Trắc Nghiệm Định Luật Bảo Toàn Điện Tích Hóa 11 Có Lời Giải

1
2701

Trắc nghiệm định luật bảo toàn điện tích Hóa 11 có lời giải được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN

+ Điều kiện để các ion có thể cùng tồn tại trong dung dịch: Các ion không phản ứng được với nhau.

+ Định luật bảo toàn điện tích: Trong một dung dịch chứa hoàn toàn các chất điện li, thì tổng số ${\text{mol}}$ của điện tích âm luôn bằng tổng số mol của điện tích dương.

Tổng ${\text{n}}$ điện tích $\left( + \right)$ = Tổng ${\text{n}}$ điện tích (-)

+ Khối lượng chất tan trong dung dịch

${{\text{m}}_{{\text{ct}}}} = {{\text{m}}_{{\text{anion}}}} + {{\text{m}}_{{\text{cation}}}}$

+ Cách tính số mol điện tích

$n$Điện tích = số chỉ điện tích.${{\text{n}}_{{\text{ion}}}}$

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1. Một dung dịch có chứa các ion: ${\text{N}}{{\text{a}}^ + }\left( {0,2{\text{mol}}} \right),{\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }}\left( {0,1{\text{mol}}} \right),{\text{C}}{{\text{a}}^{2 + }}\left( {0,05{\text{mol}}} \right)$, ${\text{NO}}_3^ – \left( {0,15{\text{mol}}} \right)$ và ${\text{C}}{{\text{l}}^ – }\left( {{\text{xmol}}} \right)$. Giá trị của ${\text{x}}$ là

Lời giải

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

$ \to 0,2 + 2 \cdot 0,1 + 2 \cdot 0,05 = 1 \cdot 0,15 + 1.x$

$ \to {\text{x}} = 0,35$

Câu 2. Dung dịch ${\text{X}}$ gồm a mol Na$;0,15{\text{mol}}{{\text{K}}^ + };0,1{\text{molHC}}{{\text{O}}_3}{^ – };0,15{\text{molC}}{{\text{O}}_3}{^{2 – }}$ và 0,05 ${\text{molS}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}$. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch ${\text{X}}$ là:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

Lời giải

$ \to {\text{a}} + 0,15 = 0,1 + 0,15 \cdot 2 + 0,05 \cdot 2$

$ \to {\text{a}} = 0,35$

${{\text{m}}_{{\text{muoi}}}} = {{\text{m}}_{{\text{Na}}}} + {{\text{m}}_{\text{K}}} + {{\text{m}}_{{\text{HCO}}3}} + {{\text{m}}_{{\text{CO}}3}} + {{\text{m}}_{{\text{SO}}4}}$

$ \to {{\text{m}}_{{\text{muoi}}}} = 0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8$ gam.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một dd ${\text{Y}}$ có chứa các ion: ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }}\left( {0,05{\text{mol}}} \right),{{\text{K}}^ + }\left( {0,15{\text{mol}}} \right),{\text{NO}}_3^ – \left( {0,1{\text{mol}}} \right)$, và ${\text{SO}}_4^{2 – }\left( {{\text{xmol}}} \right)$. Khối lượng chất tan có trong dung dịch ${\text{Y}}$ là.

A. 22, $5{\text{gam}}$

B. 25,67 gam.

C. 20,45 gam

D. 27,65 gam

Câu 2. Dung dịch A chứa 0,02 mol $C{u^{2 + }}$, 0,03 mol ${K^ + }$, x mol $C{l^ – }$và y mol. Tổng khối lượng lượng muối tan trong ${\text{A}}$ là 5,435 gam. Giá trị của ${\text{x}}$ và ${\text{y}}$ lần lượt là:

A. 0,01 và 0,03 .

B. 0,05 và 0,01 .

C. 0,03 và 0,02 .

D. 0,02 và 0,05 .

Câu 3. Cho dd ${\text{Ba}}{({\text{OH}})_2}$ dư vào $50{\text{ml}}$ dd ${\text{X}}$ chứa các ion: ${\text{N}}{{\text{H}}_4}{^ + },{\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }},{\text{N}}{{\text{O}}_3}{^ – }$đun nóng thì có 11,65 gam kết tủa xuất hiện và có 4,48 lít khí Y thoát ra (đktc). Nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch ${\text{X}}$ là:

A. ${\left( {{\text{N}}{{\text{H}}_4}} \right)_2}{\text{S}}{{\text{O}}_4}1{\text{M}};{\text{N}}{{\text{H}}_4}{\text{N}}{{\text{O}}_3}2{\text{M}}$.

B. ${\left( {{\text{N}}{{\text{H}}_4}} \right)_2}{\text{S}}{{\text{O}}_4}1{\text{M}};{\text{N}}{{\text{H}}_4}{\text{N}}{{\text{O}}_3}1{\text{M}}$.

C. ${\left( {{\text{N}}{{\text{H}}_4}} \right)_2}{\text{S}}{{\text{O}}_4}2{\text{M}};{\text{N}}{{\text{H}}_4}{\text{N}}{{\text{O}}_3}2{\text{M}}$.

D. ${\left( {{\text{N}}{{\text{H}}_4}} \right)_2}{\text{S}}{{\text{O}}_4}1{\text{M}};{\text{N}}{{\text{H}}_4}{\text{N}}{{\text{O}}_3}0,5{\text{M}}$.

Câu 4. Dung dịch ${\text{X}}$ có chứa 5 ion: ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }},{\text{B}}{{\text{a}}^{2 + }},{\text{C}}{{\text{a}}^{2 + }},0,1$ mol ${\text{C}}{{\text{l}}^ – }$và $0,2{\text{molN}}{{\text{O}}_3}$. Thêm dần ${\text{V}}$ lít dung dịch ${{\text{K}}_2}{\text{C}}{{\text{O}}_3}1{\text{M}}$ vào ${\text{X}}$ đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của ${\text{V}}$ là:

A. 0,15

B. 0,3

C. 0,2

D. 0,25

Câu 5. Chia hỗn hợp $X$ gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch ${\text{HCl}}$ dư thu được 1,792 lít ${{\text{H}}_2}$ (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxide. Khối lượng hỗn hợp X là:

A. $1,56{\text{g}}$

B. $2,4{\text{g}}$

C. $1,8{\text{g}}$

D. $3,12{\text{g}}$

Câu 6. Một dung dịch chứa các ion : ${\text{C}}{{\text{u}}^{2 + }}\left( {0,02{\text{mol}}} \right),{{\text{K}}^ + }\left( {0,10{\text{mol}}} \right),{\text{N}}{{\text{O}}^ – }\left( {0,05{\text{mol}}} \right)$ và ${\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}({\text{x}}$ mol $)$. Giá trị của ${\text{x}}$ là

A. 0,050 .

B. 0.070 .

C. 0,030 .

D. 0,045 .

Câu 7. Một dung dịch chứa ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }}\left( {0,02{\text{mol}}} \right),{{\text{K}}^ + }\left( {0,03{\text{mol}}} \right),{\text{C}}{{\text{l}}^ – }\left( {0,04{\text{mol}}} \right)$ và ion ${\text{Z}}$ (y ${\text{mol}})$. Ion ${\text{Z}}$ và giá trị của ${\text{y}}$ là

A. ${\text{N}}{{\text{O}}_3}{^ – }\left( {0,03} \right)$.

B. ${\text{CO}}_3^{2 – }\left( {0,015} \right)$.

C. ${\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}\left( {0,01} \right)$.

D. ${\text{NH}}_4^ + \left( {0,01} \right)$

Câu 8. Dung dịch ${\text{X}}$ gồm: $0,09{\text{molC}}{{\text{l}}^ – },0,04{\text{molN}}{{\text{a}}^ + }$, a mol Fe${^{3 + }}$ và b mol SO ${4^{2 – }}$. Khi cô cạn $X$ thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của $a$ và $b$ lần lượt là

A. 0.05 và 0,05 .

B. 0,03 và 0,02 .

C. 0,07 và 0,08 .

D. 0,018 và 0,027 .

Câu 9. Hoàn toàn $10{\text{g}}$ hỗn hợp ${\text{X}}$ gồm ${\text{Mg}}$ và ${\text{Fe}}$ bằng dung dịch ${\text{HCl}}2{\text{M}}$. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch ${\text{Y}}$ và 5,6 lit khí ${{\text{H}}_2}$ (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch ${\text{Y}}$ cần vừa đủ $300{\text{mlNaOH}}2{\text{M}}$. Thể tích dung dịch ${\text{HCl}}$ đã dùng là:

A. 0,2 lít

B. 0,24 lít

C. 0,3 lít

D. 0,4 lít

Câu 10. Cho hỗn hợp ${\text{X}}$ gồm ${\text{x}}$ mol ${\text{Fe}}{{\text{S}}_2}$ và $0,045{\text{molC}}{{\text{u}}_2}{\text{S}}$ tác dụng vừa đủ với ${\text{HN}}{{\text{O}}_3}$ loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại. Và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của ${\text{x}}$ là

A. 0,045

B. 0,09 .

C. 0,135 .

D. 0,18 .

ĐÁP ÁN

1

2 3 4 5

C

C A A D
6 7 8 9

10

D A B C

B

Câu 1.

Lời giải:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

$0,05 \cdot 2 + 0,15 \cdot 1 = 1 \cdot 0,1 + {\text{y}} \cdot 2 \to {\text{x}} = 0,075$

${\text{m}} = 0,05 \cdot 24 + 0,15 \cdot 39 + 0,1 \cdot 62 + 0,075 \cdot 96 = 20,45$ gam

Chọn C.

Câu 2.

Lời giải:

Ta có: $0,02.2 + 0,03.1 = {\text{x}}.1 + {\text{y}}.2$

  • Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

${\text{m}} = 0,02.64 + 0,03 \cdot 39 + 35,5 \cdot {\text{x}} + 96 \cdot {\text{y}} = 5,435$

Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được: ${\text{x}} = 0,03;{\text{y}} = 0,02$

Chọn C.

Câu 3.

Lời giải:

${{\text{n}}_{{\text{BaSO}}4}} = 11,65/233 = 0,05{\text{mol}};{{\text{n}}_{{\text{NH}}3}} = 4,48/22,4 = 0,2{\text{mol}}$

$ \to \left[ {{\text{N}}{{\text{H}}_4}{^ + }} \right] = 0,2/0,05 = 4{\text{M}};\left[ {{\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}} \right] = 0,05/0,05 = 1{\text{M}}$

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch ${\text{X}}$ :

$4 = 2.1 + {\text{x}} \to {\text{x}} = 2{\text{M}}$

Chọn A.

Câu 4.

Lời giải:

Vì cả 3 ion ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }},{\text{C}}{{\text{a}}^{2 + }}$ và ${\text{B}}{{\text{a}}^{2 + }}$ đều tạo kết tủa với ${\text{CO}}_3^{2 – }$ nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa ${K^ + },\,C{l^ – }$và $N{O_3}^ – $.

Ta có: ${n_{{K^ + }}} = {n_{C{l^ – }}} + {n_{N{O_3}^ – }} \to {n_{{K_2}C{O_3}}} = 0,15$mol

$ \to {\text{V}} = 0,15$ lít

Chọn A.

Câu 5.

Lời giải:

$ \to 2{\text{n}}{{\text{o}}^{2 – }} = 1 \cdot {{\text{n}}_{{\text{C}}{{\text{l}}^ – }}};{{\text{n}}_{{\text{C}}{{\text{l}}^ – }}} = {\text{n}}_{\text{H}}^ + = 2{{\text{n}}_{{\text{H}}2}} = 0,16{\text{mol}}$

$ \to {\text{n}}{{\text{O}}^{2 – }} = 0,16/2 = 0,08{\text{mol}}$

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng ở phần 2:

${{\text{M}}_{{\text{oxide}}}} = {{\text{m}}_{{\text{Kl}}}} + {{\text{m}}_{\text{O}}} \Rightarrow {{\text{m}}_{{\text{Kl}}}} = 2,84 – 0,08 \cdot 16 = 1,56$ gam

$ \to $ Khối lượng hỗn hợp ${\text{X}} = 2.1,56$ = 3,12 (gam)

Chọn D.

Câu 6.

Lời giải:

Theo bảo toàn điện tích:

${n_{C{u^{2 + }}}} + {n_{{K^ + }}} = {n_{N{O_3}^ – }} + 2{n_{S{O_4}^{2 – }}}$

$ \to 2.0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x \to x = 0,045$(mol)

Chọn D.

Câu 7.

Lời giải:

Gọi điện tích của ion $Z$ là $x$, số mol là $y$

Theo bảo toàn điện tích: $2{{\text{n}}_{{\text{Mg}}}}{^{2 + }} + {{\text{n}}_{\text{K}}}{^ + } + \left( { – 1} \right){{\text{n}}_{\text{a}}} + {\text{xy}} = 0$

$ \to {\text{xy}} = – 0,03$

Vậy ${\text{Z}}$ là anion.

Đáp án phù hợp là ${\text{A}}:{\text{x}} = – 1,{\text{y}} = 0,03{\text{mol}}$. Anion là ${\text{N}}{{\text{O}}_3}$.

Nếu ${\text{x}} = – 2,{\text{y}} = 0,015{\text{mol}}$, anion là ${\text{C}}{{\text{O}}_3}{^{2 – }}$ loại, vì ion này tạo kết tủa với ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }}$.

Chọn A.

Câu 8.

Lời giải:

Theo bảo toàn điện tích: $3a + 0,04 = 0,09 + 2b$

Theo bảo toàn khối lượng: $56{\text{a}} + 0,04.23 + 0,09.35,5 + 96{\text{b}} = 7,715$

Giải hệ (1) và $\left( 2 \right) \to a = 0,03$ và $b = 0,02$

Chọn B.

Câu 9.

Lời giải:

${{\text{n}}_{{\text{Na}}}}{^ + } = 0,3 \cdot 0,2 = 0,6{\text{mol}}$

Dung dịch sau phản ứng: ${\text{N}}{{\text{a}}^ + }$và ${\text{C}}{{\text{l}}^ – }$.

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch này ta có: ${n_{N{a^ + }}} = {n_{C{l^ – }}} = 0,6$ mol

$ \to {\text{V}} = 0,6/0,2 = 0,3$ lít

Chọn C.

Câu 10.

Lời giải:

DD sau phản ứng chứa:Fe ${^{3 + }}:{\text{x}}$ mol; ${\text{C}}{{\text{u}}^{2 + }}:0,09;{\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}:\left( {{\text{x}} + 0,045} \right){\text{mol}}$

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch sau phản ứng ta có:

$3x + 2.0,09 = 2\left( {x + 0,045} \right) \to x = 0,09$

Chọn B.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Trắc Nghiệm Định Luật Bảo Toàn Điện Tích Hóa 11 Có Lời Giải
Bài trướcTrắc Nghiệm Các Đại Lượng Đặc Trưng Của Dao Động Điều Hòa Có Đáp Án
Bài tiếp theoGiáo Án GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 Phương Pháp Mới
trac-nghiem-dinh-luat-bao-toan-dien-tich-hoa-11-co-loi-giaiTrắc nghiệm định luật bảo toàn điện tích Hóa 11 có lời giải rất hay. Các bạn tham khảo, cũng cố kiến thức và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

1 Comment
cũ nhất
mới nhất được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Lee
Lee
8 tháng qua

Cảm ơn web vì đã hỗ trợ em rất nhiều trong việc học tập