Đề Thi Cuối HK2 Sinh 12 Sở GD Quảng Nam 2022-2023 Có Đáp Án

0
2084

Đề thi cuối HK2 Sinh 12 Sở GD Quảng Nam 2022-2023 có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 03 trang)

KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022-2023

Môn: SINH HỌC – Lớp 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 401

Câu 1: Theo quan niệm Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. NST. B. quần thể. C. giao tử. D. cá thể.

Câu 2: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là

A. sinh cảnh. B. nơi ở. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng chống chịu.

Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm cho 1 alen có lợi bị loại bỏ khỏi quần thể và 1 alen có hại trở nên phổ biến trong quần thể?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.

Câu 4: Một quần xã ổn định thường có đặc điểm nào sau đây?

A. Số lượng loài ít và số cá thể của mỗi loài thấp.

B. Số lượng loài ít và số cá thể của mỗi loài cao.

C. Số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.

D. Số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài cao.

Câu 5: Các cá thể không giao phối được với nhau do chênh lệch về mùa sinh sản, đây thuộc loại cách li

A. tập tính. B. cơ học. C. thời gian (mùa vụ). D. nơi ở.

Câu 6: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

A. Cộng sinh. B. Hỗ trợ cùng loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Hỗ trợ khác loài.

Câu 7: Quan hệ sinh thái nào sau đây không thuộc nhóm quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?

A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Cộng sinh. D. Cạnh tranh.

Câu 8: Cây có mạch và động vật lên cạn vào thời gian nào sau đây?

A. Kỉ Silua, đại Cổ sinh. B. Kỉ Jura, đại Trung sinh.

C. Kỉ Đệ tứ, đại Tân sinh. D. Kỉ Triat, đại Trung sinh.

Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên

A. ngành mới. B. chi mới. C. bộ mới. D. loài mới.

Câu 10: Trật tự nào sau đây đúng về các giai đoạn trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất?

I. Tiến hóa sinh học. II. Tiến hóa hóa học. III. Tiến hóa tiền sinh học.

A. I III → II. B. II → I →III . C. III → I →II. D. II → III →I.

Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến gen.

Câu 12: Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa nào sau đây?

A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

C. Tăng cường cạnh tranh dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

D. Tăng cường cạnh tranh dẫn tới làm giảm tốc độ tiến hóa của loài.

Câu 13: Khi nói về diễn thế sinh thái, đặc điểm nào sau đây chỉ có ở diễn thế thứ sinh?

A. Kết quả diễn thế có thể hình thành quần xã ổn định tương đối.

B. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của điều kiện môi trường.

C. Độ đa dạng của quần xã biến đổi theo các giai đoạn diễn thế.

D. Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật.

Câu 14: Trong một ao tự nhiên, người ta đếm được có tất cả 250 con cá trắm cỏ. Số liệu trên cho biết về đặc trưng nào sau đây của quần thể?

A. Kích thước quần thể. B. Sự phân bố cá thể. C. Mật độ cá thể. D. Thành phần nhóm tuổi.

Câu 15: Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu

A. các chất khoáng. B. nước. C. ánh sáng. D. không khí.

Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cá rô phi ở hồ Phú Ninh. B. Tập hợp chim ở rừng Bạch Mã.

C. Tập hợp thú ở rừng Cúc Phương. D. Tập hợp sâu ở vườn rau.

Câu 17: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.

B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

C. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

D. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Câu 18: Mức độ giống nhau về ADN giữa người và các loài thuộc bộ Khỉ như sau:

Loài Vượn Gibbon Tinh tinh Khỉ Rhesut Khỉ Vervet
%ADN 94,7% 97,6% 91,1% 90,5%

Căn cứ vào tỉ lệ này, loài có quan hệ họ hàng xa nhất với loài người là

A. Tinh tinh. B. Khỉ Vervet. C. Vượn Gibbon. D. Khỉ Rhesut.

Câu 19: Quần thể M và quần thể N thuộc cùng 1 loài động vật; một số cá thể từ quần thể M chuyển sang sáp nhập vào quần thể N và mang theo các alen mới làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể N. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng này được gọi là

A. giao phối ngẫu nhiên. B. đột biến. C. chọn lọc tự nhiên. D. di – nhập gen.

Câu 20: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

C. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Câu 21: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai về quá trình hình thành loài mới?

A. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội.

B. Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến nên không thể góp phần tạo loài mới.

D. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

Câu 22: Có 4 loài cùng sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được mô tả theo các vòng tròn như hình bên dưới. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Loài A và loài C không cạnh tranh. B. Loài B và loài C cạnh tranh nhau.

C. Loài A và loài D cạnh tranh nhau. D. Loài B cạnh tranh khốc liệt hơn loài D.

Câu 23: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc nhóm quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã sinh vật?

I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường.

II. Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

III. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

IV. Vi khuẩn Rhizôbium sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu.

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 24: Giả sử trong một khu rừng rộng 20 ha có một quần thể của loài X gồm 40 con thì mật độ cá thể của quần thể này là bao nhiêu?

A. 2 con/ha. B. 5 con/ha. C. 4 con/ha. D. 0,5 con/ha.

Câu 25: Giả sử sự thay đổi sinh khối trong quá trình diễn thế sinh thái của 4 quần xã sinh vật được mô tả ở các hình 1, 2, 3, 4. Trong 4 hình dưới đây, những hình nào mô tả sinh khối của quần xã trong quá trình diễn thế thứ sinh?

A. Hình 1, 3. B. Hình 1, 2. C. Hình 3, 4. D. Hình 2, 4.

Câu 26: Ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

A. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

B. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.

C. Cỏ băng trong và ngoài bãi bồi sông Vônga ra hoa vào hai mùa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.

D. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Câu 27: Trong một đợt khảo sát về số lượng cá thể của một quần thể H người ta thu được bảng số liệu sau:

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng cá thể 80 112 240 25 50 70

Đây là dạng biến động số lượng cá thể

A. theo chu kì 1 năm. B. không theo chu kì. C. theo chu kì tuần trăng. D. theo chu kì mùa.

Câu 28: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 10, của loài B là 2n = 12 và của loài C là 2n = 14. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST?

A. 22. B. 36. C. 18. D. 29.

Câu 29: Nai và bò rừng là hai loài ăn cỏ sống trong cùng một khu vực. Hình ảnh bên dưới mô tả những thay đổi về số lượng cá thể trong quần thể của hai loài này trước và sau khi những con chó sói (loài ăn thịt) du nhập vào môi trường sống của chúng. Dựa trên các đồ thị được thể hiện trên hình, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mối quan hệ giữa nai và chó sói là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

II. Sự xuất hiện của chó sói có ảnh hưởng đến sự biến động kích thước quần thể bò rừng.

III. Áp lực cạnh trạnh của quần thể bò rừng và nai giảm khi có sự xuất hiện của chó sói.

IV. Kích thước của quần thể nai luôn lớn hơn kích thước của quần thể bò rừng.

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 30: Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cạnh tranh cùng loài xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao.

II. Trong cùng một quần thể, cạnh tranh sẽ làm tăng khả năng sinh sản.

III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với sức chứa của môi trường.

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

—— HẾT ——

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
D C A D C B D A D D B A D A C
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A B B D B C C D A B A B B D B
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Đề Thi Cuối HK2 Sinh 12 Sở GD Quảng Nam 2022-2023 Có Đáp Án
Bài trướcĐề Thi Cuối HK2 Địa 12 Sở GD Quảng Nam 2022-2023 Có Đáp Án
Bài tiếp theoTrắc Nghiệm Ôn Tập Hóa 10 Chân Trời Sáng Tạo Học Kỳ 2 Có Đáp Án
de-thi-cuoi-hk2-sinh-12-so-gd-quang-nam-2022-2023-co-dap-anĐề thi cuối HK2 Sinh 12 Sở GD Quảng Nam 2022-2023 có đáp án rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra học kỳ 2 sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments