20 Câu Trắc Nghiệm Phát Triển Câu 40 Đề Minh Họa Toán 2024 Giải Chi Tiết

0
2491

20 câu trắc nghiệm phát triển câu 40 đề minh họa Toán 2024 giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 3 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CÂU 40: TÌM THAM SỐ ĐỂ HÀM SỐ ĐƠN ĐIỆU TRÊN MỘT KHOẢNG CHO TRƯỚC – VD VDC

Câu 1: Tập hợp tất cả các giá trị của tham số$m$ để hàm số $y = {x^3} – m{x^2} – \left( {m – 6} \right)x + 1$ đồng biến trên khoảng $\left( {0;4} \right)$ là:

A. $\left( { – \infty ;6} \right]$. B. $\left( { – \infty ;3} \right)$. C. $\left( { – \infty ;3} \right]$. D. $\left[ {3;6} \right]$.

Lời giải

$y’ = 3{x^2} – 2mx – \left( {m – 6} \right)$. Để hàm số đồng biến trên khoảng $\left( {0;4} \right)$ thì: $y’ \geqslant 0$,$\forall x \in \left( {0;4} \right)$.

tức là $3{x^2} – 2mx – \left( {m – 6} \right) \geqslant 0\,\,\forall x \in \left( {0;4} \right)$$ \Leftrightarrow \frac{{3{x^2} + 6}}{{2x + 1}} \geqslant m\,\forall x \in \left( {0;4} \right)$

Xét hàm số $g\left( x \right) = \frac{{3{x^2} + 6}}{{2x + 1}}$ trên $\left( {0;4} \right)$.

$g’\left( x \right) = \frac{{6{x^2} + 6x – 12}}{{{{\left( {2x + 1} \right)}^2}}}$,$\,g’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 1 \in \left( {0;4} \right) \hfill \\
x = – 2 \notin \left( {0;4} \right) \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Ta có bảng biến thiên:

bbt

Vậy để $g\left( x \right) = \frac{{3{x^2} + 6}}{{2x + 1}} \geqslant m\,\,\forall x \in \left( {0;4} \right)$thì $m \leqslant 3$.

Câu 2: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc khoảng $\left( { – 15;15} \right)$ để hàm số $y = {x^4} – 6{x^2} – mx + 2024$ nghịch biến trên khoảng $\left( { – 1;1} \right)$.

A. $8$. B. $7$. C. $25$. D. $6$.

Lời giải

Ta có $y’ = 4{x^3} – 12x – m$.

Hàm số $y = {x^4} – 6{x^2} – mx + 2024$ nghịch biến trên khoảng $\left( { – 1;1} \right)$ khi và chỉ khi $y’ \leqslant 0,\,\,\forall x \in \left( { – 1;1} \right)$

$ \Leftrightarrow 4{x^3} – 12x – m \leqslant 0,\,\forall x \in \left( { – 1;1} \right) \Leftrightarrow m \geqslant 4{x^3} – 12x,\,\forall x \in \left( { – 1;1} \right) \Leftrightarrow m \geqslant 8$.

Vì $m$ nguyên thuộc khoảng $\left( { – 15;15} \right)$ nên có $7$ giá trị thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 3: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn $\left[ {1;25} \right]$ sao cho ứng với mỗi $m$, hàm số $y = \frac{{ – {x^2} + 2x – m + 5}}{{2x – m}}$ đồng biến trên khoảng $\left( {1;3} \right)$.

A. 24 .

B. 2 .

C. 20 .

D. 6 .

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R} \setminus \left\{ {\frac{m}{2}} \right\}$.

Ta có $y’ = \frac{{ – 2{x^2} + 2mx – 10}}{{{{(2x – m)}^2}}}$.

Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( {1;3} \right)$ thì $y’ \geqslant 0,\forall x \in \left( {1;3} \right)$.

tức là $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{ – 2{x^2} + 2mx – 10 \geqslant 0,\forall x \in \left( {1;3} \right)} \\
{x \ne \frac{m}{2},\forall x \in \left( {1;3} \right)}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant \frac{{{x^2} + 5}}{x},\forall x \in \left( {1;3} \right)(\;Do\;x > 0,\forall x \in \left( {1;3} \right))} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{m}{2} \leqslant 1}
\end{array}} \right.} \\
{\frac{m}{2} \geqslant 3}
\end{array}} \right.$

Xét hàm số $g\left( x \right) = \frac{{{x^2} + 5}}{x},\forall x \in \left[ {1;3} \right]$.

Ta có $g’\left( x \right) = \frac{{{x^2} – 5}}{{{x^2}}} \cdot g’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = \sqrt 5 } \\
{x = – \sqrt 5 }
\end{array}\left( {x \ne 0} \right)} \right.$.

Bảng biến thiên

Từ bảng biến thiên, ta có $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant \frac{{{x^2} + 5}}{x},\forall x \in \left( {1;3} \right)} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{m}{2} \leqslant 1} \\
{\frac{m}{2} \geqslant 3}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant 6} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \leqslant 2} \\
{m \geqslant 6}
\end{array}} \right.}
\end{array} \Leftrightarrow m \geqslant 6} \right.$.

Mà $m$ là số nguyên thuộc đoạn $\left[ {1;25} \right]$ nên $m \in \left\{ {6;7;8;9;10; \ldots .;25} \right\}$.

Vậy có 20 giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn [1;25] thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 4: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ để hàm số $y = \frac{{{x^2} + 2x + m}}{{x – 1}}$ nghịch biến trên khoảng $(1;3)$ và đồng biến trên khoảng $(4;6)$.

A. $6$. B. $7$. C. $5$. D. $4$.

Lời giải

Chọn D

Ta có $y’ = \frac{{{x^2} – 2x – 2 – m}}{{{{(x – 1)}^2}}}$.

Hàm số nghịch biến trên khoảng $(1;3)$ và đồng biến trên khoảng $(4;6)$ khi và chỉ khi $\left\{ \begin{gathered}
y’ \leqslant 0,\forall x \in (1;3) \hfill \\
y’ \geqslant 0,\forall x \in (4;6) \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
{x^2} – 2x – 2 – m \leqslant 0,\forall x \in (1;3) \hfill \\
{x^2} – 2x – 2 – m \geqslant 0,\forall x \in (4;6) \hfill \\
\end{gathered} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
m \geqslant {x^2} – 2x – 2,\forall x \in (1;3) \hfill \\
m \leqslant {x^2} – 2x – 2,\forall x \in (4;6) \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Xét hàm số $g(x) = {x^2} – 2x – 2,g'(x) = 2x – 2$ ta có bảng biến thiên của $g(x)$ như sau

Từ bảng biến thiên của $g(x)$ ta có $(*) \Leftrightarrow 3 \leqslant m \leqslant 6$, và vì $m$ là số nguyên nên chọn $m \in \left\{ {3;4;5;6} \right\}$. Vậy có 4 giá trị nguyên của $m$thỏa mãn bài toán.

Câu 5: Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số $m$ sao cho hàm số $y = \frac{{x + 1}}{{{x^2} + x + m}}$ nghịch biến trên khoảng $\left( { – 1;1} \right)$.

A. $\left( { – \infty ; – 2} \right]$. B. $\left( { – 3; – 2} \right]$. C. $\left( { – \infty ;0} \right]$. D. $\left( { – \infty ; – 2} \right)$.

Lời giải

Ta có $y’ = \frac{{m – {{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {{x^2} + x + m} \right)}^2}}}$.

Ycbt $ \Leftrightarrow $ $\left\{ \begin{gathered}
y’ \leqslant 0 \hfill \\
{x^2} + x + m \ne 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.$, $\forall x \in \left( { – 1;1} \right)$ $ \Leftrightarrow $ $\left\{ \begin{gathered}
\frac{{m – {{\left( {x + 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {{x^2} + x + m} \right)}^2}}} \leqslant 0 \hfill \\
{x^2} + x + m \ne 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.$, $\forall x \in \left( { – 1;1} \right)$.

$ \Leftrightarrow $ $\left\{ \begin{gathered}
m \leqslant {\left( {x + 1} \right)^2} \hfill \\
m \ne – {x^2} – x \hfill \\
\end{gathered} \right.$, $\forall x \in \left( { – 1;1} \right)$.

$m \leqslant {\left( {x + 1} \right)^2},\forall x \in \left( { – 1;1} \right) \Leftrightarrow m \leqslant 0$.

Đặt $f\left( x \right) = – {x^2} – x$, $x \in \left( { – 1;1} \right)$.

$ \Rightarrow $ $f’\left( x \right) = – 2x – 1$ $ \Leftrightarrow $ $f’\left( x \right) = 0$ $ \Leftrightarrow $ $x = – \frac{1}{2}$.

Bảng biến thiên.

Vậy $m \in \left( { – \infty ; – 2} \right] \cup \left( {\frac{1}{4}; + \infty } \right)$.

Từ $\left( * \right)$, $\left( { * * } \right)$ $ \Rightarrow $ $m \in \left( { – \infty ; – 2} \right]$.

Câu 6: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn $\left[ { – 2;25} \right]$ sao cho ứng với mỗi $m$, hàm số $y = \frac{{{x^2} + 5x – m – 1}}{{5x – m}}$ nghịch biến trên khoảng $\left( {1;4} \right)$.

A. 8 .

B. 15 .

C. 14 .

D. 6 .

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R} \setminus \left\{ {\frac{m}{5}} \right\}$.

Ta có $y’ = \frac{{5{x^2} – 2mx + 5}}{{{{(5x – m)}^2}}}$.

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( {1;4} \right)$ thì $y’ \leqslant 0,\forall x \in \left( {1;4} \right)$.

tức là $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{5{x^2} – 2mx + 5 \leqslant 0,\forall x \in \left( {1;4} \right)} \\
{x \ne \frac{m}{5},\forall x \in \left( {1;4} \right)}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant \frac{{5{x^2} + 5}}{{2x}},\forall x \in \left( {1;4} \right)(\;Do\;2x > 0,\forall x \in \left( {1;4} \right))} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{m}{5} \leqslant 1} \\
{\frac{m}{5} \geqslant 4}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.$.

Xét hàm số $g\left( x \right) = \frac{{5{x^2} + 5}}{{2x}},\forall x \in \left[ {1;44} \right]$.

Ta có $g’\left( x \right) = \frac{{5{x^2} – 5}}{{2{x^2}}} > 0,\forall x \in \left[ {1;4} \right]$. Hàm số đồng biến trên $\left( {1;4} \right)$.

Suy ra $\mathop {Max}\limits_{x \in \left[ {1;4} \right]} g\left( x \right) = g\left( 4 \right) = \frac{{85}}{8}$.

Khi đó, ta có $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant \frac{{5{x^2} + 5}}{{2x}},\forall x \in \left( {1;4} \right)} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{m}{5} \leqslant 1} \\
{\frac{m}{5} \geqslant 4}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant \frac{{85}}{8}} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \leqslant 5} \\
{m \geqslant 20}
\end{array}} \right.}
\end{array} \Leftrightarrow m \geqslant 20} \right.$.

Mà $m$ là số nguyên thuộc đoạn $\left[ { – 2;25} \right]$ nên $m \in \left\{ {20;21;22;23;24;25} \right\}$.

Vậy có 6 giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn $\left[ { – 2;25} \right]$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 7: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn $\left[ { – 25;3} \right]$ sao cho ứng với mỗi $m$, hàm số $y = \frac{{ – {x^2} + 4x – m – 5}}{{4x – m}}$ đồng biến trên khoảng $\left( { – 3; – 1} \right)$.

A. 17 .

B. 15 .

C. 14 .

D. 16 .

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R} \setminus \left\{ {\frac{m}{4}} \right\}$.

Ta có $y’ = \frac{{ – 4{x^2} + 2mx + 20}}{{{{(4x – m)}^2}}}$.

Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( { – 3; – 1} \right)$ thì $y’ \geqslant 0,\forall x \in \left( { – 3; – 1} \right)$. tức là

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{ – 4{x^2} + 2mx + 20 \geqslant 0,\forall x \in \left( { – 3; – 1} \right)} \\
{x \ne \frac{m}{4},\forall x \in \left( { – 3; – 1} \right)}
\end{array}} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \leqslant \frac{{2{x^2} – 10}}{x},\forall x \in \left( { – 3; – 1} \right)(\;Do\;x < 0,\forall x \in \left( { – 3; – 1} \right))} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{m}{4} \leqslant – 3} \\
{\frac{m}{4} \geqslant – 1}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.$

Xét hàm số $g\left( x \right) = \frac{{2{x^2} – 10}}{x},\forall x \in \left[ { – 3; – 1} \right]$.

Ta có $g’\left( x \right) = \frac{{2{x^2} + 10}}{{{x^2}}} > 0,\forall x \in \left[ { – 3; – 1} \right]$. Suy ra hàm số đồng biến trên $\left( { – 3; – 1} \right)$.

Suy ra $\mathop {Min}\limits_{\left[ { – 3; – 1} \right]} g\left( x \right) = g\left( { – 3} \right) = – \frac{8}{3}$.

Khi đó, ta có $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \leqslant \frac{{2{x^2} – 10}}{x},\forall x \in \left( { – 3; – 1} \right)} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{m}{4} \leqslant – 3} \\
{\frac{m}{4} \geqslant – 1}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \leqslant – \frac{8}{3}} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \leqslant – 12} \\
{m \geqslant – 4}
\end{array}} \right.}
\end{array} \Leftrightarrow m \in \left( { – \infty ; – 12} \right] \cup \left[ { – 4; – \frac{8}{3}} \right]} \right.$.

Mà $m$ là số nguyên thuộc đoạn $\left[ { – 25;3} \right]$ nên $m \in \left\{ { – 25; – 24; – 23; \ldots ; – 12} \right\} \cup \left\{ { – 4; – 3} \right\}$.

Vậy 16 giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn [-25;3] thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 8: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn $\left[ { – 2024;2024} \right]$ sao cho ứng với mỗi $m$ , hàm số $y = \frac{{mx – 6m + 5}}{{x – m}}$ nghịch biến trên khoảng $\left( {2;7} \right)$.

A. 1027 .

B. 4045 .

C. 4043 .

D. 2025 .

Tập xác định: $D = \mathbb{R} \setminus \left\{ m \right\}$.

Lời giải

Ta có $y’ = \frac{{ – {m^2} + 6m – 5}}{{{{(x – m)}^2}}}$.

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( {2;7} \right)$ thì $y’ < 0,\forall x \in \left( {2;7} \right)$.

tức là $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{ – {m^2} + 6m – 5 < 0} \\
{x \ne m,\forall x \in \left( {2;7} \right)}
\end{array}} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m < 1} \\
{m > 5}
\end{array}} \right.} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \leqslant 2} \\
{m \geqslant 7}
\end{array}} \right.}
\end{array} \Leftrightarrow m \in \left( { – \infty ;1} \right) \cup \left[ {7; + \infty } \right)} \right.$.

Mà $m$ là số nguyên thuộc đoạn $\left[ { – 2024;2024} \right]$ nên $m \in \left\{ { – 2024; – 2023; \ldots ;0} \right\} \cup \left\{ {7;8;9; \ldots ;2024} \right\}$.

Vậy có 4043 giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn [-2024;2024] thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 9: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m \in \left( { – 2022;2022} \right)$ để hàm số $y = \left| {{x^3} + \left( {2m + 1} \right)x – 2} \right|$ đồng biến trên $\left( {1;3} \right)$ ?

A. 4034 .

B. 2022 .

C. 4030 .

D. 4032 .

Lời giải

Xét hàm số $f\left( x \right) = {x^3} + \left( {2m + 1} \right)x – 2$

$f’\left( x \right) = 3{x^2} + 2m + 1$

Hàm số $y = \left| {f\left( x \right)} \right|$ đồng biến trên (1;3) khi và chỉ khi xảy ra 2 trường hợp sau:

TH1: Hàm số $y = f\left( x \right)$ đồng biến trên (6,3) và $f\left( 1 \right) \geqslant 0$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{f’\left( x \right) \geqslant 0\;\forall x \in \left( {1;3} \right)} \\
{f\left( 1 \right) \geqslant 0}
\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{3{x^2} + 2m + 1 \geqslant 0\;\forall x \in \left( {1;3} \right)} \\
{2m \geqslant 0}
\end{array}} \right.} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{2m + 1 \geqslant – 3{x^2}\;\forall x \in \left( {1;3} \right)} \\
{m \geqslant 0}
\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{2m + 1 \geqslant – 3} \\
{m \geqslant 0}
\end{array} \Leftrightarrow m \geqslant 0.} \right.} \right.$

TH2: Hàm số $y = f\left( x \right)$ nghịch biến trên $\left( {1;3} \right)$ và $f\left( 1 \right) \leqslant 0$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{f’\left( x \right) \leqslant 0\;\forall x \in \left( {1;3} \right)} \\
{f\left( 1 \right) \leqslant 0}
\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{3{x^2} + 2m + 1 \leqslant 0} \\
{2m \leqslant 0}
\end{array}\;\forall x \in \left( {1;3} \right)} \right.} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{2m + 1 \leqslant – 3{x^2}\;\forall x \in \left( {1;3} \right)} \\
{m \leqslant 0}
\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{2m + 1 \leqslant – 27} \\
{m \leqslant 0}
\end{array} \Leftrightarrow m \leqslant – 14.} \right.} \right.$

Kết hợp 2 trường hợp ta có $m \leqslant – 14$ hoặc $m \geqslant 0$.

Mà $m \in \left( { – 2022;2022} \right)$ nên có 4030 giá trị nguyên của $m$ thỏa mãn.

Câu 10: Cho hàm số $y = f\left( x \right) = \left( {m + 2} \right){x^4} + \left( {2m – 1} \right){x^2} + 2024$. Số các giá trị nguyên của $m \in \left[ { – 10;10} \right]$ để hàm số $y = f\left( x \right)$ đồng biến trên khoảng $\left( { – 2;0} \right)$ là

A. 10 .

B. 9 .

C. 11 .

D. 8 .

Lời giải

Hàm số đồng biến trên $\left( { – 2;0} \right) \Leftrightarrow f’\left( x \right) = 4\left( {m + 2} \right){x^3} + 2\left( {2m – 1} \right)x \geqslant 0\;\forall x \in \left( { – 2;0} \right)$

$ \Leftrightarrow 2\left( {m + 2} \right){x^2} + \left( {2m – 1} \right) \leqslant 0\;\forall x \in \left( { – 2;0} \right)$

$ \Leftrightarrow 2m \leqslant \frac{{1 – 4{x^2}}}{{1 + {x^2}}}\;\forall x \in \left( { – 2;0} \right) \Leftrightarrow 2m \leqslant \frac{{1 – 4t}}{{1 + t}}\;\forall t \in \left( {0;4} \right)$

Xét hàm số $g\left( t \right) = \frac{{1 – 4t}}{{1 + t}}\;t \in \left( {0;4} \right)$; có $g’\left( t \right) = \frac{{ – 5}}{{{{(1 + t)}^2}}} < 0\;\forall t \in \left( {0;4} \right)$

Vậy $\left( * \right)$ nghiệm đúng với mọi $t \in \left( {0;4} \right) \Leftrightarrow 2m \leqslant – 3 \Leftrightarrow m \leqslant – \frac{3}{2}$.

Mặt khác $m \in \left[ { – 10;10} \right]$ và $m$ là số nguyên nên $m \in \left\{ { – 10; – 9; \ldots ; – 3; – 2} \right\}$.

Câu 11: Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau

Có bao nhiêu số nguyên dương $m < 2024$ để hàm số $g\left( x \right) = f\left( { – {x^2} – 2x + m} \right)$ nghịch biến trên khoảng $\left( {2;3} \right)$ ?

A. 2014 .

B. 2015 .

C. 2013 .

D. 2016 .

Lời giải

Ta có $g’\left( x \right) = {\left( { – {x^2} – 2x + m} \right)’}f’\left( { – {x^2} – 2x + m} \right)$ $ = – 2\left( {x + 1} \right)f’\left( { – {x^2} – 2x + m} \right)$.

Hàm số $y = g\left( x \right)$ nghịch biến trên khoảng $\left( {2;3} \right)$ khi và chỉ khi $g’\left( x \right) \leqslant 0,\forall x \in \left( {2;3} \right)$

$ \Leftrightarrow – 2\left( {x + 1} \right)f’\left( { – {x^2} – 2x + m} \right) \leqslant 0,\forall x \in \left( {2;3} \right)$

$ \Leftrightarrow f’\left( { – {x^2} – 2x + m} \right) \geqslant 0,\forall x \in \left( {2;3} \right)$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{ – {x^2} – 2x + m \leqslant 0}&{\left( 1 \right)} \\
{ – {x^2} – 2x + m \geqslant 3}&{\left( 2 \right)}
\end{array},\forall x \in \left( {2;3} \right)\left( * \right)} \right.$

Xét hàm số $y = – {x^2} – 2x + m$, ta có bảng biến thiên

Dựa vào bảng biến thiên ta có

$\left( 1 \right) \Leftrightarrow – {x^2} – 2x + m \leqslant 0,\forall x \in \left( {2;3} \right) \Leftrightarrow m – 8 \leqslant 0 \Leftrightarrow m \leqslant 8$.

$\left( 2 \right) \Leftrightarrow – {x^2} – 2x + m \geqslant 3,\forall x \in \left( {2;3} \right) \Leftrightarrow m – 15 \geqslant 3 \Leftrightarrow m \geqslant 18$.

Do đó $\left( * \right) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \leqslant 8} \\
{m \geqslant 18}
\end{array}} \right.$.

Vì $m$ là số nguyên dương và $m < 2024$, nên ta có $\left( {8 – 1 + 1} \right) + \left( {2023 – 18 + 1} \right) = 2014$ giá trị $m$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 12: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn $\left[ { – 2;25} \right]$ sao cho ứng với mỗi $m$, hàm số $y = \frac{{{x^2} + 5x – m – 1}}{{5x – m}}$ nghịch biến trên khoảng $\left( {1;4} \right)$.

A. 8 .

B. 15 .

C. 14 .

D. 6 .

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R} \setminus \left\{ {\frac{m}{5}} \right\}$.

Ta có $y’ = \frac{{5{x^2} – 2mx + 5}}{{{{(5x – m)}^2}}}$.

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( {1;4} \right)$ thì $y’ \leqslant 0,\forall x \in \left( {1;4} \right)$.

tức là $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{5{x^2} – 2mx + 5 \leqslant 0,\forall x \in \left( {1;4} \right)} \\
{x \ne \frac{m}{5},\forall x \in \left( {1;4} \right)}
\end{array}} \right.$

Xét hàm số $g\left( x \right) = \frac{{5{x^2} + 5}}{{2x}},\forall x \in \left[ {1;4} \right]$.

Ta có $g’\left( x \right) = \frac{{5{x^2} – 5}}{{2{x^2}}} > 0,\forall x \in \left[ {1;4} \right]$. Hàm số đồng biến trên $\left( {1;4} \right)$.

Suy ra $\mathop {Max}\limits_{x \in \left[ {1;4} \right]} g\left( x \right) = g\left( 4 \right) = \frac{{85}}{8}$.

Khi đó, ta có $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant \frac{{5{x^2} + 5}}{{2x}},\forall x \in \left( {1;4} \right)} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\frac{m}{5} \leqslant 1} \\
{\frac{m}{5} \geqslant 4}
\end{array}} \right.}
\end{array}} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant \frac{{85}}{8}} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \leqslant 5} \\
{m \geqslant 20}
\end{array}} \right.}
\end{array} \Leftrightarrow m \geqslant 20} \right.$.

Mà $m$ là số nguyên thuộc đoạn $\left[ { – 2;25} \right]$ nên $m \in \left\{ {20;21;22;23;24;25} \right\}$.

Vậy có 6 giá trị nguyên của tham số $m$ thuộc đoạn $\left[ { – 2;25} \right]$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 13: Cho hàm số bậc ba $y = f\left( x \right)$ có đồ thị như hình bên. Có bao nhiêu số nguyên $m$ để hàm số $g\left( x \right) = f\left( {{x^3} – 3{x^2} + mx + 8 – m} \right)$ đồng biến trên $\left( {0; + \infty } \right)$ ?

A. 5 .

B. 6 .

C. 4 .

D. 3 .

Lời giải

Ta có $g’\left( x \right) = \left( {3{x^2} – 6x + m} \right)f’\left( {{x^3} – 3{x^2} + mx + 8 – m} \right)$.

Vì $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } ({x^3} – 3{x^2} + mx + 8 – m) = + \infty $ nên $f’\left( {{x^3} – 3{x^2} + mx + 8 – m} \right) > 0$.

Dựa vào đồ thị ta có $f’\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x > 2} \\
{x < 0}
\end{array}} \right.$. Do đó $g’\left( x \right) \geqslant 0$ tương đương

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{3{x^2} – 6x + m \geqslant 0} \\
{f’\left( {{x^3} – 3{x^2} + mx + 8 – m} \right) \geqslant 0}
\end{array}(\forall x > 0)} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{3{x^2} – 6x + m \geqslant 0} \\
{{x^3} – 3{x^2} + mx + 8 – m \geqslant 2}
\end{array}(\forall x > 0)} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant – 3{x^2} + 6x} \\
{m\left( {x – 1} \right) \geqslant – {x^3} + 3{x^2} – 6}
\end{array}(\forall x > 0)} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant – 3{x^2} + 6x\;(\forall x > 0} \\
{m \geqslant \frac{{ – {x^3} + 3{x^2} – 6}}{{x – 1}}(x > 1)} \\
{m \leqslant \frac{{ – {x^3} + 3{x^2} – 6}}{{x – 1}}(x < 1)}
\end{array}} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m \geqslant 3} \\
{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{m \geqslant – 1,76} \\
{m \leqslant 6}
\end{array} \Leftrightarrow 3 \leqslant m \leqslant 6.} \right.}
\end{array}} \right.$

Vậy có 4 số nguyên $m$ thỏa yêu cầu bài toán.

Câu 14: Có bao nhiêu giá trị nguyên dương bé hơn 2024 của tham số $m$ sao cho hàm số $y = \frac{{2{x^2} + 2x – 1 – 5m}}{{x – m}}$ nghịch biến trên khoảng $\left( {1;5} \right)$?

A. $2017$. B. $2018$. C. $2020$. D. $2019$.

Lời giải

Chọn D

Tập xác định $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ m \right\}$.

Ta có $y’ = \frac{{2{x^2} – 4mx + 3m + 1}}{{{{\left( {x – m} \right)}^2}}}$.

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( {1;5} \right)$

$ \Leftrightarrow y’ = \frac{{2{x^2} – 4mx + 3m + 1}}{{{{\left( {x – m} \right)}^2}}} \leqslant 0\forall x \in \left( {1;5} \right)$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
2{x^2} – 4mx + 3m + 1 \leqslant 0\forall x \in \left( {1;5} \right) \hfill \\
m \notin \left( {1;5} \right) \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
– m + 3 \leqslant 0 \hfill \\
– 17m + 51 \leqslant 0 \hfill \\
\left[ \begin{gathered}
m \leqslant 1 \hfill \\
m \geqslant 5 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
m \geqslant 3 \hfill \\
m \geqslant 3 \hfill \\
\left[ \begin{gathered}
m \leqslant 1 \hfill \\
m \geqslant 5 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow m \geqslant 5$

Do nguyên dương bé hơn 2024 nên $5 \leqslant m \leqslant 2023$.

Vậy có tất cả 2019 giá trị.

Câu 15: Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của $m$ để hàm số $y = \frac{{{x^2} – 4x + m + 2 + 3\sqrt {{x^2} – 4x} }}{{\sqrt {{x^2} – 4x} + 2}}$ nghịch biến trên khoảng $\left( { – 4;0} \right)$?

A. $4.$ B. $3.$ C. $5.$ D. $17.$

Lời giải

Chọn A

Đặt $t = \sqrt {{x^2} – 4x} \Rightarrow t’ = \frac{{x – 2}}{{\sqrt {{x^2} – 4x} }} < {0^{}}{\forall ^{}}t \in \left( { – 4;0} \right)$

$ \Rightarrow $$t$ nghịch biến trên $\left( { – 4;0} \right)$$ \Rightarrow t \in \left( {0;4\sqrt 2 } \right)$.

Khi đó bài toán trở thành tìm $m$ nguyên dương để hàm số $g\left( t \right) = \frac{{{t^2} + 3t + m + 2}}{{t + 2}}$ đồng biến trên $\left( {0;4\sqrt 2 } \right)$.

Ta có $g\left( t \right) = \frac{{{t^2} + 3t + m + 2}}{{t + 2}}$ $ \Rightarrow g’\left( t \right) = \frac{{{t^2} + 4t + 4 – m}}{{{{\left( {t + 2} \right)}^2}}} = 0$

$ \Leftrightarrow {t^2} + 4t + 4 – m = 0 \Leftrightarrow {\left( {t + 2} \right)^2} = m$

Do phương $m > 0$ nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt $x = – 2 \pm \sqrt m $

$ \Rightarrow $Hàm số đồng biên trên $\left( { – \infty ; – 2 – \sqrt m } \right)$ và $\left( { – 2 + \sqrt m ; + \infty } \right)$.

Để hàm số $g\left( t \right)$ đồng biến trên $\left( {0;4\sqrt 2 } \right)$$ \Leftrightarrow $$\left( {0;4\sqrt 2 } \right) \subset \left( { – 2 + \sqrt m ; + \infty } \right)$

$ \Leftrightarrow – 2 + \sqrt m \leqslant 0 \Leftrightarrow \sqrt m \leqslant 2 \Leftrightarrow m \leqslant 4$.

Câu 16: Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ và $g\left( x \right) = f’\left( {{x^3} + 2} \right)$ có bảng xét dấu như sau:

Có bao nhiêu số nguyên $m \in \left[ { – 2023;2023} \right]$ để hàm số $y = f\left( {x – m} \right)$ đồng biến trên $\left( { – \infty ;0} \right)$ ?

A. 2020 B. 2017 . C. 2018 . D. 2019 .

Lời giải

Chọn C

Đầu tiên ta có bảng xét dấu cho $f’\left( t \right)$ với $t = {x^3} + 2$ theo $x$ như sau:

Từ đó ta thực hiện ghép bảng biến thiên cho $f’\left( t \right)$ với $t = x – m$ như sau:

Từ bảng xét dấu trên, ta suy ra để thỏa yêu cầu đề bài, thì $\left( { – \infty ;0} \right) \subset \left( { – \infty ;m – 6} \right) \Leftrightarrow m – 6 \geqslant 0 \Leftrightarrow m \geqslant 6$

Với $m \in \left[ { – 2023;2023} \right]$, suy ra $m \in \left\{ {6;7; \ldots ;2023} \right\}$ tức có 2018 giá trị nguyên $m$ thỏa mãn.

Chọn đáp án C.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
20 Câu Trắc Nghiệm Phát Triển Câu 40 Đề Minh Họa Toán 2024 Giải Chi Tiết
Bài trướcĐề Thi Học Kỳ 2 Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án
Bài tiếp theoĐề Luyện Thi Tốt Nghiệp Môn Lý 2024 Bám Sát Đề Minh Họa Giải Chi Tiết-Đề 5
20-cau-trac-nghiem-phat-trien-cau-40-de-minh-hoa-toan-2024-giai-chi-tiet20 câu trắc nghiệm phát triển câu 40 đề minh họa Toán 2024 giải chi tiết rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments