm{d}}x} = x + 2C$($C$ là hằng số). B. $\int {{x^n}{\rm{d}}x} = \frac{{{x^{n + 1}}}}{{n + 1}} + C$($C$ là hằng số; $n \in \mathbb{Z}$).

C. $\int {0{\rm{d}}x} = C$($C$ là hằng số). D. $\int {{{\rm{e}}^x}{\rm{d}}x} = {{\rm{e}}^x} – C$($C$ là hằng số).

Câu 10: Cho miền phẳng $\left( D \right)$ giới hạn bởi $y = \sqrt x $, hai đường thẳng $x = 1$, $x = 2$ và trục hoành. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay $\left( D \right)$ quanh trục hoành.

A. $3\pi $. B. $\frac{{3\pi }}{2}$. C. $\frac{{2\pi }}{3}$. D. $\frac{3}{2}$.

Câu 11: Tập hợp các giá trị của b sao cho $\int\limits_0^b {\left( {2x – 4} \right){\rm{d}}x = 5} $ là.

A. $\left\{ 5 \right\}$. B. $\left\{ {4; – 1} \right\}$. C. $\left\{ {5; – 1} \right\}$. D. $\left\{ 4 \right\}$.

Câu 12: Nếu $\int\limits_0^m {\left( {2x – 1} \right){\rm{d}}x} = 2$ thì $m$ có giá trị bằng

A. $\left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = – 2\end{array} \right.$. B. $\left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 2\end{array} \right.$. C. $\left[ \begin{array}{l}m = – 1\\m = 2\end{array} \right.$. D. $\left[ \begin{array}{l}m = – 1\\m = – 2\end{array} \right.$.

Câu 13: Tích phân $I = \int\limits_0^1 {{{\rm{e}}^{2x}}{\rm{d}}x} $ bằng

A. $I = 2\left( {{{\rm{e}}^2} – 1} \right)$. B. $I = \frac{{{{\rm{e}}^2}}}{2}$. C. $\frac{{{{\rm{e}}^2} – 1}}{2}$. D. ${{\rm{e}}^2} – 1$.

Câu 14: Tích phân $\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\cos \left( {\frac{\pi }{2} – x} \right){\rm{d}}x} $ bằng.

A. $\frac{{1 – \sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }}$. B. $1 – \sqrt 2 $. C. $\frac{{\sqrt 2 – 1}}{{\sqrt 2 }}$. D. $\sqrt 2 – 1$.

Câu 15: Tích phân $\int\limits_0^2 {\frac{2}{{2x + 1}}} {\rm{d}}x$ bằng.

A. $2\ln 5$. B. $\frac{1}{2}\ln 5$. C. $\ln 5$. D. $4\ln 5$.

Câu 16: Tích phân $f\left( x \right) = \int\limits_0^{\frac{\pi }{3}} {\cos x{\rm{d}}x} $ bằng

A. $\frac{1}{2}$ B. $\frac{{\sqrt 3 }}{2}$ C. $ – \frac{{\sqrt 3 }}{2}$ D. $ – \frac{1}{2}$

Câu 17: Tích phân $I = \int\limits_1^{\rm{e}} {\frac{1}{{x + 3}}{\rm{d}}x} $ bằng:

A. $\ln \left[ {4\left( {{\rm{e}} + 3} \right)} \right]$. B. $\ln \left( {{\rm{e}} – 2} \right)$. C. $\ln \left( {{\rm{e}} – 7} \right)$. D. $\ln \left( {\frac{{3 + {\rm{e}}}}{4}} \right)$.

Câu 18: Giá trị của $\int\limits_0^2 {2{e^{2x}}{\rm{d}}x} $ là:

A. $3{e^4}$. B. $4{e^4}$. C. ${e^4} – 1$. D. ${e^4}$.

Câu 19: Tích phân $\int\limits_1^2 {2x{\rm{d}}x} $ có giá trị là:

A. $2$. B. $3$. C. $1$. D. $4$.

Câu 20: Giả sử $\int\limits_1^2 {\frac{{{\rm{d}}x}}{{x + 3}}} = \ln \frac{a}{b}$ với $a$, $b$ là các số tự nhiên và phân số $\frac{a}{b}$ tối giản. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. ${a^2} + {b^2} = 41$. B. $3a – b < 12$. C. $a + 2b = 13$. D. $a – b > 2$.

Câu 21: Tích phân $\int\limits_1^e {\frac{1}{x}{\rm{d}}x} $ có giá trị bằng

A. $1$. B. $1 – e$. C. $e – 1$. D. $2$.

Câu 22: Tính tích phân: $I = \int\limits_0^1 {{3^x}{\rm{d}}x.} $

A. $I = \frac{3}{{\ln 3}}$. B. $I = 2$. C. $I = \frac{2}{{\ln 3}}$. D. $I = \frac{1}{4}$.

Câu 23: Biết $I = \int {f\left( x \right)} \,{\rm{d}}x = \sin 3x + C$. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

A. $f\left( x \right) = – 3\cos 3x$. B. $f\left( x \right) = 3\cos 3x$.

C. $f\left( x \right) = – \frac{{\cos 3x}}{3}$. D. $f\left( x \right) = \frac{{\cos 3x}}{3}$.

Câu 24: Giá trị của $\int\limits_0^2 {2{e^{2x}}{\rm{d}}x} $ là:

A. ${e^4} – 1$. B. $4{e^4}$. C. ${e^4}$. D. $3{e^4} – 1$.

Câu 25: Giả sử $\int\limits_0^9 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 37$ và $\int\limits_9^0 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 16$. Khi đó, $I = \int\limits_0^9 {\left[ {2f\left( x \right) + 3g(x)} \right]{\rm{d}}x} $ bằng:

A. $I = 26$. B. $I = 58$. C. $I = 143$. D. $I = 122$.

Câu 26: Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {\frac{{{\rm{d}}x}}{{3 – 2x}}} $

A. $ – \frac{1}{2}\ln 3$. B. $ – \ln 3$. C. $\frac{1}{2}\ln 3$. D. $\frac{1}{2}\log 3$.

Câu 27: Cho $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\,$ và $\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 5\,$, khi $\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} \,$ bằng

A. $ – 3$ B. $12$ C. $ – 8$ D. $1$

Câu 28: Cho $\int\limits_2^5 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 10$. Kết quả $\int\limits_5^2 {\left[ {2 – 4f\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} $ bằng

A. $32$. B. $34$. C. $36$. D. $40$.

Câu 29: Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và $\int\limits_0^2 {\left( {f\left( x \right) + 2x} \right){\rm{d}}x} = 5$. Tính $\int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} $.

A. $ – 9$. B. $ – 1$. C. $9$. D. $1$.

Câu 30: Cho $\int\limits_2^5 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 10$. Khi đó $\int\limits_5^2 {\left[ {2 – 4f\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} $ bằng:

A. 36. B. 40. C. 34. D. 32.

Câu 31: Cho hai hàm số $f\left( x \right),g\left( x \right)$liên tục trên $\left[ {1;3} \right]$ thỏa mãn$\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx = 1$, $\int\limits_1^3 {g\left( x \right)} dx = 3$Tính $\int\limits_3^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]} dx$?

A. $1$ B. $\frac{5}{2}$ C. $ – 1$ D. $5$

Câu 32: Tính tích phân $I = \int\limits_1^{\rm{e}} {\frac{{1 + x}}{{{x^2}}}{\rm{d}}x} $.

A. $I = 1 + \frac{1}{{\rm{e}}}$ B. $I = 2 – \frac{1}{{\rm{e}}}$ C. $I = 2 + \frac{1}{{\rm{e}}}$ D. $I = 1 – \frac{1}{{\rm{e}}}$

BẢNG ĐÁP ÁN

1.D 2.B 3.C 4.D 5.D 6.C 7.C 8.B 9.B 10.B
11.C 12.C 13.D 14.C 15.C 16.B 17.D 18.C 19.B 20.D
21.A 22.C 23.B 24.A 25.A 26.C 27.C 28.B 29.D 30.C
31.D 32.B

 

Hướng dẫn giải

Câu 1: Tập hợp các giá trị của $b$ sao cho $\int\limits_0^b {(2x – 4){\rm{d}}x = 5} $ là:

A. $\left\{ { – 1;4} \right\}$. B. $\left\{ { – 1} \right\}$. C. $\left\{ 5 \right\}$. D. $\left\{ { – 1;5} \right\}$.

Lời giải

Ta có: $\int\limits_0^b {(2x – 4){\rm{d}}x = 5 \Leftrightarrow \left. {({x^2} – 4x)} \right|_0^b} = 5 \Leftrightarrow {b^2} – 4b – 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{b = – 1}\\{b = 5}\end{array}} \right.$.

Câu 2: Biết $\int_0^1 {{e^{4x}}{\rm{d}}x} = \frac{{{e^a} – 1}}{b}$ với $a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0$. Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

A. $a < b$. B. $a = b$. C. $a + b = 10$. D. $a = 2b$.

Lời giải

Ta có: $\int_0^1 {{e^{4x}}{\rm{d}}x} = \frac{1}{4}{e^{4x}}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1\\0\end{array} = \frac{{{e^4} – 1}}{4}} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 4\\b = 4\end{array} \right. \Rightarrow a = b.$.

Câu 3: Biết rằng $\int\limits_0^{\ln a} {{e^x}{\rm{d}}x} = 1$, khi đó giá trị của $a$ là:

A. $a = 1$. B. $a = 3$. C. $a = 2$. D. $a = 4$.

Lời giải

Ta có $\int {{e^x}{\rm{d}}x} = {e^x} + C$. Do đó: $\int\limits_0^{\ln a} {{e^x}{\rm{d}}x} = \left. {{e^x}} \right|_0^{\ln a} = {e^{\ln a}} – {e^0} = a – 1 = 1 \Rightarrow a = 2$.

Câu 4: Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {2{e^x}dx} $.

A. $I = {e^2} – 2e$. B. $I = 2e$. C. $I = 2e + 2$. D. $I = 2e – 2$.

Lời giải

Ta có $I = \int\limits_0^1 {2{e^x}{\rm{d}}x} $$ = \left. {2{e^x}} \right|_0^1$$ = 2e – 2$.

Câu 5: Cho $\int\limits_2^5 {\frac{{{\rm{d}}x}}{x}} = \ln a$. Tìm $a$.

A. $\frac{5}{2}$. B. $5$. C. $2$. D. $\frac{2}{5}$.

Lời giải

Ta có: $\int\limits_2^5 {\frac{{{\rm{d}}x}}{x}} = \ln a \Leftrightarrow \left. {\ln \left| x \right|} \right|_2^5 = \ln a \Leftrightarrow \ln 5 – \ln 2 = \ln a \Leftrightarrow \ln \frac{5}{2} = \ln a \Leftrightarrow a = \frac{5}{2}$.

Câu 6: Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {\frac{4}{{2x + 1}}{\rm{d}}x} $.

A. $4\ln 3$. B. $4\ln 2$. C. $I = 2\ln 3$. D. $2\ln 2$.

Lời giải

Ta có: $I = \int\limits_0^1 {\frac{4}{{2x + 1}}{\rm{d}}x} = 2\ln \left| {2x + 1} \right||_0^1 = 2\ln 3$.

Câu 7: Tích phân $I = \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {\frac{{{\rm{d}}x}}{{{{\sin }^2}x}}} $ bằng?

A. $\cot \frac{\pi }{3} – \cot \frac{\pi }{4}$. B. $\cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{4}$. C. $ – \cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{4}$. D. $ – \cot \frac{\pi }{3} – \cot \frac{\pi }{4}$.

Lời giải

Ta có $I = \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {\frac{{{\rm{d}}x}}{{{{\sin }^2}x}}} $$ = – \cot x\left| \begin{array}{l}^{\frac{\pi }{3}}\\_{\frac{\pi }{4}}\end{array} \right.$$ = – \cot \frac{\pi }{3} + \cot \frac{\pi }{4}$.

Câu 8: Tính tích phân $I = \int\limits_0^{\ln 2} {{e^{ – x}}{\rm{d}}x} $.

A. $ – \frac{1}{2}$. B. $\frac{1}{2}$. C. $2$. D. $0$.

Lời giải

Ta có: $I = \int\limits_0^{\ln 2} {{e^{ – x}}{\rm{d}}x} $$ = \left. { – {e^{ – x}}} \right|_0^{\ln 2}$$ = \frac{1}{2}$.

Câu 9: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. $\int {{\rm{d}}x} = x + 2C$($C$ là hằng số). B. $\int {{x^n}{\rm{d}}x} = \frac{{{x^{n + 1}}}}{{n + 1}} + C$($C$ là hằng số; $n \in \mathbb{Z}$).

C. $\int {0{\rm{d}}x} = C$($C$ là hằng số). D. $\int {{{\rm{e}}^x}{\rm{d}}x} = {{\rm{e}}^x} – C$($C$ là hằng số).

Lời giải

Đáp án B sai vì công thức trên chỉ đúng khi bổ sung thêm điều kiện $n \ne – 1$.

Câu 10: Cho miền phẳng $\left( D \right)$ giới hạn bởi $y = \sqrt x $, hai đường thẳng $x = 1$, $x = 2$ và trục hoành. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay $\left( D \right)$ quanh trục hoành.

A. $3\pi $. B. $\frac{{3\pi }}{2}$. C. $\frac{{2\pi }}{3}$. D. $\frac{3}{2}$.

Lời giải

$V = \pi \int\limits_1^2 {xdx} $$ = \left. {\frac{{\pi {x^2}}}{2}} \right|_1^2 = \frac{{3\pi }}{2}$.

Câu 11: Tập hợp các giá trị của b sao cho $\int\limits_0^b {\left( {2x – 4} \right){\rm{d}}x = 5} $ là.

A. $\left\{ 5 \right\}$. B. $\left\{ {4; – 1} \right\}$. C. $\left\{ {5; – 1} \right\}$. D. $\left\{ 4 \right\}$.

Lời giải

Ta có $\int_0^b {\left( {2x – 4} \right){\rm{d}}x} = \left( {{x^2} – 4x} \right)\left| \begin{array}{l}b\\0\end{array} \right. = {b^2} – 4b$.

Theo đề bài, ta có ${b^2} – 4b = 5 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}b = – 1\\b = 5\end{array} \right.$.

Câu 12: Nếu $\int\limits_0^m {\left( {2x – 1} \right){\rm{d}}x} = 2$ thì $m$ có giá trị bằng

A. $\left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = – 2\end{array} \right.$. B. $\left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 2\end{array} \right.$. C. $\left[ \begin{array}{l}m = – 1\\m = 2\end{array} \right.$. D. $\left[ \begin{array}{l}m = – 1\\m = – 2\end{array} \right.$.

Lời giải

Ta có: $\int\limits_0^m {\left( {2x – 1} \right){\rm{d}}x} = 2 \Leftrightarrow \left. {\left( {{x^2} – x} \right)} \right|_0^m = 2 \Leftrightarrow {m^2} – m – 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = – 1\\m = 2\end{array} \right.$.

Câu 13: Tích phân $I = \int\limits_0^1 {{{\rm{e}}^{2x}}{\rm{d}}x} $ bằng

A. $I = 2\left( {{{\rm{e}}^2} – 1} \right)$. B. $I = \frac{{{{\rm{e}}^2}}}{2}$. C. $\frac{{{{\rm{e}}^2} – 1}}{2}$. D. ${{\rm{e}}^2} – 1$.

Lời giải

Ta có $I = \int\limits_0^1 {{{\rm{e}}^{2x}}{\rm{d}}x} $$ = \frac{1}{2}\left. {{{\rm{e}}^{2x}}} \right|_0^1$$ = \frac{{{{\rm{e}}^2} – 1}}{2}$.

Câu 14: Tích phân $\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\cos \left( {\frac{\pi }{2} – x} \right){\rm{d}}x} $ bằng.

A. $\frac{{1 – \sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }}$. B. $1 – \sqrt 2 $. C. $\frac{{\sqrt 2 – 1}}{{\sqrt 2 }}$. D. $\sqrt 2 – 1$.

Lời giải

Ta có: $\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\cos \left( {\frac{\pi }{2} – x} \right){\rm{d}}x} $$ = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\sin x{\rm{d}}x} $$ = \left. { – \cos x} \right|_0^{\frac{\pi }{4}}$$ = \frac{{\sqrt 2 – 1}}{{\sqrt 2 }}$.

Câu 15: Tích phân $\int\limits_0^2 {\frac{2}{{2x + 1}}} {\rm{d}}x$ bằng.

A. $2\ln 5$. B. $\frac{1}{2}\ln 5$. C. $\ln 5$. D. $4\ln 5$.

Lời giải

Ta có $\int\limits_0^2 {\frac{2}{{2x + 1}}} \,{\rm{d}}x = \left. {\ln \left| {2x + 1} \right|} \right|_0^2 = \ln 5$.

Câu 16: Tích phân $f\left( x \right) = \int\limits_0^{\frac{\pi }{3}} {\cos x{\rm{d}}x} $ bằng

A. $\frac{1}{2}$ B. $\frac{{\sqrt 3 }}{2}$ C. $ – \frac{{\sqrt 3 }}{2}$ D. $ – \frac{1}{2}$

Lời giải

$I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{3}} {\cos x{\rm{d}}x} = \left. {\sin x} \right|_0^{\frac{\pi }{3}} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}$.

Câu 17: Tích phân $I = \int\limits_1^{\rm{e}} {\frac{1}{{x + 3}}{\rm{d}}x} $ bằng:

A. $\ln \left[ {4\left( {{\rm{e}} + 3} \right)} \right]$. B. $\ln \left( {{\rm{e}} – 2} \right)$. C. $\ln \left( {{\rm{e}} – 7} \right)$. D. $\ln \left( {\frac{{3 + {\rm{e}}}}{4}} \right)$.

Lời giải

$I = \int\limits_1^{\rm{e}} {\frac{1}{{x + 3}}{\rm{d}}x} = \int\limits_1^{\rm{e}} {\frac{{{\rm{d}}\left( {x + 3} \right)}}{{x + 3}}} = \ln \left| {x + 3} \right|\left| \begin{array}{l}{\rm{e}}\\1\end{array} \right. = \ln \left( {\frac{{3 + {\rm{e}}}}{4}} \right)$.

Câu 18: Giá trị của $\int\limits_0^2 {2{e^{2x}}{\rm{d}}x} $ là:

A. $3{e^4}$. B. $4{e^4}$. C. ${e^4} – 1$. D. ${e^4}$.

Lời giải

$\int\limits_0^2 {2{e^{2x}}{\rm{d}}x} = {e^4} – 1$.

Câu 19: Tích phân $\int\limits_1^2 {2x{\rm{d}}x} $ có giá trị là:

A. $2$. B. $3$. C. $1$. D. $4$.

Lời giải

Ta có: $\int\limits_1^2 {2x{\rm{d}}x} = \left. {{x^2}} \right|_1^2$$ = 3$.

Câu 20: Giả sử $\int\limits_1^2 {\frac{{{\rm{d}}x}}{{x + 3}}} = \ln \frac{a}{b}$ với $a$, $b$ là các số tự nhiên và phân số $\frac{a}{b}$ tối giản. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. ${a^2} + {b^2} = 41$. B. $3a – b < 12$. C. $a + 2b = 13$. D. $a – b > 2$.

Lời giải

Ta có: $\int\limits_1^2 {\frac{{{\rm{d}}x}}{{x + 3}}} = \ln \left| {x + 3} \right|\left| \begin{array}{l}2\\1\end{array} \right. = \ln \frac{5}{4}$.

Câu 21: Tích phân $\int\limits_1^e {\frac{1}{x}{\rm{d}}x} $ có giá trị bằng

A. $1$. B. $1 – e$. C. $e – 1$. D. $2$.

Lời giải

Ta có $\int\limits_1^e {\frac{1}{x}{\rm{d}}x} $$ = \left. {\ln x} \right|_1^e = \ln e – \ln 1 = 1$.

Câu 22: Tính tích phân: $I = \int\limits_0^1 {{3^x}{\rm{d}}x.} $

A. $I = \frac{3}{{\ln 3}}$. B. $I = 2$. C. $I = \frac{2}{{\ln 3}}$. D. $I = \frac{1}{4}$.

Lời giải

Ta có: $I = \int\limits_0^1 {{3^x}{\rm{d}}x} = \left. {\left( {\frac{{{3^x}}}{{\ln 3}}} \right)} \right|_0^1$$ = \frac{3}{{\ln 3}} – \frac{1}{{\ln 3}} = \frac{2}{{\ln 3}}$.

Câu 23: Biết $I = \int {f\left( x \right)} \,{\rm{d}}x = \sin 3x + C$. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

A. $f\left( x \right) = – 3\cos 3x$. B. $f\left( x \right) = 3\cos 3x$.

C. $f\left( x \right) = – \frac{{\cos 3x}}{3}$. D. $f\left( x \right) = \frac{{\cos 3x}}{3}$.

Lời giải

$f\left( x \right) = F’\left( x \right) = 3\cos 3x$.

Câu 24: Giá trị của $\int\limits_0^2 {2{e^{2x}}{\rm{d}}x} $ là:

A. ${e^4} – 1$. B. $4{e^4}$. C. ${e^4}$. D. $3{e^4} – 1$.

Lời giải

Ta có: $\int\limits_0^2 {2{e^{2x}}{\rm{d}}x = \left. {{e^{2x}}} \right|_0^2} = {e^4} – 1$.

Dạng 04: Tổng, hiệu, tích với số của các hàm đơn giản

Câu 25: Giả sử $\int\limits_0^9 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 37$ và $\int\limits_9^0 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 16$. Khi đó, $I = \int\limits_0^9 {\left[ {2f\left( x \right) + 3g(x)} \right]{\rm{d}}x} $ bằng:

A. $I = 26$. B. $I = 58$. C. $I = 143$. D. $I = 122$.

Lời giải

Ta có: $I = \int\limits_0^9 {\left[ {2f\left( x \right) + 3g(x)} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_0^9 {2f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_0^9 {3g\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\int\limits_0^9 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – 3\int\limits_9^0 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 26$.

Câu 26: Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {\frac{{{\rm{d}}x}}{{3 – 2x}}} $

A. $ – \frac{1}{2}\ln 3$. B. $ – \ln 3$. C. $\frac{1}{2}\ln 3$. D. $\frac{1}{2}\log 3$.

Lời giải

Ta có $I = \int\limits_0^1 {\frac{{{\rm{d}}x}}{{3 – 2x}}} $$ = \left. { – \frac{1}{2}\ln \left| {3 – 2x} \right|} \right|_0^1$$ = \frac{1}{2}\ln 3$.

Câu 27: Cho $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\,$ và $\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 5\,$, khi $\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} \,$ bằng

A. $ – 3$ B. $12$ C. $ – 8$ D. $1$

Lời giải

Có $\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – 2\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = 2 – 2.5 = – 8$.

Câu 28: Cho $\int\limits_2^5 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 10$. Kết quả $\int\limits_5^2 {\left[ {2 – 4f\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} $ bằng

A. $32$. B. $34$. C. $36$. D. $40$.

Hướng dẫn giải

Ta có: $\int\limits_5^2 {\left[ {2 – 4f\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = – \int\limits_2^5 {\left[ {2 – 4f\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = – 2\int\limits_2^5 {{\rm{d}}x} + 4\int\limits_2^5 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x$.

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = – \left. {2x} \right|_2^5 + 4\int\limits_2^5 {f\left( x \right){\rm{d}}x = } – 6 + 40 = 34$.

Câu 29: Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và $\int\limits_0^2 {\left( {f\left( x \right) + 2x} \right){\rm{d}}x} = 5$. Tính $\int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} $.

A. $ – 9$. B. $ – 1$. C. $9$. D. $1$.

Lời giải

Ta có: $\int\limits_0^2 {\left( {f\left( x \right) + 2x} \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_0^2 {{\rm{2}}x{\rm{d}}x} = \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + 4 = 5$. Do đó $\int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} = 1$.

Câu 30: Cho $\int\limits_2^5 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 10$. Khi đó $\int\limits_5^2 {\left[ {2 – 4f\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} $ bằng:

A. 36. B. 40. C. 34. D. 32.

Lời giải

$\int\limits_5^2 {\left( {2 – 4f\left( x \right)} \right)} {\rm{d}}x = 2\int\limits_5^2 {{\rm{d}}x} – 4\int\limits_5^2 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = – 6 + 40 = 34$.

Câu 31: Cho hai hàm số $f\left( x \right),g\left( x \right)$liên tục trên $\left[ {1;3} \right]$ thỏa mãn$\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx = 1$, $\int\limits_1^3 {g\left( x \right)} dx = 3$Tính $\int\limits_3^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]} dx$?

A. $1$ B. $\frac{5}{2}$ C. $ – 1$ D. $5$

Lời giải

$\int\limits_3^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]} dx = – \int\limits_1^3 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]} dx = – \int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx + 2\int\limits_1^3 {g\left( x \right)} dx = – 1 + 2.3 = 5$

Câu 32: Tính tích phân $I = \int\limits_1^{\rm{e}} {\frac{{1 + x}}{{{x^2}}}{\rm{d}}x} $.

A. $I = 1 + \frac{1}{{\rm{e}}}$ B. $I = 2 – \frac{1}{{\rm{e}}}$ C. $I = 2 + \frac{1}{{\rm{e}}}$ D. $I = 1 – \frac{1}{{\rm{e}}}$

Lời giải

$I = \int\limits_1^{\rm{e}} {\frac{{1 + x}}{{{x^2}}}{\rm{d}}x} $$ = \int\limits_1^{\rm{e}} {\left( {\frac{1}{{{x^2}}} + \frac{1}{x}} \right){\rm{d}}x} $$ = \left. {\left( { – \frac{1}{x} + \ln \left| x \right|} \right)} \right|_1^{\rm{e}}$$ = 2 – \frac{1}{{\rm{e}}}$.

Bài trướcChuyên Đề Tính Tích Phân Bằng Tính Chất Và Định Nghĩa Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải
Bài tiếp theoChuyên Đề Số Phức Liên Hợp Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments