Các Dạng Toán Trắc Nghiệm Tích Phân Có Lời Giải Chi Tiết

0
2969

Các dạng toán trắc nghiệm tích phân có lời giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 2 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Dạng 1: Tính tích phân sử dụng bảng nguyên hàm sơ cấp

Câu 1. Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {(2x – 3)dx} $

A. $I = – 2$. B. $I = 0$. C. $I = 1$. D. $I = 3$.

Lời giải

Chọn A.

Ta có $I = \int\limits_0^1 {(2x – 3)dx} = \left. {\left( {{x^2} – 3x} \right)} \right|_0^2 = – 2 – 0 = – 2$.

Câu 2. Tích phân $\int\limits_1^e {\left( {2x + 1} \right)dx} = a{e^2} + be + c$ với $a$, $b$, $c$ là các số nguyên. Tính $S = a + b + c$.

A. $S = 1$. B. $S = 0$. C. $S = 2$. D. $S = 3$.

Lời giải

Chọn B.

Ta có: $\int\limits_1^e {\left( {2x + 1} \right)dx} = \left. {\left( {{x^2} + x} \right)} \right|_1^e = \left( {{e^2} + e} \right) – \left( {{1^2} + 1} \right) = {e^2} + e – 2$.

Vậy $S = 1 + 1 + ( – 2) = 0$.

Câu 3. Tích phân $I = \int\limits_2^5 {\left( {\frac{1}{x} – \frac{1}{{{x^2}}}} \right)} dx = \ln \frac{a}{b} – \frac{c}{d}$ với $\frac{a}{b}$ và $\frac{c}{d}$ tối giản, $b > 0$, $d > 0$. Tính $S = a + b + c + d$.

A. $S = 20$ B. $S = 15$ C. $S = – 15$ D. $S = 1$

Lời giải

Chọn A.

$I = \int\limits_2^5 {\left( {\frac{1}{x} – \frac{1}{{{x^2}}}} \right)} dx = \left. {\left( {\ln \left| x \right| + \frac{1}{x}} \right)} \right|_2^5$

$ = \left( {\ln 5 + \frac{1}{5}} \right) – \left( {\ln 2 + \frac{1}{2}} \right) = \ln \frac{5}{2} – \frac{3}{{10}}$.

Vậy $S = a + b + c + d = 5 + 2 + 3 + 10 = 20$

Câu 4. Biết $\int\limits_1^3 {\frac{{x + 2}}{x}} dx = a + b\ln c,$ với $a,b,c \in \mathbb{Z},c < 9.$ Tính tổng $S = a + b + c.$

A. $S = 7$. B. $S = 5$. C. $S = 8$. D. $S = 6$.

Lời giải

Chọn A.

Ta có $\int\limits_1^3 {\frac{{x + 2}}{x}} dx = \int\limits_1^3 {\left( {1 + \frac{2}{x}} \right)dx} = \int\limits_1^3 {dx} + \int\limits_1^3 {\frac{2}{x}} dx$

$ = 2 + 2\left. {\ln \left| x \right|} \right|_1^3 = 2 + 2\ln 3.$

Do đó $a = 2,\,b = 2,\,c = 3 \Rightarrow S = 7.$

Câu 5. Tích phân $\int\limits_0^1 {{e^{3x + 1}}dx} $ bằng

A. $\frac{1}{3}\left( {{e^4} + e} \right)$ B. ${e^3} – e$ C. $\frac{1}{3}\left( {{e^4} – e} \right)$ D. ${e^4} – e$

Lời giải

Chọn C.

$\int\limits_0^1 {{e^{3x + 1}}dx} $$ = \frac{1}{3}\int\limits_0^1 {{e^{3x + 1}}d\left( {3x + 1} \right)} $$ = \left. {\frac{1}{3}{e^{3x + 1}}} \right|_0^1$$ = \frac{1}{3}\left( {{e^4} – e} \right)$.

Câu 6. Biết $\int\limits_0^1 {\frac{{{e^x}}}{{{2^x}}}dx = \frac{e}{a} + b} $ $\left( {a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \in \mathbb{Z}} \right)$. Khi đó giá trị của $P = a + b$ là

A. $P = – 3$ B. $P = 1$ C. $P = – 1$ D. $P = 3$

Lời giải

Chọn B.

$I = \int\limits_0^1 {\frac{{{e^x}}}{{{2^x}}}dx = \int\limits_0^1 {{{\left( {\frac{e}{2}} \right)}^x}dx = \left[ {{{\left( {\frac{e}{2}} \right)}^x}} \right]_0^1 = \frac{e}{2} – 1} } $

Câu 7. Giá trị của $I = \int\limits_0^1 {\frac{{{e^{2x}} – 4}}{{{e^x} + 2}}dx} $ bằng

A. $I = 2\left( {e + 3} \right)$. B. $I = \frac{1}{2}\left( {e + 3} \right)$. C. $I = e – 3$. D. $I = 2\left( {e – 3} \right)$.

Lời giải

Chọn C.

$I = \int\limits_0^1 {\frac{{{e^{2x}} – 4}}{{{e^x} + 2}}dx = \int\limits_0^1 {\frac{{\left( {{e^x} – 2} \right)\left( {{e^x} + 2} \right)}}{{{e^x} + 2}}dx} } $

$ = \int\limits_0^1 {\left( {{e^x} – 2} \right)dx = \left( {{e^x} – 2x} \right)_0^1 = e – 3} $

Câu 8. Biết $\int\limits_1^2 {{e^x}\left( {1 – \frac{{{e^{ – x}}}}{x}} \right)dx} = {e^2} + a.e + b\ln 2$ $\left( {a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \in \mathbb{Z}} \right)$. Khi đó giá trị của $P = \frac{{a + b}}{{a.b}}$ là

A. $P = – 3$ B. $P = 1$ C. $P = – 1$ D. $P = – 2$

Lời giải

Chọn D.

$I = \int\limits_1^2 {{e^x}\left( {1 – \frac{{{e^{ – x}}}}{x}} \right)dx} $$ = \int\limits_1^2 {\left( {{e^x} – \frac{1}{x}} \right)dx} $

$ = \left( {{e^x} – \ln \left| x \right|} \right)_1^2 = {e^2} – e – \ln 2$

Câu 9. Biết $I = \int\limits_0^1 {\frac{{{e^{2x – 1}} – {e^{ – 3x}} + 1}}{{{e^x}}}dx} = \frac{1}{a} + b$ $\left( {a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \in \mathbb{R}} \right)$. Khi đó giá trị của $P = \frac{{a + b}}{{a.b}}$ là

A. $P = {e^4} – 1$ B. $P = \frac{{{e^4} – 1}}{{{e^2}}}$ C. $P = \frac{{{e^4} – 1}}{{{e^4}}}$ D. $P = \frac{{1 – {e^4}}}{{{e^4}}}$

Lời giải

Chọn D.

$I = \int\limits_0^1 {\frac{{{e^{2x – 1}} – {e^{ – 3x}} + 1}}{{{e^x}}}dx} = \int\limits_0^1 {\left( {{e^{x – 1}} – {e^{ – 4x}} + {e^{ – x}}} \right)dx} $

$ = \left. {\left( {{e^{x – 1}} – \frac{{{e^{ – 4x}}}}{{ – 4}} + \frac{{{e^{ – x}}}}{{ – 1}}} \right)} \right|_0^1 = \frac{{1 – {e^4}}}{{{e^4}}} = \frac{1}{{{e^4}}} – 1$

$ \Rightarrow P = \frac{{a + b}}{{a.b}} = \frac{{1 – {e^4}}}{{{e^4}}}$

Câu 10. Giá trị của $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sin xdx} $ bằng

A. 0. B. 1. C. -1. D. $\frac{\pi }{2}$.

Lời giải

Chọn B.

$\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sin xdx} = – \cos x\left| \begin{gathered}
\frac{\pi }{2} \hfill \\
0 \hfill \\
\end{gathered} \right. = 1$.

Câu 11. Biết $\int\limits_{\frac{\pi }{3}}^{\frac{\pi }{2}} {\left( {2\sin x + 3\cos x + x} \right)dx} = \frac{{a + b\sqrt 3 }}{2} + \frac{{{\pi ^2}}}{c}$ $\left( {a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b,c \in \mathbb{Z}} \right)$. Khi đó giá trị của $P = a + 2b + 3c$ là

A. $P = 45$ B. $P = 60$ C. $P = 65$ D. $P = 70$

Lời giải

Chọn B.

$\int\limits_{\frac{\pi }{3}}^{\frac{\pi }{2}} {\left( {2\sin x + 3\cos x + x} \right)dx} $

$ = \left. {\left( { – 2\cos x + 3\sin x + \frac{1}{2}{x^2}} \right)} \right|_{\frac{\pi }{3}}^{\frac{\pi }{2}} = \frac{{12 – 3\sqrt 3 }}{2} + \frac{{{\pi ^2}}}{{18}}$

$ \Rightarrow P = a + 2b + 3c = 60$

Câu 12. Biết $\int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {3{{\tan }^2}xdx} = a\sqrt 3 + b + \frac{\pi }{c}$ $\left( {a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b,c \in \mathbb{Z}} \right)$. Khi đó giá trị của $P = a + b + c$ là

A. $P = 6$ B. $P = – 4$ C. $P = 4$ D. $P = – 6$

Lời giải

Chọn B.

$\int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {3{{\tan }^2}xdx} = 3\int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} {\left( {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}} – 1} \right)dx} $

$ = \left. {3\left( {\tan x – x} \right)} \right|_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{3}} = 3\sqrt 3 – 3 – \frac{\pi }{4}$

$ \Rightarrow P = a + b + c = 3 – 3 – 4 = – 4$

Câu 13. Biết $\int\limits_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}} {\left( {2{{\cot }^2}x + 5} \right)dx} = \frac{\pi }{a} + b\sqrt 3 + c$ $\left( {a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b,c \in \mathbb{Z}} \right)$. Khi đó giá trị của $P = a + b + c$ là

A. $P = 6$ B. $P = – 4$ C. $P = 4$ D. $P = – 6$

Lời giải

Chọn C.

$\int\limits_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}} {\left( {2{{\cot }^2}x + 5} \right)dx} = \int\limits_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}} {\left( {2\left( {\frac{1}{{{{\sin }^2}x}} – 1} \right) + 5} \right)dx} $

$ = \int\limits_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}} {\left( {3 – \frac{{ – 2}}{{{{\sin }^2}x}}} \right)dx = \left. {\left( {3x – \cot x} \right)} \right|_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{4}} = \frac{\pi }{4} + \sqrt 3 – 1} $

Câu 14. Biết $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^2}\frac{x}{4}{{\cos }^2}\frac{x}{4}dx} = \frac{\pi }{c} + \frac{a}{b}$ với $a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \in \mathbb{Z}$ và $\frac{a}{b}$ là phân số tối giản. Khi đó giá trị của $P = a + b + c$ là

A. $P = 17$ B. $P = 16$ C. $P = 32$ D. $P = 49$

Lời giải

Chọn D.

$\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^2}\frac{x}{4}{{\cos }^2}\frac{x}{4}dx} = \frac{1}{4}\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^2}\frac{x}{2}dx} $

$ = \frac{1}{4}\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left( {\frac{{1 – \cos x}}{2}} \right)dx = \left. {\frac{1}{8}\left( {x – \frac{1}{4}\sin x} \right)} \right|_0^{\frac{\pi }{2}}} $

$ = \frac{\pi }{{16}} + \frac{1}{{32}}$

$ \Rightarrow P = a + b + c = 1 + 32 + 16 = 49$

Dạng 2: Tích phân hàm trị tuyệt đối

Câu 15. Giá trị của $I = \int\limits_0^{2\pi } {\sqrt {1 – \cos 2x} dx} $ bằng

A. $\sqrt 3 $. B. $4\sqrt 2 $. C. $2\sqrt 3 $. D. $\frac{\pi }{2}$.

Lời giải

Chọn B.

$I = \int\limits_0^{2\pi } {\sqrt {1 – \cos 2x} dx} = \int\limits_0^{2\pi } {\sqrt {2{{\sin }^2}x} dx = \sqrt 2 \int\limits_0^{2\pi } {\left| {\sin x} \right|dx} } $

Do $x \in \left[ {0;\pi } \right] \to \sin x > 0$

$ \Rightarrow \left| {\sin x} \right| = \sin x\;;x \in \left[ {\pi ;2\pi } \right] \to \sin x < 0$

$ \Rightarrow \left| {\sin x} \right| = – \sin x$

Vậy : $I = \sqrt 2 \left( {\int\limits_0^\pi {\sin xdx + \int\limits_\pi ^{2\pi } { – \sin xdx} } } \right) = \sqrt 2 \left( { – \cos x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
\pi \\0\end{array} + \cos x\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
{2\pi } \\\pi
\end{array}} \right.} \right.} \right) = \sqrt 2 \left( {1 + 1 + 1 + 1} \right) = 4\sqrt 2 $

Câu 16. Tính tích phân $I = \int\limits_0^2 {\left| {x – 2} \right|dx} $.

A. $I = – 2$. B. $I = 4$. C. $I = 2$. D. $I = 0$.

Lời giải

Chọn C.

$I = \int\limits_0^2 {\left| {x – 2} \right|dx} $.

+ Do $x \in \left[ {0;2} \right] \Rightarrow x – 2 < 0, \Leftrightarrow \left| {x – 2} \right| = 2 – x$

+ Vậy $I = \int\limits_0^2 {\left( {2 – x} \right)dx = \left( {2x – \frac{1}{2}{x^2}} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
2 \\0
\end{array} = 4 – 2 = 2} \right.} $

Câu 17. Tích phân $I = \int\limits_1^2 {\left| {x – \sqrt 3 } \right|dx} = \frac{a}{b} + c\sqrt 3 $ với $\frac{a}{b}$ tối giản, $b > 0$, $c \in \mathbb{Z}$. Tính $S = a + b + c$.

A. $S = 15$. B. $S = 0$. C. $S = 10$. D. $S = 1$.

Lời giải

Chọn C.

Ta có: $\left| {x – \sqrt 3 } \right| = \left\{ \begin{gathered}
x – \sqrt 3 \,\,khi\,x \geqslant \sqrt 3 \hfill \\
– \left( {x – \sqrt 3 } \right)\,\,khi\,x < \sqrt 3 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Khi đó $I = \int\limits_1^2 {\left| {x – \sqrt 3 } \right|dx} = \int\limits_1^{\sqrt 3 } {\left| {x – \sqrt 3 } \right|dx} + \int\limits_{\sqrt 3 }^2 {\left| {x – \sqrt 3 } \right|dx} $

$ = – \int\limits_1^{\sqrt 3 } {\left( {x – \sqrt 3 } \right)dx} + \int\limits_{\sqrt 3 }^2 {\left( {x – \sqrt 3 } \right)dx} $

$ = – \left. {\left( {\frac{{{x^2}}}{2} – \sqrt 3 x} \right)} \right|_1^{\sqrt 3 } + \left. {\left( {\frac{{{x^2}}}{2} – \sqrt 3 x} \right)} \right|_{\sqrt 3 }^2$

$ = \left( {2 – \sqrt 3 } \right) + \left( {\frac{7}{2} – 2\sqrt 3 } \right) = \frac{{11}}{2} – 3\sqrt 3 $.

Vậy $S = a + b + c = 11 + 2 – 3 = 10$.

Câu 18. Cho tích phân $I = \int\limits_0^3 {\left| {{2^x} – 4} \right|dx} = a + \frac{b}{{c\ln 2}}$ với $a,b,c \in \mathbb{Z}$ và $\frac{b}{c}$ là phân số tối giản. Tính $P = {a^2} + {b^2} + {c^2}$.

A. $P = 15$ B. $P = 10$ C. $P = 5$ D. $P = 18$

Lời giải

Chọn D.

$I = \int\limits_0^3 {\left| {{2^x} – 4} \right|dx} $

– Nhận xét : ${2^x} – 4 > 0 \Leftrightarrow x > 2$

$ \Rightarrow f(x) > 0\,\forall x \in \left[ {2;3} \right]$; $f(x) < 0\,\forall x \in \left[ {0;2} \right]$

– Suy ra $I = \int\limits_0^2 {\left( {4 – {2^x}} \right)dx + \int\limits_2^3 {\left( {{2^x} – 4} \right)dx} } $

$ = \left( {4x – \frac{1}{{\ln 2}}{2^x}} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
2 \\0
\end{array} + \left( {\frac{1}{{\ln 2}}{2^x} – 4x} \right)\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
3 \\2
\end{array}} \right.} \right.$

$ = \left( {8 – \frac{3}{{\ln 2}}} \right) + \left( {\frac{4}{{\ln 2}} – 4} \right) = 4 + \frac{1}{{\ln 2}}$

$ \Rightarrow P = {a^2} + {b^2} + {c^2} = {4^2} + {1^2} + {1^2} = 18$

Câu 19. Cho $a$ là số thực dương, tính tích phân $I = \int\limits_{ – 1}^a {\left| x \right|dx} $ theo $a$.

A. $I = \frac{{{a^2} + 1}}{2}$. B. $I = \frac{{{a^2} + 2}}{2}$. C. $I = \frac{{ – 2{a^2} + 1}}{2}$. D. $I = \frac{{\left| {3{a^2} – 1} \right|}}{2}$.

Lời giải

Chọn A.

Vì $a > 0$ nên $I = – \int\limits_{ – 1}^0 {x\;dx + } \int\limits_0^a {x\;dx} = \frac{1}{2} + \frac{{{a^2}}}{2} = \frac{{1 + {a^2}}}{2}$

Câu 20. Cho số thực $m > 1$ thỏa mãn $\int\limits_1^m {\left| {2mx – 1} \right|dx} = 1$. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. $m \in \left( {4;6} \right)$. B. $m \in \left( {2;4} \right)$. C. $m \in \left( {3;5} \right)$. D. $m \in \left( {1;3} \right)$.

Lời giải

Chọn D.

Do $m > 1 \Rightarrow 2m > 2 \Rightarrow \frac{1}{{2m}} < 1$.

Do đó với $m > 1,x \in \left[ {1;m} \right] \Rightarrow 2mx – 1 > 0$.

Vậy $\int\limits_1^m {\left| {2mx – 1} \right|dx} = \int\limits_1^m {\left( {2mx – 1} \right)dx} $

$ = \left( {m{x^2} – x} \right)\left| \begin{gathered}
m \hfill \\
1 \hfill \\
\end{gathered} \right. = {m^3} – m – m + 1 = {m^3} – 2m + 1$.

Từ đó theo bài ra ta có ${m^3} – 2m + 1 = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
m = 0\, \hfill \\
m = \sqrt 2 \hfill \\
m = – \sqrt 2 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Do $m > 1$ nên $m = \sqrt 2 \in \left( {1;3} \right)$.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Các Dạng Toán Trắc Nghiệm Tích Phân Có Lời Giải Chi Tiết
Bài trướcCác Dạng Bài Tập Về Tích Phân Năm Học 2024-2025 Có Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoCác Dạng Bài Tập Trắc Nghiệm Đúng Sai Tích Phân Có Lời Giải Chi Tiết
cac-dang-toan-trac-nghiem-tich-phan-co-loi-giai-chi-tietCác dạng toán trắc nghiệm tích phân có lời giải chi tiết giúp học tập và rèn luyện một cách hiệu quả nhất.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments