Phương Pháp Tìm m Để Hàm Số Đạt Cực Trị Tại Một Điểm

0
2339

I. Phương pháp

Bước 1. Tính $y’\left( {{x_0}} \right)$

Bước 2. Giải phương trình $y’\left( {{x_0}} \right) = 0 \Rightarrow m$ ?

Bước 3. Thay $m$ vào thử lại bằng cách lập bảng biến thiên.

II. Các ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Tìm $m$ để hàm số $y = – {x^3} – 2m{x^2} + 2mx + 5$ đạt cực đại tại $x = 2$.

Lời giải

$y = – 3{x^2} – 4mx + 2m$

Để $x = 2$ là điểm cực đại của hàm số thì $y’\left( 2 \right) = 0$$ \Leftrightarrow – 12 – 8m + 2m = 0 \Leftrightarrow m = – 2$.

Thử lại với $m = – 2$, ta có $y = – {x^3} + 4{x^2} – 4x + 5$;

$y’ = – 3{x^2} + 8x – 4$

$y’ = 0 \Leftrightarrow – 3{x^2} + 8x – 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 2} \\
{x = \frac{2}{3}}
\end{array}} \right.$

Bảng biến thiên:

Vậy $m = – 2$ thỏa yêu cầu bài toán.

Ví dụ 2. Tìm $m$ để hàm số $y = – {x^3} + 4m{x^2} + mx + {m^2}$ đạt cực tiểu tại $x = 1$

Lời giải

Để $x = 1$ là điểm cực tiểu của hàm số thì $y’\left( 1 \right) = 0 \Leftrightarrow 3 – 4m + m = 0 \Leftrightarrow m = 1$.

Thử lại với $m = 1$, ta có $y = {x^3} – 2{x^2} + x + 1$; $y’ = 3{x^2} – 4x + 1$

$y’ = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} – 4x + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 1} \\
{x = \frac{1}{3}}
\end{array}} \right.$

Bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy $m = 1$ thỏa yêu cầu bài toán.

Ví dụ 3. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y = \frac{1}{3}{x^3} – m{x^2} + \left( {m + 1} \right)x – 1$ đạt cực tiểu tại $x = – 2$

Lời giải

Ta có $y’ = {x^2} – 2mx + m + 1$.

Để $x = – 2$ là điểm cực tiểu của hàm số đã cho thì $y’\left( { – 2} \right) = 0 \Leftrightarrow {( – 2)^2} – 2m\left( { – 2} \right) + m + 1 = 0 \Leftrightarrow 5m + 5 = 0 \Leftrightarrow m = – 1$.

Với $m = – 1$, ta có $y = \frac{1}{3}{x^3} + {x^2} – 1$.

$y’ = {x^2} + 2x$;

$y’ = 0 \Leftrightarrow {x^2} + 2x = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = – 2} \\
{x = 0}
\end{array}} \right.$

Ta có bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy $m = – 1$ không thỏa yêu cầu bài toán.

Vậy không có giá trị nào của $m$ thỏa yêu cầu bài toán.

Ví dụ 4. Tìm tất cả tham số thực $m$ để hàm số $y = \left( {m – 1} \right){x^4} – \left( {{m^2} – 2} \right){x^2} + 2025$ đạt cực tiểu tại $x = – 1$.

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R}$.

Đạo hàm: $y’ = 4\left( {m – 1} \right){x^3} – 2\left( {{m^2} – 2} \right)x$.

Hàm số đạt cực tiểu tại $x = – 1 \Rightarrow y’\left( { – 1} \right) = 0 \Leftrightarrow – 4\left( {m – 1} \right) + 2\left( {{m^2} – 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m = 0} \\
{m = 2}
\end{array}} \right.$.

Với $m = 0$, hàm số trở thành $y = – {x^4} + 2{x^2} + 2025$.

$y’ = – 4{x^3} + 4x$; $y’ = 0 \Leftrightarrow – 4{x^3} + 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 1 \hfill \\
x = 0 \hfill \\
x = – 1 \hfill \\
\end{gathered} \right.$.

Bảng biến thiên:

Suy ra, hàm số đạt cực đại tại $x = – 1$ nên $m = 0$ không thỏa yêu cầu bài toán.

Với $m = 2$, hàm số trở thành $y = {x^4} – 2{x^2} + 2025$.

$y’ = 4{x^3} – 4x$; $y’ = 0 \Leftrightarrow 4{x^3} – 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 1 \hfill \\
x = 0 \hfill \\
x = – 1 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Bảng biến thiên:

Suy ra, hàm số đạt cực tiểu tại $x = – 1$ nên $m = 2$ thỏa yêu cầu bài toán.

Vậy $m = 2$ thì hàm số $y = \left( {m – 1} \right){x^4} – \left( {{m^2} – 2} \right){x^2} + 2025$ đạt cực tiểu tại $x = – 1$.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Phương Pháp Tìm m Để Hàm Số Đạt Cực Trị Tại Một Điểm
Bài trướcPhương Pháp Tìm Cực Trị Của Hàm Số Dựa Vào Bảng Biến Thiên Và Đồ Thị
Bài tiếp theo50 Đề Thi HSG Môn Văn 7 Cấp Huyện 2023-2024 Có Đáp Án
phuong-phap-tim-m-de-ham-so-dat-cuc-tri-tai-mot-diemPhương pháp tìm m để hàm số đạt cực trị tại một điểm giúp các bạn học tập và ôn tập một cách có hiệu quả nhất.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments