Chuyên Đề Tìm Đạo Hàm Của Hàm Số Mũ Và Lôgarit Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải

0
1218

Chuyên đề tìm đạo hàm của hàm số mũ và lôgarit Luyện thi tốt nghiệp THPT 2021 có lời giải và đáp án được phát triển từ câu 10 của đề tham khảo môn Toán.

TÌM ĐẠO HÀM CỦA HÀM SỐ MŨ-LOGARIT

ⒶTóm tắt lý thuyết

Vấn đề ①: Đạo hàm của hàm số mũ, logarit

Phương pháp: Đối với bài toán tính đạo hàm hoặc chứng minh đẳng thức chứa đạo hàm

Dùng các công thức tính đạo hàm

${\left( {{a^x}} \right)^\prime } = {a^x}\ln a$

${\left( {{e^x}} \right)^\prime } = {e^x}$

${\left( {{{\log }_a}\left| x \right|} \right)^\prime } = \frac{1}{{x\ln a}}$

${\left( {\ln \left| x \right|} \right)^\prime } = \frac{1}{x}$

Thay vào các đẳng thức chứa đạo hàm ta thu được kết quả

. Casio:

Nhập ${\left. {\frac{{\rm{d}}}{{{\rm{d}}x}}\left( {f\left( x \right)} \right)} \right|_{x = {x_0}}}$ thay cho đạo hàm và ấn ; kiểm tra giá trị $f’\left( {{x_0}} \right)$

CALC $x = {x_0}$ vào kết quả A, B, C, D và so sánh các kết quả.

Xét hiệu ${\left. {\frac{{\rm{d}}}{{{\rm{d}}x}}\left( {f\left( x \right)} \right)} \right|_{x = {x_0}}} – f’\left( x \right) = 0$ kiểm tra mệnh đề đúng.

 A – Bài tập minh họa:

Câu 1: Đạo hàm của hàm số $y = {\log _2}\left( { – x – 3} \right)$.

Ⓐ.$\frac{1}{{\left( { – x – 3} \right)\ln 2}}$. Ⓑ. $\frac{1}{{\left( {x + 3} \right)\ln 2}}$. Ⓒ.$\left( { – x – 3} \right)\ln 2$. Ⓓ. $\left( {x + 3} \right)\ln 2$.

Lời giải

Chọn B

Điều kiện:$x < – 3$ .

${\left( {{{\log }_2}\left( { – x – 3} \right)} \right)^\prime } = \frac{{{{\left( { – x – 3} \right)}^\prime }}}{{\left( { – x – 3} \right)\ln 2}} = \frac{1}{{\left( {x + 3} \right)\ln 2}}$.

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: ${\left. {\frac{{\rm{d}}}{{{\rm{d}}x}}\left( {f\left( x \right)} \right)} \right|_{x = {x_0}}} – f’\left( x \right) = 0$

 

Câu 2: Tính đạo hàm của hàm số $y = \left( {{x^2} + 2x – 2} \right){.5^x}$

Ⓐ.$y’ = \left( {{x^2} + 2} \right){.5^x}$. Ⓑ. $y’ = \left( {2x + 2} \right){.5^x}$.

Ⓒ.$y’ = \left( {2x + 2} \right){.5^x}\ln 5$. Ⓓ. $y’ = \left( {2x + 2} \right){.5^x} + \left( {{x^2} + 2x – 2} \right){.5^x}\ln 5$.

Lời giải

Chọn D

$y’ = {\left( {{x^2} + 2x – 2} \right)^\prime }{.5^x} + {\left( {{5^x}} \right)^\prime }.\left( {{x^2} + 2x – 2} \right)$

$ = \left( {2x + 2} \right){.5^x} + \left( {{x^2} + 2x – 2} \right){.5^x}\ln 5$

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: ${\left. {\frac{{\rm{d}}}{{{\rm{d}}x}}\left( {f\left( x \right)} \right)} \right|_{x = {x_0}}} – f’\left( x \right) = 0$

 

Câu 3: Tính đạo hàm của hàm số $y = {6^x}$.

Ⓐ.$y’ = {6^x}$. Ⓑ. $y’ = {6^x}\ln 6$. Ⓒ.$y’ = \frac{{{6^x}}}{{\ln 6}}$. Ⓓ. $y’ = x{.6^{x – 1}}$.

Lời giải

Chọn B

Ta có $y = {6^x} \Rightarrow y’ = {6^x}\ln 6$.

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: Xét hiệu

${\left. {\frac{{\rm{d}}}{{{\rm{d}}x}}\left( {f\left( x \right)} \right)} \right|_{x = {x_0}}} – f’\left( x \right) = 0$

Câu 4: Chọn công thức đúng?

Ⓐ.${\left( {\ln 4x} \right)^\prime } = \frac{1}{x};\,\,\left( {x > 0} \right).$ Ⓑ. ${\left( {\ln x} \right)^\prime } = \frac{1}{{x\ln a}};\,\,\left( {x > 0} \right).$

Ⓒ.${\left( {{{\log }_a}x} \right)^\prime } = \frac{1}{x};\,\,\left( {x > 0} \right).$ Ⓓ. ${\left( {{{\log }_a}x} \right)^\prime } = \frac{x}{{\ln a}};\,\,\left( {x > 0} \right).$

Lời giải

Chọn A

Ta có: ${\left( {\ln 4x} \right)^\prime } = \frac{{{{\left( {4x} \right)}^\prime }}}{{4x}} = \frac{4}{{4x}} = \frac{1}{x};\,\,\left( {x > 0} \right).$A đúng.

${\left( {\ln x} \right)^\prime } = \frac{1}{x};\,\,\left( {x > 0} \right)$. B sai.

${\left( {{{\log }_a}x} \right)^\prime } = \frac{1}{{x\ln a}};\,\,\left( {x > 0} \right).$ C sai.

${\left( {{{\log }_a}x} \right)^\prime } = \frac{1}{{x\ln a}};\,\,\left( {x > 0} \right).$ D sai.

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: Xét hiệu

${\left. {\frac{{\rm{d}}}{{{\rm{d}}x}}\left( {f\left( x \right)} \right)} \right|_{x = {x_0}}} – f’\left( x \right) = 0$

Câu 5: Tính đạo hàm của hàm số$y = {2^{2x + 3}}$?

A.$y’ = {2^{2x + 2}}\ln 4$. Ⓑ.$y’ = {4^{x + 2}}\ln 4$. C.$y’ = {2^{2x + 2}}\ln 16$. Ⓓ.$y’ = {2^{2x + 3}}\ln 2$.

Lời giải

Chọn C

$y’ = 2.\,{2^{2x + 3 – 1}}\ln 2 = {2^{2x + 2}}\ln 4$

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: Xét hiệu

${\left. {\frac{{\rm{d}}}{{{\rm{d}}x}}\left( {f\left( x \right)} \right)} \right|_{x = {x_0}}} – f’\left( x \right) = 0$

 

Vấn đề ②: Tìm tập xác định của hàm số mũ, hàm số logarit thức chứa lũy thừa.

Phương pháp:

. Tìm điều kiện của hàm số và giải điều kiện ta thu được tập xác định của hàm số.

.Với hàm số $y = {a^x}$ có tập xác định $D = \mathbb{R}$

.Với hàm số $y = {\log _a}{\left( {f\left( x \right)} \right)^n}$

Xác định khi $a > 0;a \ne 1$và $f\left( x \right) > 0$ khi n lẻ hoặc $f\left( x \right) \ne 0$ khi n chẵn.

Casio: Table , Calc rất hiệu quả.

A – Bài tập minh họa:

Câu 1: Tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( {{x^2} – 2x – 3} \right)$

Ⓐ.$D = \left( { – 1;3} \right)$ Ⓑ. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$

Ⓒ.$D = \left[ { – 1;3} \right]$ Ⓓ. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)$

Lời giải

Chọn B

Hàm số xác định khi ${x^2} – 2x – 3 > 0 \Leftrightarrow x \in $$\left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: Table

Câu 2: Tập xác định của hàm số $y = \frac{1}{{\sqrt {2 – x} }} + \ln (x – 1)$ là

A. $D = (1;2)$ Ⓑ. $D = (1; + \infty )$ Ⓒ.$D = (0; + \infty )$ Ⓓ. $D = {\rm{[}}1;2]$

Lời giải

Chọn A

Hàm số $y = \frac{1}{{\sqrt {2 – x} }} + \ln (x – 1)$ xác định khi $\left\{ \begin{array}{l}2 – x > 0\\x – 1 > 0\end{array} \right. \Rightarrow 1 < x < 2$.

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: Table

Câu 3: Tập xác định của hàm số $y = \log \left( {2x – {x^2}} \right)$ là

Ⓐ.$D = \left[ {0;2} \right]$ Ⓑ. $D = \left( { – \infty ;0} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)$

Ⓒ.$D = \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)$ Ⓓ. $D = \left( {0;2} \right)$

Lời giải

Chọn D

Điều kiện: $2x – {x^2} > 0$$ \Leftrightarrow 0 < x < 2$.

Vậy tập xác định của hàm số là $D = \left( {0;2} \right)$ .

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: Table

Câu 4: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = \sqrt {{{\log }_3}(x – 2) – 3} $.

Ⓐ.$D = {\rm{[}}29; + \infty )$ Ⓑ. $D = (29; + \infty )$ Ⓒ.$D = (2;29)$ Ⓓ. $D = (2; + \infty )$

Lời giải

Chọn A

Hàm số xác định khi $\left\{ \begin{array}{l}x – 2 > 0\\{\log _3}\left( {x – 2} \right) – 3 \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x – 2 > 0\\x – 2 \ge {3^3}\end{array} \right. \Leftrightarrow x \ge 29$

Tập xác định $D = \left[ {29; + \infty } \right)$

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: Table

 

Vấn đề ③: Tìm tập xác định của hàm số lũy thừa thức chứa lũy thừa.

-Phương pháp:

Xét hàm số $y = {\left[ {f(x)} \right]^\alpha }$

. Khi $\alpha $ nguyên dương: hàm số xác định khi và chỉ khi $f(x)$ xác định.

. Khi $\alpha $ nguyên âm: hàm số xác định khi và chỉ khi $f(x) \ne 0$.

. Khi $\alpha $ không nguyên: hàm số xác định khi và chỉ khi $f(x) > 0$.

. Casio: table$ \to $ NHẬP HÀM $ \to $ START: a $ \to $END: b $ \to $ STEP khéo tý.

Lưu ý: Chỉ dùng MTCT để loại trừ là chính, và không dùng MTCT để chọn trực tiếp đáp án. Đối với TXĐ hàm số lũy thừa an toàn nhất vẫn là giải theo công thức.

 A – Bài tập minh họa:

Câu 1: Hàm số $y = {\left( {x – 2} \right)^{\frac{1}{2}}}$ có tập xác định là

Ⓐ.$D = \left[ {2; + \infty } \right)$. Ⓑ.$D = \mathbb{R}$. Ⓒ. $D = \left( {2; + \infty } \right)$. Ⓓ. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}$.

Lời giải

Chọn C

Hàm số $y = {\left( {x – 2} \right)^{\frac{1}{2}}}$ xác định khi $x – 2 > 0 \Leftrightarrow x > 2$.

Tập xác định của hàm số là $D = \left( {2; + \infty } \right)$.

PP nhanh trắc nghiệm

Casio:

Chú ý biểu thức $f(x) > 0$ nên chọn C

Câu 2: Tìm tập xác định của hàm số $y = {({x^2} – 3x + 2)^{\frac{1}{3}}}$.

Ⓐ.$D = (0; + \infty ).$ Ⓑ.$D = (1;2).$

Ⓒ. $D = ( – \infty ;1) \cup (2; + \infty ).$ Ⓓ. $D = \mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }}1;2\} .$

Lời giải

Chọn C

Điều kiện: ${x^2} – 3x + 2 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x < 1\\x > 2\end{array} \right.$

Từ điều kiện suy ra tập xác định của hàm số là $D = ( – \infty ;1) \cup (2; + \infty )$

PP nhanh trắc nghiệm

Casio: INEQ

Câu 3: Cho hàm số $y = {\left( {x – 1} \right)^{ – 5}}.\sqrt x $. Tập xác định của hàm số là

Ⓐ.$D = \left( {1; + \infty } \right)$. Ⓑ.$D = \left[ {0; + \infty } \right)\backslash \left\{ 1 \right\}$. Ⓒ. $D = \left[ {0; + \infty } \right)$. Ⓓ. $D = \mathbb{R}$.

Lời giải

Chọn B

Hàm số xác định khi và chỉ khi $\left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\x – 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 0\\x \ne 1\end{array} \right.$.

Vậy: Tập xác định của hàm số là $D = \left[ {0; + \infty } \right)\backslash \left\{ 1 \right\}$.

PP nhanh trắc nghiệm

Casio:

Chọn B khá dễ dàng

Chọn Satrt, end thích hợp dựa vào đáp án

 

Ⓑ Bài tập rèn luyện

Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề sai?

A. Đồ thị hàm số$y = {x^\alpha }$ với $\alpha > 0$ không có tiệm cận.

B. Đồ thị hàm số$y = {x^\alpha }$ với $\alpha < 0$ có hai tiệm cận.

C. Hàm số$y = {x^\alpha }$ có tập xác định là $D = \mathbb{R}$.

D.Hàm số$y = {x^\alpha }$ với $\alpha < 0$ nghịch biến trên khoảng $\left( {0; + \infty } \right)$.

Câu 2: Cho hàm số $y = {\log _{\frac{1}{x}}}\left( {1 – 2x + {x^2}} \right)$. Chọn mệnh đề đúng.

A. Hàm số liên tục trên $\left( {0; + \infty } \right)\backslash \left\{ 1 \right\}$. B. Hàm số liên tục trên $\left( {0;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.

C. Hàm số liên tục trên khoảng $\left( {1; + \infty } \right)$. D. Hàm số liên tục trên $\left( {0; + \infty } \right)$.

Câu 3: Trong các hàm số sau đây hàm số nào không phải là hàm số mũ.

A. $y = {5^{\frac{x}{3}}}$. B. $y = {\left( {\sqrt 3 } \right)^x}$. C. $y = {4^{ – x}}$. D. $y = {x^{ – 4}}$.

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Đồ thị hàm số $y = {5^x}$ có đúng $1$ tiệm cận đứng và không có tiệm cận ngang.

B. Đồ thị hàm số $y = {5^x}$ có đúng $1$ tiệm cận ngang và không có tiệm cận đứng.

C. Đồ thị hàm số $y = {5^x}$ có đúng $1$ tiệm cận ngang và đúng $1$ tiệm cận đứng.

D. Đồ thị hàm số $y = {5^x}$ không có tiệm cận ngang và không có tiệm cận đứng.

Câu 5: Cho ${a^{2b}} = 5$. Tính $2.{a^{6b}}$.

A. $15$. B. $125$. C. $120$. D. $250$.

Câu 6: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào không phải hàm số mũ?

A. $y = {5^x}$ . B. $y = {4^{ – x}}$ . C.  $y = {\left( {\sqrt 3 } \right)^x}$ . D. $y = {x^{ – 4}}$ .

Câu 7: Hàm số nào sau đây là hàm số mũ?

A. $y = {\left( {\sin x} \right)^3}$. B. $y = {3^x}$. C. $y = {x^3}$. D. $y = \sqrt[3]{x}$.

Câu 8: Cho hàm số  $y = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^x}$. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$ . B. Đồ thị hàm số nhận Oy làm tiệm cận đứng.

C. Đồ thị hàm số luôn nằm trên trục Ox . D. Đồ thị hàm số nhận Ox làm tiệm cận ngang.

Câu 9: Hàm số nào sau đây không phải là hàm số mũ?

A. $y = {3^x}$. B. $y = \frac{1}{{{4^x}}}$. C. $y = {\pi ^x}$. D. $y = {x^\pi }$.

Câu 10: Mệnh đề nào dưới đây đúng với mọi số thực$x,{\rm{ }}y$?

A. ${\left( {\frac{2}{3}} \right)^x} = \frac{{{2^x}}}{3}$. B. ${2^x}{.2^y} = {2^{x + y}}$. C. $\frac{{{2^x}}}{{{2^y}}} = {2^{\frac{x}{y}}}$. D. ${\left( {{2^x}} \right)^y} = {2^{x + y}}$.

Câu 11: Cho $a > 0\,$, $b > 0\,$ và $x\,$, $y$ là các số thực bất kỳ. Đẳng thức nào sau đúng?

A. ${\left( {a + b} \right)^x} = {a^x} + {b^x}$. B. ${\left( {\frac{a}{b}} \right)^x} = {a^x}.{b^{ – x}}$.

C. ${a^{x + y}} = {a^x} + a{}^y$. D. ${a^x}{b^y} = {\left( {ab} \right)^{xy}}$.

Câu 12: Cho hàm số $y = {\log _5}x$. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. Hàm số nghịch biến trên tập xác định.

B. Đồ thị hàm số nằm bên phải trục tung.

C. Tập xác định của hàm số là $\left( {0; + \infty } \right)$.

D. Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là trục tung.

Câu 13: Giả sử $a,b$ là các số thực dương và $x,y$ là các số thực. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. $a > b \Rightarrow {a^x} > {b^x}$. B. Với $0 < a < 1:$${a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x > y$.

C. Với $a > 1:$${a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x > y$. D. ${a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x > y$.

Câu 14: Tập xác định của hàm số $f(x) = {\left( {9{x^2} – 25} \right)^{ – 2}} + {\log _2}\left( {2x + 1} \right)$là

A. $\mathbb{R}\backslash \left\{ { \pm \frac{5}{3}} \right\}$. B. $\left( {\frac{5}{3}\,;\, + \infty } \right)$. C. $\left( { – \frac{1}{2}\,;\, + \infty } \right)\backslash \left\{ {\frac{5}{3}} \right\}$. D. $\left( { – \frac{1}{2}\,;\, + \infty } \right)$.

Câu 15: Tập xác định của hàm số $y = {(1 – x)^{ – 2}} + \log x$ là:

A. $(0; + \infty )$. B. $( – \infty ;1)$. C. $(0;1) \cup (1; + \infty )$. D. $(0;1)$.

Câu 16: Tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( { – 2{x^2} + x + 1} \right)$ là:

A. $D = \left( { – \frac{1}{2};1} \right)$ B. $\left( {1; + \infty } \right)$

C. $D = \left[ { – \frac{1}{2};2} \right)$ D. $D = \left( { – \infty ; – \frac{1}{2}} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$

Câu 17: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( {\sqrt {{x^2} – x} } \right)$.

A. $D = \left( { – 1;3} \right)$. B. $D = \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.

C. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)$. D. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

Câu 18: Điều kiện xác định của hàm số $y = {\log _2}\left( {x – 1} \right)$ là:

A. $x > 1$. B. $x < 1$. C. $\forall x \in \mathbb{R}$. D. $x \ne 1$.

Câu 19: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _3}\frac{{x + 1}}{{x – 3}}$.

A. $D = \left( {3; + \infty } \right)$. B. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

C. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right)$. D. $D = \left( { – 1;3} \right)$.

Câu 20: Tập xác định của hàm số $f(x) = {(4x – {x^2} – 3)^{\frac{1}{3}}}$

A. $( – \infty ;1) \cup (3; + \infty )$ . B. $( – \infty ;1{\rm{]}} \cup {\rm{[}}3; + \infty )$.   C. $(1;3)$. D. $\left[ {1;3} \right]$ .

Câu 21: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( {{x^2} – 2x} \right)$.

A. $D = \left( { – \infty ;0} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)$. B. $D = \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)$.

C. $D = \left( {0; + \infty } \right)$. D. $D = \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left[ {2; + \infty } \right)$.

Câu 22: Hàm số y = $\ln \left( { – {x^2} + 5x – 6} \right)$ có tập xác định là.

A. $\left( {2;3} \right)$. B. $\left( {0; + \infty } \right)$.

C. $\left( { – \infty ;0} \right)$. D. $\left( { – \infty ;2} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

Câu 23: Tập xác định của hàm số $y = \frac{1}{{\sqrt {{e^4} – {e^x}} }}$ là:

A. $( – \infty ;4]$. B. $( – \infty ;ln4)$. C. $\mathbb{R}\backslash \left\{ 4 \right\}$. D. $( – \infty ;4)$.

Câu 24: Có bao nhiêu số nguyên $x > 0$ để hàm số $y = {\log _{2018}}\left( {10 – x} \right)$ xác định.

A. $10$ B. $2018$ C. Vô số D. $9$

Câu 25: Hàm số $y = {\log _2}\left( {3x – {x^2}} \right)$ có tập xác định là

A. $\left( {0;\, + \infty } \right)$. B. $\left( {0;\,3} \right)$. C. $\left[ {0;\,3} \right]$. D. $\mathbb{R}$.

Câu 26: Tập xác định của hàm số $y = \frac{1}{{1 – \ln x}}$ là

A. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\rm{e}} \right\}$. B. $D = \left( {0;{\rm{e}}} \right)$. C. $D = \left( {0; + \infty } \right)$. D. $D = \left( {0; + \infty } \right)\backslash \left\{ {\rm{e}} \right\}$.

Câu 27: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _{\frac{1}{5}}}\left( {4x – {x^2}} \right).$

A. $D = \left[ {0;\,\,4} \right]$. B. $D = \left( { – \infty ;\,\,0} \right] \cup \left[ {4;\,\, + \infty } \right)$.

C. $D = \left( { – \infty ;\,\,0} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)$. D. $D = \left( {0\,\,;\,\,4} \right)$.

Câu 28: Điều kiện xác định của phương trình ${\log _{2x – 3}}16 = 2$là:

A. $\frac{3}{2} < x \ne 2$. B. $x \in \left[ {\frac{3}{2};2} \right]$. C. $x \ne 2$. D. $x > \frac{3}{2}$.

Câu 29: Tập xác định$D$ của hàm số$y = \ln \left( {x – 1} \right)$ là

A. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}.$ B. $D = \mathbb{R}.$ C. $D = \left( { – \infty ;1} \right).$ D. $D = \left( {1; + \infty } \right).$

Câu 30: Cho số thực $a\,\left( {a > 0,\,a \ne 1} \right)$. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Đồ thị hàm số $y = {a^x}$có đường tiệm cận là $x = 0$, đồ thị hàm số $y = {\log _a}x$có đường tiệm cận là $y = 0$.

B. Hàm số $y = {\log _a}x$ có tập xác định là $\mathbb{R}$.

C. Đồ thị hàm số $y = {a^x}$có đường tiệm cận là $y = 0$, đồ thị hàm số $y = {\log _a}x$ có đường tiệm cận là $x = 0$.

D. Đồ thị hàm số $y = {a^x}$ luôn cắt trục $Ox$.

Câu 31: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( {{x^2} – 2x – 3} \right)$.

A. $D = \left[ { – 1;3} \right]$ B. $D = \left( { – 1;3} \right)$

C. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)$ D. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$

Câu 32: Tập xác định của hàm số $y = {\log _3}\left( {x + 1} \right)$là

A. $\left( {0;\, + \infty } \right)$. B. $\left( {1;\, + \infty } \right)$. C. $\left( { – 1;\, + \infty } \right)$. D. $\left[ { – 1;\, + \infty } \right)$.

Câu 33: Tập xác định của hàm số $y = \ln \left| {2 – {x^2}} \right|$ là:

A. $\left( { – 2;\,2} \right)$ B. $\mathbb{R}$. C. $\left( { – \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right)$. D. $\mathbb{R}\backslash \left\{ { – \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}$.

Câu 34: Đạo hàm của hàm số $y = {\log _3}\left( {{x^2} + x + 1} \right)$là:

A. $y’ = \frac{{\left( {2x + 1} \right)\ln 3}}{{{x^2} + x + 1}}$ B. $y’ = \frac{{2x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 3}}$

C. $y’ = \frac{{2x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}$ D. $y’ = \frac{1}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 3}}$

Câu 35: Tính đạo hàm của hàm số $y = {2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}$.

A. $y’ = – \cos x{.2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}.ln2$. B. $y’ = \cos x{.2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}.ln2$.

C. $y’ = {2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}.ln2$. D. $y’ = \frac{{\cos x{{.2}^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}}}{{ln2}}$.

Câu 36: Tính đạo hàm của hàm số $y = {2^{x + 1}}$.

A. $y’ = \left( {x + 1} \right){2^x}\ln 2$. B. $y’ = {2^{x + 1}}\log 2$.

C. $y’ = {2^{x + 1}}\ln 2$. D. $y’ = \frac{{{2^{x + 1}}}}{{\ln 2}}$.

Câu 37: Cho hàm số $f(x) = \ln \left( {{x^4} + 1} \right)$. Đạo hàm $f’\left( 1 \right)$ bằng.

A. $2$. B. $\frac{{\ln 2}}{2}$. C. $1$. D. $\frac{1}{2}$.

Câu 38: Đạo hàm của hàm số $y = {2020^x}$ là

A. $y’ = x{.2020^{x – 1}}$ B. $y’ = {2020^x}.\log 2020$

C. $y’ = {2020^x}\ln 2020$ D. $y’ = \frac{{{{2020}^x}}}{{\ln 2020}}$

Câu 39: Đạo hàm của hàm số $y = {\log _3}\left( {4x + 1} \right)$ là.

A. $y’ = \frac{{4\ln 3}}{{4x + 1}}$. B. $y’ = \frac{4}{{\left( {4x + 1} \right)\ln 3}}$. C. $y’ = \frac{1}{{\left( {4x + 1} \right)\ln 3}}$. D. $y’ = \frac{{\ln 3}}{{4x + 1}}$.

Câu 40: Tìm đạo hàm của hàm số $y = \ln \left( {{x^2} + x + 1} \right)$.

A. $y’ = \frac{1}{{{x^2} + x + 1}}$. B. $y’ = \frac{{ – 1}}{{{x^2} + x + 1}}$. C. $y’ = \frac{{2x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}$. D. $y’ = \frac{{ – \left( {2x + 1} \right)}}{{{x^2} + x + 1}}$.

Câu 41: Cho hàm số $y = {e^x} + {e^{ – x}}$. Tính $y”\left( 1 \right) = ?$.

A. $e + \frac{1}{e}$. B. $ – e – \frac{1}{e}$. C. $ – e + \frac{1}{e}$. D. $e – \frac{1}{e}$.

Câu 42: Đạo hàm của hàm số $y = \ln \left( {1 – {x^2}} \right)$ là

A. $\frac{{2x}}{{{x^2} – 1}}$. B. $\frac{{ – 2x}}{{{x^2} – 1}}$. C. $\frac{1}{{{x^2} – 1}}$. D. $\frac{x}{{1 – {x^2}}}$.

Câu 43: Cho hàm số $f\left( x \right) = {\log _3}\left( {2x + 1} \right)$. Giá trị của $f’\left( 0 \right)$ bằng

A. $\frac{2}{{\ln 3}}$. B. $0$. C. $2\ln 3$. D. $2$.

Câu 44: Cho hàm số $f\left( x \right) = {\log _2}\left( {{x^2} + 1} \right)$. Tính $f’\left( 1 \right)$

A. $f’\left( 1 \right) = \frac{1}{2}$ B. $f’\left( 1 \right) = \frac{1}{{2\ln 2}}$ C. $f’\left( 1 \right) = \frac{1}{{\ln 2}}$ D. $f’\left( 1 \right) = 1$

Câu 45: Tính đạo hàm của hàm số $f\left( x \right) = \ln \left( {{e^{2x}} + 1} \right)$.

A. $f’\left( x \right) = \frac{{{e^{2x}}}}{{2\left( {{e^{2x}} + 1} \right)}}$. B. $f’\left( x \right) = \frac{{{e^{2x}}}}{{{e^{2x}} + 1}}$.

C. $f’\left( x \right) = \frac{{2{e^{2x}}}}{{{e^{2x}} + 1}}$. D. $f’\left( x \right) = \frac{1}{{{e^{2x}} + 1}}$.

Câu 46: Cho hàm số $y = {e^{3x}}.\sin 5x$. Tìm $m$ để $6y’ – y” + my = 0$ với mọi $x \in \mathbb{R}$.

A. $m = 34$. B. $m = – 34$. C. $m = – 30$. D. $m = 30$.

Câu 47: Hàm số $y = {\log _2}\left( {2x + 1} \right)$ có đạo hàm $y’$ bằng

A. $\frac{{2\ln 2}}{{2x + 1}}$. B. $\frac{2}{{\left( {2x + 1} \right)\ln 2}}$. C. $\frac{2}{{\left( {2x + 1} \right)\log 2}}$. D. $\frac{1}{{\left( {2x + 1} \right)\ln 2}}$.

Câu 48: Tính đạo hàm của hàm số $y = {\log _2}\left( {{x^2} + x + 1} \right)$.

A. $y’ = – \frac{{2x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$. B. $y’ = \frac{{2x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$.

C. $y’ = \frac{{2x + 2}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$. D. $y’ = \frac{{x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$.

Câu 49: Tính đạo hàm của hàm số $y = {9^x}$.

A. $y’ = {9^x}\ln 9$. B. $y’ = \frac{1}{{x\ln 9}}$. C. $y’ = \frac{{{9^x}}}{{\ln 9}}$. D. $y’ = {9^{x – 1}}$.

Câu 50: Cho hàm số $y = {2^x}{.5^x}$. Tính $f’\left( 0 \right)$.

A. $f’\left( 0 \right) = 1$. B. $f’\left( 0 \right) = \frac{1}{{\ln 10}}$. C. $f’\left( 0 \right) = \ln 10$. D. $f’\left( 0 \right) = 10\ln 10$.

Câu 51: Cho hàm số $y = \frac{1}{{x + 1 + \ln x}}$ với $x > 0$. Khi đó $ – \frac{{y’}}{{{y^2}}}$ bằng

A. $\frac{{x + 1}}{{1 + x + \ln x}}$. B. $\frac{x}{{1 + x + \ln x}}$. C. $1 + \frac{1}{x}$. D. $\frac{x}{{x + 1}}$.

Câu 52: Tính đạo hàm của hàm số $y = {e^{3{\rm{x}} + 1}}$.

A. $y’ = \left( {3x + 1} \right){e^{3x}}$. B. $y’ = 3{e^{3x}}$. C. $y’ = 3{e^{3x + 1}}$. D. $y’ = {e^{3x + 1}}$.

Câu 53: Đạo hàm của hàm số $f(x) = {2^x}$ là

A. $\frac{{{2^x}}}{{\ln 2}}$. B. ${2^x}$. C. ${2^x}\ln 2$. D. $x{.2^{x – 1}}$.

Câu 54: Cho hàm số $f\left( x \right) = \ln \sqrt {1 + {{\rm{e}}^x}} $. Tính $f’\left( {\ln 2} \right)$

A. $2$ B. $ – 2$ C. $0,3$ D. $\frac{1}{3}$

Câu 55: Tính đạo hàm số $y = {\log _2}x$ có đạo hàm

A. $\frac{1}{{\ln 2}}.$ B. $\frac{1}{{x\ln 2}}.$ C. $\frac{1}{x}.\ln 2.$ D. $\frac{1}{x}.$

Câu 56: Hàm số $f\left( x \right) = {2^{3x + 4}}$ có đạo hàm là:

A. $f’\left( x \right) = {3.2^{3x + 4}}.\ln 2$. B. $f’\left( x \right) = {2^{3x + 4}}.\ln 2$.

C. $f’\left( x \right) = \frac{{{2^{3x + 4}}}}{{\ln 2}}$. D. $f’\left( x \right) = \frac{{{{3.2}^{3x + 4}}}}{{\ln 2}}$.

Câu 57: Tìm đạo hàm của hàm số $y = {\pi ^x}$.

A. $y’ = {\pi ^x}\ln \pi $. B. $y’ = \frac{{{\pi ^x}}}{{\ln \pi }}$. C. $y’ = x{\pi ^{x – 1}}\ln \pi $. D. $y’ = x{\pi ^{x – 1}}$.

Câu 58: Tính đạo hàm của hàm số $y = {2018^x}\ln x$ với $x > 0$.

A. $y’ = {2018^x}\left( {\ln 2018\ln x + \frac{1}{x}} \right)$ B. $y’ = {2018^x}\frac{1}{x}\ln 2018$

C. $y’ = {2018^x}\left( {\ln 2018 + \frac{1}{x}} \right)$ D. $y’ = {2018^x}\left( {\ln x + \frac{1}{x}} \right)$

Câu 59: Tính đạo hàm của hàm số $f\left( x \right) = {\log _2}\left( {x + 1} \right)$.

A. $f’\left( x \right) = \frac{1}{{x + 1}}$. B. $f’\left( x \right) = \frac{x}{{\left( {x + 1} \right)\ln 2}}$.

C. $f’\left( x \right) = 0$. D. $f’\left( x \right) = \frac{1}{{\left( {x + 1} \right)\ln 2}}$.

Câu 60: Tính đạo hàm của hàm số $y = {\log _5}\left( {{x^2} + 2} \right)$.

A. $y’ = \frac{1}{{\left( {{x^2} + 2} \right)\ln 5}}$. B. $y’ = \frac{{2x}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)\ln 5}}$. C. $y’ = \frac{{2x}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)}}$. D. $y’ = \frac{{2x\ln 5}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)}}$.

Câu 61: Đạo hàm của hàm số $y = (2{x^2} – 5x + 2){{\rm{e}}^{\rm{x}}}$ là

A. $\left( {4x – 5} \right){{\rm{e}}^{\rm{x}}}$. B. $x{{\rm{e}}^{\rm{x}}}$. C. $\left( {2{x^2} – x – 3} \right){{\rm{e}}^{\rm{x}}}$. D. $2{x^2}{{\rm{e}}^{\rm{x}}}$.

Câu 62: Tính đạo hàm của hàm số $y = {7^{{x^2} + x – 2}}$.

A. $y’ = (x + 1){.7^{{x^2} + x – 2}}.\ln 7$. B. $y’ = (7x + 1){.7^{{x^2} + x – 2}}.\ln 7$.

C. $y’ = (2x + 1){.7^{{x^2} + x – 2}}.\ln 7$. D. $y’ = (2x + 7){.7^{{x^2} + x – 2}}.\ln 7$.

Câu 63: Đạo hàm của hàm số $y = {e^{1 – 2x}}$.

A. $y’ = – 2{e^{1 – 2x}}$. B. $y’ = e{}^{1 – 2x}$. C. $y’ = {e^x}$. D. $y’ = 2{e^{1 – 2x}}$.

Câu 64: Trong các hàm số sau hàm số nào nghịch biến trên $\mathbb{R}$?

A. ${\log _3}{x^2}$ B. $y = \log \left( {{x^3}} \right)$ C. $y = {\left( {\frac{{\rm{e}}}{4}} \right)^x}$ D. $y = {\left( {\frac{2}{5}} \right)^{ – x}}$

Câu 65: Tìm giá trị lớn nhất của hàm số $f\left( x \right){\rm{ = }}\,{{\rm{e}}^{x + 1}} – 2$ trên đoạn $\left[ {0\,;\,3} \right]$.

A. ${{\rm{e}}^4} – 2$. B. ${{\rm{e}}^3} – 2$. C. ${\rm{e}} – 2$. D. ${{\rm{e}}^2} – 2$.

Câu 66: Giá trị lớn nhất của hàm số $y = {4^x}$ trên đoạn $\left[ {0;2} \right]$ bằng

A. $8$. B. $1$. C. $9$. D. $16$.

Hướng dẫn giải

 Dạng 00: Các câu hỏi chưa phân dạng

Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề sai?

A. Đồ thị hàm số$y = {x^\alpha }$ với $\alpha > 0$ không có tiệm cận.

B. Đồ thị hàm số$y = {x^\alpha }$ với $\alpha < 0$ có hai tiệm cận.

C. Hàm số$y = {x^\alpha }$ có tập xác định là $D = \mathbb{R}$.

D.Hàm số$y = {x^\alpha }$ với $\alpha < 0$ nghịch biến trên khoảng $\left( {0; + \infty } \right)$.

Lời giải

ChọnC

Đồ thị hàm số lũy thừa $y = {x^\alpha }$ trên khoảng $\left( {0; + \infty } \right)$

Với $\alpha > 0$, đồ thị hàm số$y = {x^\alpha }$ không có tiệm cận nên A đúng.

Với $\alpha < 0$, đồ thị hàm số$y = {x^\alpha }$ có hai tiệm cận $x = 0;y = 0$ nên B đúng.

Khi $\alpha $ không nguyên, hàm số$y = {x^\alpha }$ có tập xác định là $D = \left( {0; + \infty } \right)$ nên C sai.

Với $\alpha < 0$, hàm số$y = {x^\alpha }$ nghịch biến trên khoảng $\left( {0; + \infty } \right)$. Do đó D đúng.

Câu 2: Cho hàm số $y = {\log _{\frac{1}{x}}}\left( {1 – 2x + {x^2}} \right)$. Chọn mệnh đề đúng.

A. Hàm số liên tục trên $\left( {0; + \infty } \right)\backslash \left\{ 1 \right\}$. B. Hàm số liên tục trên $\left( {0;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.

C. Hàm số liên tục trên khoảng $\left( {1; + \infty } \right)$. D. Hàm số liên tục trên $\left( {0; + \infty } \right)$.

Lời giải

Điều kiện xác định $\left\{ \begin{array}{l}1 – 2x + {x^2} > 0\\\frac{1}{x} > 0\\\frac{1}{x} \ne 1\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x \ne 1\end{array} \right.$.

Ta có tập xác định $D = \left( {0;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$. Do đó hàm số liên tục trên các khoảng $\left( {0;1} \right)$ và $\left( {1; + \infty } \right)$. Suy ra hàm số liên tục trên $\left( {1; + \infty } \right)$. Chọn đáp án

C.

Câu 3: Trong các hàm số sau đây hàm số nào không phải là hàm số mũ.

A. $y = {5^{\frac{x}{3}}}$. B. $y = {\left( {\sqrt 3 } \right)^x}$. C. $y = {4^{ – x}}$. D. $y = {x^{ – 4}}$.

Lời giải

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Đồ thị hàm số $y = {5^x}$ có đúng $1$ tiệm cận đứng và không có tiệm cận ngang.

B. Đồ thị hàm số $y = {5^x}$ có đúng $1$ tiệm cận ngang và không có tiệm cận đứng.

C. Đồ thị hàm số $y = {5^x}$ có đúng $1$ tiệm cận ngang và đúng $1$ tiệm cận đứng.

D. Đồ thị hàm số $y = {5^x}$ không có tiệm cận ngang và không có tiệm cận đứng.

Lời giải

Đồ thị hàm số $y = {a^x}$ nhận trục hoành làm tiệm cận ngang.

Câu 5: Cho ${a^{2b}} = 5$. Tính $2.{a^{6b}}$.

A. $15$. B. $125$. C. $120$. D. $250$.

Lời giải

Ta có: $2.{a^{6b}} = 2{\left( {{a^{2b}}} \right)^3} = {2.5^3} = 250$.

Câu 6: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào không phải hàm số mũ?

A. $y = {5^x}$ . B. $y = {4^{ – x}}$ . C.  $y = {\left( {\sqrt 3 } \right)^x}$ . D. $y = {x^{ – 4}}$ .

Hàm số mũ là hàm số có dạng $y = {a^x}\,$  với $0 < a \ne 1$ .

Nên hàm số $y = {x^{ – 4}}$ không phải là hàm số mũ.

Câu 7: Hàm số nào sau đây là hàm số mũ?

A. $y = {\left( {\sin x} \right)^3}$. B. $y = {3^x}$. C. $y = {x^3}$. D. $y = \sqrt[3]{x}$.

Lời giải

Câu 8: Cho hàm số  $y = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^x}$. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$ . B. Đồ thị hàm số nhận Oy làm tiệm cận đứng.

C. Đồ thị hàm số luôn nằm trên trục Ox . D. Đồ thị hàm số nhận Ox làm tiệm cận ngang.

Lời giải

Vì $\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {\left( {\frac{1}{2}} \right)^x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} {\left( {\frac{1}{2}} \right)^x} = 1$ nên $Oy$ không là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^x}$ .

Câu 9: Hàm số nào sau đây không phải là hàm số mũ?

A. $y = {3^x}$. B. $y = \frac{1}{{{4^x}}}$. C. $y = {\pi ^x}$. D. $y = {x^\pi }$.

Lời giải

Câu 10: Mệnh đề nào dưới đây đúng với mọi số thực$x,{\rm{ }}y$?

A. ${\left( {\frac{2}{3}} \right)^x} = \frac{{{2^x}}}{3}$. B. ${2^x}{.2^y} = {2^{x + y}}$. C. $\frac{{{2^x}}}{{{2^y}}} = {2^{\frac{x}{y}}}$. D. ${\left( {{2^x}} \right)^y} = {2^{x + y}}$.

Lời giải

Ta có các chú ý sau:

${\left( {{a^x}} \right)^y} = {a^{xy}}$.

$\frac{{{a^x}}}{{{a^y}}} = {a^{x – y}}$.

${a^x}.{a^y} = {a^{x + y}}$.

${\left( {\frac{a}{b}} \right)^x} = \frac{{{a^x}}}{{{b^x}}}$.

Suy ra mệnh đề B đúng.

Câu 11: Cho $a > 0\,$, $b > 0\,$ và $x\,$, $y$ là các số thực bất kỳ. Đẳng thức nào sau đúng?

A. ${\left( {a + b} \right)^x} = {a^x} + {b^x}$. B. ${\left( {\frac{a}{b}} \right)^x} = {a^x}.{b^{ – x}}$.

C. ${a^{x + y}} = {a^x} + a{}^y$. D. ${a^x}{b^y} = {\left( {ab} \right)^{xy}}$.

Lời giải

Ta có ${\left( {\frac{a}{b}} \right)^x}$$ = \frac{{{a^x}}}{{{b^x}}}$$ = {a^x}.{b^{ – x}}$.

Câu 12: Cho hàm số $y = {\log _5}x$. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. Hàm số nghịch biến trên tập xác định.

B. Đồ thị hàm số nằm bên phải trục tung.

C. Tập xác định của hàm số là $\left( {0; + \infty } \right)$.

D. Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là trục tung.

Lời giải

Hàm số $y = {\log _a}x$ đồng biến trên khoảng $\left( {0; + \infty } \right)$ nếu $a > 1$và nghịch biến trên khoảng $\left( {0; + \infty } \right)$ nếu $0 < a < 1$.

Do đó hàm số $y = {\log _5}x$ đồng biến trên khoảng $\left( {0; + \infty } \right)$. sai.

Câu 13: Giả sử $a,b$ là các số thực dương và $x,y$ là các số thực. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. $a > b \Rightarrow {a^x} > {b^x}$. B. Với $0 < a < 1:$${a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x > y$.

C. Với $a > 1:$${a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x > y$. D. ${a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x > y$.

Lời giải

Hàm số $y = {a^x}$ đồng biến trên $\mathbb{R}$ với $a > 1$ suy ra ${a^x} > {a^y} \Leftrightarrow x > y$.

 Dạng 01: Tìm tập xác điịnh của hàm số

Câu 14: Tập xác định của hàm số $f(x) = {\left( {9{x^2} – 25} \right)^{ – 2}} + {\log _2}\left( {2x + 1} \right)$là

A. $\mathbb{R}\backslash \left\{ { \pm \frac{5}{3}} \right\}$. B. $\left( {\frac{5}{3}\,;\, + \infty } \right)$. C. $\left( { – \frac{1}{2}\,;\, + \infty } \right)\backslash \left\{ {\frac{5}{3}} \right\}$. D. $\left( { – \frac{1}{2}\,;\, + \infty } \right)$.

Lời giải

Điều kiện xác định của hàm số là $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{9{x^2} – 25 \ne 0}\\{2x + 1 > 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ne \pm \frac{5}{3}}\\{x > – \frac{1}{2}}\end{array}} \right.$.

Vậy $D = \left( { – \frac{1}{2}\,;\, + \infty } \right)\backslash \left\{ {\frac{5}{3}} \right\}$.

Câu 15: Tập xác định của hàm số $y = {(1 – x)^{ – 2}} + \log x$ là:

A. $(0; + \infty )$. B. $( – \infty ;1)$. C. $(0;1) \cup (1; + \infty )$. D. $(0;1)$.

Lời giải

Câu 16: Tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( { – 2{x^2} + x + 1} \right)$ là:

A. $D = \left( { – \frac{1}{2};1} \right)$ B. $\left( {1; + \infty } \right)$

C. $D = \left[ { – \frac{1}{2};2} \right)$ D. $D = \left( { – \infty ; – \frac{1}{2}} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$

Lời giải

Ta có $D = \left\{ {\forall x \in \mathbb{R}\left| { – 2{x^2} + x + 1 > 0} \right.} \right\} = \left\{ {\forall x \in \mathbb{R}\left| { – \frac{1}{2} < x < 1} \right.} \right\} = \left( { – \frac{1}{2};1} \right)$.

Câu 17: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( {\sqrt {{x^2} – x} } \right)$.

A. $D = \left( { – 1;3} \right)$. B. $D = \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.

C. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)$. D. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

Lời giải

Điều kiện xác định ${x^2} – x > 0 \Leftrightarrow x \in \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.

Câu 18: Điều kiện xác định của hàm số $y = {\log _2}\left( {x – 1} \right)$ là:

A. $x > 1$. B. $x < 1$. C. $\forall x \in \mathbb{R}$. D. $x \ne 1$.

Lời giải

Điều kiện xác định của hàm số $y = {\log _2}\left( {x – 1} \right)$ là $x – 1 > 0 \Leftrightarrow x > 1$.

Câu 19: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _3}\frac{{x + 1}}{{x – 3}}$.

A. $D = \left( {3; + \infty } \right)$. B. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

C. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right)$. D. $D = \left( { – 1;3} \right)$.

Lời giải

Điều kiện: $\frac{{x + 1}}{{x – 3}} > 0$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x < – 1\\x > 3\end{array} \right.$.

Vậy tập xác định $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

Câu 20: Tập xác định của hàm số $f(x) = {(4x – {x^2} – 3)^{\frac{1}{3}}}$

A. $( – \infty ;1) \cup (3; + \infty )$ . B. $( – \infty ;1{\rm{]}} \cup {\rm{[}}3; + \infty )$.   C. $(1;3)$. D. $\left[ {1;3} \right]$ .

Lời giải

Điều kiện xác định: $4x – {x^2} – 3 > 0 \Leftrightarrow 1 < x < 3$ .

Vậy hàm số có tập xác định là $\left( {1;3} \right)$ .

Câu 21: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( {{x^2} – 2x} \right)$.

A. $D = \left( { – \infty ;0} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)$. B. $D = \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)$.

C. $D = \left( {0; + \infty } \right)$. D. $D = \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left[ {2; + \infty } \right)$.

Lời giải

Biểu thức ${\log _2}\left( {{x^2} – 2x} \right)$ khi và chỉ khi${x^2} – 2x > 0 \Leftrightarrow x < 0$hoặc $x > 2$.

Vậy tập xác định của hàm số là $D = \left( { – \infty ;0} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)$.

Câu 22: Hàm số y = $\ln \left( { – {x^2} + 5x – 6} \right)$ có tập xác định là.

A. $\left( {2;3} \right)$. B. $\left( {0; + \infty } \right)$.

C. $\left( { – \infty ;0} \right)$. D. $\left( { – \infty ;2} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

Lời giải

Hàm số xác định khi $ – {x^2} + 5x – 6 > 0 \Leftrightarrow 2 < x < 3$.

Câu 23: Tập xác định của hàm số $y = \frac{1}{{\sqrt {{e^4} – {e^x}} }}$ là:

A. $( – \infty ;4]$. B. $( – \infty ;ln4)$. C. $\mathbb{R}\backslash \left\{ 4 \right\}$. D. $( – \infty ;4)$.

Lời giải

Hàm số $y = \frac{1}{{\sqrt {{e^4} – {e^x}} }}$ xác định khi ${e^4} – {e^x} > 0 \Leftrightarrow x < 4$.

Câu 24: Có bao nhiêu số nguyên $x > 0$ để hàm số $y = {\log _{2018}}\left( {10 – x} \right)$ xác định.

A. $10$ B. $2018$ C. Vô số D. $9$

Lời giải

$y$ xác định.$ \Leftrightarrow 10 – x > 0$$ \Leftrightarrow x < 10$.

Ta có: $0 < x < 10$.

Vậy có $9$ số nguyên thỏa đề.

Câu 25: Hàm số $y = {\log _2}\left( {3x – {x^2}} \right)$ có tập xác định là

A. $\left( {0;\, + \infty } \right)$. B. $\left( {0;\,3} \right)$. C. $\left[ {0;\,3} \right]$. D. $\mathbb{R}$.

Lời giải

Điều kiện: $3x – {x^2} > 0 \Leftrightarrow 0 < x < 3$.

Vậy: Tập xác định của hàm số là $\left( {0;\,3} \right)$.

Câu 26: Tập xác định của hàm số $y = \frac{1}{{1 – \ln x}}$ là

A. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\rm{e}} \right\}$. B. $D = \left( {0;{\rm{e}}} \right)$. C. $D = \left( {0; + \infty } \right)$. D. $D = \left( {0; + \infty } \right)\backslash \left\{ {\rm{e}} \right\}$.

Lời giải

Hàm số $y = \frac{1}{{1 – \ln x}}$ xác định $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\\ln x \ne 1\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x \ne {\rm{e}}\end{array} \right.$$ \Rightarrow D = \left( {0; + \infty } \right)\backslash \left\{ {\rm{e}} \right\}$.

Câu 27: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _{\frac{1}{5}}}\left( {4x – {x^2}} \right).$

A. $D = \left[ {0;\,\,4} \right]$. B. $D = \left( { – \infty ;\,\,0} \right] \cup \left[ {4;\,\, + \infty } \right)$.

C. $D = \left( { – \infty ;\,\,0} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)$. D. $D = \left( {0\,\,;\,\,4} \right)$.

Lời giải

Điều kiện  $4x – {x^2} > 0 \Leftrightarrow 0 < x < 4$.

Câu 28: Điều kiện xác định của phương trình ${\log _{2x – 3}}16 = 2$là:

A. $\frac{3}{2} < x \ne 2$. B. $x \in \left[ {\frac{3}{2};2} \right]$. C. $x \ne 2$. D. $x > \frac{3}{2}$.

Lời giải

Điều kiện xác định của phương trình là: $\left\{ \begin{array}{l}2x – 3 > 0\\2x – 3 \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > \frac{3}{2}\\x \ne 2\end{array} \right.$.

Câu 29: Tập xác định$D$ của hàm số$y = \ln \left( {x – 1} \right)$ là

A. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}.$ B. $D = \mathbb{R}.$ C. $D = \left( { – \infty ;1} \right).$ D. $D = \left( {1; + \infty } \right).$

Lời giải

Điều kiện:$x – 1 > 0 \Leftrightarrow x > 1$.

Vậy $D = \left( {1; + \infty } \right).$

Câu 30: Cho số thực $a\,\left( {a > 0,\,a \ne 1} \right)$. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Đồ thị hàm số $y = {a^x}$có đường tiệm cận là $x = 0$, đồ thị hàm số $y = {\log _a}x$có đường tiệm cận là $y = 0$.

B. Hàm số $y = {\log _a}x$ có tập xác định là $\mathbb{R}$.

C. Đồ thị hàm số $y = {a^x}$có đường tiệm cận là $y = 0$, đồ thị hàm số $y = {\log _a}x$ có đường tiệm cận là $x = 0$.

D. Đồ thị hàm số $y = {a^x}$ luôn cắt trục $Ox$.

Lời giải

Đồ thị hàm số $y = {a^x}$có đường tiệm cận là $y = 0$, đồ thị hàm số $y = {\log _a}x$ có đường tiệm cận là $x = 0$.

Câu 31: Tìm tập xác định $D$ của hàm số $y = {\log _2}\left( {{x^2} – 2x – 3} \right)$.

A. $D = \left[ { – 1;3} \right]$ B. $D = \left( { – 1;3} \right)$

C. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)$ D. $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$

Lời giải

Hàm số xác định khi và chỉ khi ${x^2} – 2x – 3 > 0$$ \Leftrightarrow $ $\left[ \begin{array}{l}x < – 1\\x > 3\end{array} \right.$.

Vậy tập xác định của hàm số là $D = \left( { – \infty ; – 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$.

Câu 32: Tập xác định của hàm số $y = {\log _3}\left( {x + 1} \right)$là

A. $\left( {0;\, + \infty } \right)$. B. $\left( {1;\, + \infty } \right)$. C. $\left( { – 1;\, + \infty } \right)$. D. $\left[ { – 1;\, + \infty } \right)$.

Lời giải

Hàm số được xác định $ \Leftrightarrow x + 1 > 0$$ \Leftrightarrow x > – 1$.

Vậy tập xác định $\left( { – 1;\, + \infty } \right)$.

Câu 33: Tập xác định của hàm số $y = \ln \left| {2 – {x^2}} \right|$ là:

A. $\left( { – 2;\,2} \right)$ B. $\mathbb{R}$. C. $\left( { – \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right)$. D. $\mathbb{R}\backslash \left\{ { – \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}$.

Lời giải

Điều kiện xác định của hàm số là: $\left| {2 – {x^2}} \right| > 0 \Leftrightarrow 2 – {x^2} \ne 0$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \sqrt 2 \\x \ne – \sqrt 2 \end{array} \right.$.

Vậy hàm số có tập xác định $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { – \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right\}$.

 Dạng 02: Tính đạo hàm các cấp

Câu 34: Đạo hàm của hàm số $y = {\log _3}\left( {{x^2} + x + 1} \right)$là:

A. $y’ = \frac{{\left( {2x + 1} \right)\ln 3}}{{{x^2} + x + 1}}$ B. $y’ = \frac{{2x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 3}}$

C. $y’ = \frac{{2x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}$ D. $y’ = \frac{1}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 3}}$

Lời giải

$y’ = \frac{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)’}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 3}} = \frac{{2x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 3}}$

Câu 35: Tính đạo hàm của hàm số $y = {2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}$.

A. $y’ = – \cos x{.2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}.ln2$. B. $y’ = \cos x{.2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}.ln2$.

C. $y’ = {2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}.ln2$. D. $y’ = \frac{{\cos x{{.2}^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}}}{{ln2}}$.

Lời giải

$y = {2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }} \Rightarrow y’ = {2^{{\mathop{\rm sinx}\nolimits} }}.ln2.\cos x$.

Câu 36: Tính đạo hàm của hàm số $y = {2^{x + 1}}$.

A. $y’ = \left( {x + 1} \right){2^x}\ln 2$. B. $y’ = {2^{x + 1}}\log 2$.

C. $y’ = {2^{x + 1}}\ln 2$. D. $y’ = \frac{{{2^{x + 1}}}}{{\ln 2}}$.

Lời giải

Câu 37: Cho hàm số $f(x) = \ln \left( {{x^4} + 1} \right)$. Đạo hàm $f’\left( 1 \right)$ bằng.

A. $2$. B. $\frac{{\ln 2}}{2}$. C. $1$. D. $\frac{1}{2}$.

Lời giải

Ta có: $\sqrt 2 + \sqrt 5 < 2 + \sqrt 3 $.

Câu 38: Đạo hàm của hàm số $y = {2020^x}$ là

A. $y’ = x{.2020^{x – 1}}$ B. $y’ = {2020^x}.\log 2020$

C. $y’ = {2020^x}\ln 2020$ D. $y’ = \frac{{{{2020}^x}}}{{\ln 2020}}$

Lời giải

Câu 39: Đạo hàm của hàm số $y = {\log _3}\left( {4x + 1} \right)$ là.

A. $y’ = \frac{{4\ln 3}}{{4x + 1}}$. B. $y’ = \frac{4}{{\left( {4x + 1} \right)\ln 3}}$. C. $y’ = \frac{1}{{\left( {4x + 1} \right)\ln 3}}$. D. $y’ = \frac{{\ln 3}}{{4x + 1}}$.

Lời giải

Với $x > – \frac{1}{4}$.

Áp dụng công thức ${\left( {{{\log }_a}u} \right)^\prime } = \frac{{u’}}{{u\ln a}}$ ta có $y’ = \frac{4}{{\left( {4x + 1} \right)\ln 3}}.$.

Câu 40: Tìm đạo hàm của hàm số $y = \ln \left( {{x^2} + x + 1} \right)$.

A. $y’ = \frac{1}{{{x^2} + x + 1}}$. B. $y’ = \frac{{ – 1}}{{{x^2} + x + 1}}$. C. $y’ = \frac{{2x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}$. D. $y’ = \frac{{ – \left( {2x + 1} \right)}}{{{x^2} + x + 1}}$.

Lời giải

Ta có: $y’ = \frac{{{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)}^\prime }}}{{{x^2} + x + 1}} = \frac{{2x + 1}}{{{x^2} + x + 1}}$.

Câu 41: Cho hàm số $y = {e^x} + {e^{ – x}}$. Tính $y”\left( 1 \right) = ?$.

A. $e + \frac{1}{e}$. B. $ – e – \frac{1}{e}$. C. $ – e + \frac{1}{e}$. D. $e – \frac{1}{e}$.

Lời giải

Ta có: $y’ = {e^x} – {e^{ – x}} \Rightarrow y” = {e^x} + {e^{ – x}} \Rightarrow y”\left( 1 \right) = e + \frac{1}{e}$.

Câu 42: Đạo hàm của hàm số $y = \ln \left( {1 – {x^2}} \right)$ là

A. $\frac{{2x}}{{{x^2} – 1}}$. B. $\frac{{ – 2x}}{{{x^2} – 1}}$. C. $\frac{1}{{{x^2} – 1}}$. D. $\frac{x}{{1 – {x^2}}}$.

Lời giải

$y’ = \frac{{{{\left( {1 – {x^2}} \right)}^\prime }}}{{1 – {x^2}}}$$ = \frac{{ – 2x}}{{1 – {x^2}}}$$ = \frac{{2x}}{{{x^2} – 1}}$.

Câu 43: Cho hàm số $f\left( x \right) = {\log _3}\left( {2x + 1} \right)$. Giá trị của $f’\left( 0 \right)$ bằng

A. $\frac{2}{{\ln 3}}$. B. $0$. C. $2\ln 3$. D. $2$.

Lời giải

Ta có $f’\left( x \right) = \frac{{{{\left( {2x + 1} \right)}^\prime }}}{{\left( {2x + 1} \right)\ln 3}}$$ = \frac{2}{{\left( {2x + 1} \right)\ln 3}}$$ \Rightarrow f’\left( 0 \right) = \frac{2}{{\ln 3}}$.

Câu 44: Cho hàm số $f\left( x \right) = {\log _2}\left( {{x^2} + 1} \right)$. Tính $f’\left( 1 \right)$

A. $f’\left( 1 \right) = \frac{1}{2}$ B. $f’\left( 1 \right) = \frac{1}{{2\ln 2}}$ C. $f’\left( 1 \right) = \frac{1}{{\ln 2}}$ D. $f’\left( 1 \right) = 1$

Lời giải

Vì $f’\left( x \right) = \frac{{2x}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\ln 2}}$

Nên $f’\left( 1 \right) = \frac{2}{{2\ln 2}} = \frac{1}{{\ln 2}}$

Vậy ta chọn

C.

Câu 45: Tính đạo hàm của hàm số $f\left( x \right) = \ln \left( {{e^{2x}} + 1} \right)$.

A. $f’\left( x \right) = \frac{{{e^{2x}}}}{{2\left( {{e^{2x}} + 1} \right)}}$. B. $f’\left( x \right) = \frac{{{e^{2x}}}}{{{e^{2x}} + 1}}$.

C. $f’\left( x \right) = \frac{{2{e^{2x}}}}{{{e^{2x}} + 1}}$. D. $f’\left( x \right) = \frac{1}{{{e^{2x}} + 1}}$.

Lời giải

$f’\left( x \right) = \frac{{{{\left( {{e^{2x}} + 1} \right)}^\prime }}}{{{e^{2x}} + 1}} = \frac{{2{e^{2x}}}}{{{e^{2x}} + 1}}$.

Câu 46: Cho hàm số $y = {e^{3x}}.\sin 5x$. Tìm $m$ để $6y’ – y” + my = 0$ với mọi $x \in \mathbb{R}$.

A. $m = 34$. B. $m = – 34$. C. $m = – 30$. D. $m = 30$.

Lời giải

Xét hàm số $y = {e^{3x}}.\sin 5x$.

Ta có: $y’ = 3{e^{3x}}.\sin 5x + 5{e^{3x}}.cos5x$; $y” = – 16{e^{3x}}.\sin 5x + 30{e^{3x}}.cos5x$.

Do đó: $6y’ – y” + my = 6\left( {3{e^{3x}}.\sin 5x + 5{e^{3x}}.cos5x} \right) – \left( { – 16{e^{3x}}.\sin 5x + 30{e^{3x}}.cos5x} \right) + m{e^{3x}}.\sin 5x$

$ = \left( {34 + m} \right){e^{3x}}.\sin 5x$.

Vậy $6y’ – y” + my = 0,\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow \left( {34 + m} \right){e^{3x}}.\sin 5x = 0,\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow 34 + m = 0 \Leftrightarrow m = – 34$.

Câu 47: Hàm số $y = {\log _2}\left( {2x + 1} \right)$ có đạo hàm $y’$ bằng

A. $\frac{{2\ln 2}}{{2x + 1}}$. B. $\frac{2}{{\left( {2x + 1} \right)\ln 2}}$. C. $\frac{2}{{\left( {2x + 1} \right)\log 2}}$. D. $\frac{1}{{\left( {2x + 1} \right)\ln 2}}$.

Lời giải

$y = {\log _2}\left( {2x + 1} \right) \Rightarrow y’ = \frac{{{{\left( {2x + 1} \right)}^\prime }}}{{\left( {2x + 1} \right)\ln 2}} = \frac{2}{{\left( {2x + 1} \right)\ln 2}}$.

Câu 48: Tính đạo hàm của hàm số $y = {\log _2}\left( {{x^2} + x + 1} \right)$.

A. $y’ = – \frac{{2x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$. B. $y’ = \frac{{2x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$.

C. $y’ = \frac{{2x + 2}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$. D. $y’ = \frac{{x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$.

Lời giải

Ta có: $y’ = \frac{{{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)}^\prime }}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}} = \frac{{2x + 1}}{{\left( {{x^2} + x + 1} \right)\ln 2}}$.

Câu 49: Tính đạo hàm của hàm số $y = {9^x}$.

A. $y’ = {9^x}\ln 9$. B. $y’ = \frac{1}{{x\ln 9}}$. C. $y’ = \frac{{{9^x}}}{{\ln 9}}$. D. $y’ = {9^{x – 1}}$.

Lời giải

Đây là dạng toán tính đạo hàm của hàm số mũ.

Ta có công thức như sau: $y = {a^{u\left( x \right)}} \Rightarrow y’ = {a^{u\left( x \right)}}.u’\left( x \right).\ln a$.

Khi đó $y = {9^x} \Rightarrow y’ = {9^x}.\ln 9$.

Câu 50: Cho hàm số $y = {2^x}{.5^x}$. Tính $f’\left( 0 \right)$.

A. $f’\left( 0 \right) = 1$. B. $f’\left( 0 \right) = \frac{1}{{\ln 10}}$. C. $f’\left( 0 \right) = \ln 10$. D. $f’\left( 0 \right) = 10\ln 10$.

Lời giải

$y = {2^x}{.5^x} = {10^x}$.

$y’ = {10^x}.\ln 10$.

$f’\left( 0 \right) = {10^0}.\ln 10 = \ln 10$.

Câu 51: Cho hàm số $y = \frac{1}{{x + 1 + \ln x}}$ với $x > 0$. Khi đó $ – \frac{{y’}}{{{y^2}}}$ bằng

A. $\frac{{x + 1}}{{1 + x + \ln x}}$. B. $\frac{x}{{1 + x + \ln x}}$. C. $1 + \frac{1}{x}$. D. $\frac{x}{{x + 1}}$.

Lời giải

Ta có: $y’ = – \frac{{{{\left( {x + 1 + \ln x} \right)}^\prime }}}{{{{\left( {x + 1 + \ln x} \right)}^2}}} = \frac{{ – 1 – \frac{1}{x}}}{{{{\left( {x + 1 + \ln x} \right)}^2}}} = – \frac{{x + 1}}{x}.{y^2}$

$ \Leftrightarrow $$ – \frac{{y’}}{{{y^2}}} = \frac{{x + 1}}{x}$

Câu 52: Tính đạo hàm của hàm số $y = {e^{3{\rm{x}} + 1}}$.

A. $y’ = \left( {3x + 1} \right){e^{3x}}$. B. $y’ = 3{e^{3x}}$. C. $y’ = 3{e^{3x + 1}}$. D. $y’ = {e^{3x + 1}}$.

Lời giải

$y = {e^{3x + 1}} \Rightarrow y’ = {\left( {3x + 1} \right)^\prime }{e^{3x + 1}} = 3{e^{3x + 1}}$.

Câu 53: Đạo hàm của hàm số $f(x) = {2^x}$ là

A. $\frac{{{2^x}}}{{\ln 2}}$. B. ${2^x}$. C. ${2^x}\ln 2$. D. $x{.2^{x – 1}}$.

Lời giải

Câu 54: Cho hàm số $f\left( x \right) = \ln \sqrt {1 + {{\rm{e}}^x}} $. Tính $f’\left( {\ln 2} \right)$

A. $2$ B. $ – 2$ C. $0,3$ D. $\frac{1}{3}$

Lời giải

Ta có $f’\left( x \right) = \frac{{{{\left( {\sqrt {1 + {{\rm{e}}^x}} } \right)}^\prime }}}{{\sqrt {1 + {{\rm{e}}^x}} }}$$ = \frac{{\frac{{{{\rm{e}}^x}}}{{2\sqrt {1 + {{\rm{e}}^x}} }}}}{{\sqrt {1 + {{\rm{e}}^x}} }}$$ = \frac{{{{\rm{e}}^x}}}{{2\left( {1 + {{\rm{e}}^x}} \right)}}$$ \Rightarrow f’\left( {\ln 2} \right) = \frac{{{{\rm{e}}^{\ln 2}}}}{{2\left( {1 + {{\rm{e}}^{\ln 2}}} \right)}} = \frac{1}{3}$.

Câu 55: Tính đạo hàm số $y = {\log _2}x$ có đạo hàm

A. $\frac{1}{{\ln 2}}.$ B. $\frac{1}{{x\ln 2}}.$ C. $\frac{1}{x}.\ln 2.$ D. $\frac{1}{x}.$

Lời giải

$y’ = {\left( {{{\log }_2}x} \right)^\prime } = \frac{1}{{x.\ln 2}}$.

Câu 56: Hàm số $f\left( x \right) = {2^{3x + 4}}$ có đạo hàm là:

A. $f’\left( x \right) = {3.2^{3x + 4}}.\ln 2$. B. $f’\left( x \right) = {2^{3x + 4}}.\ln 2$.

C. $f’\left( x \right) = \frac{{{2^{3x + 4}}}}{{\ln 2}}$. D. $f’\left( x \right) = \frac{{{{3.2}^{3x + 4}}}}{{\ln 2}}$.

Lời giải

Áp dụng công thức ${\left( {{a^u}} \right)^\prime } = {a^u}.\ln a.u’$.

Ta có $f’\left( x \right) = {\left( {{2^{3x + 4}}} \right)^\prime } = {2^{3x + 4}}.\ln 2.{\left( {3x + 4} \right)^\prime } = {3.2^{3x + 4}}.\ln 2$.

Câu 57: Tìm đạo hàm của hàm số $y = {\pi ^x}$.

A. $y’ = {\pi ^x}\ln \pi $. B. $y’ = \frac{{{\pi ^x}}}{{\ln \pi }}$. C. $y’ = x{\pi ^{x – 1}}\ln \pi $. D. $y’ = x{\pi ^{x – 1}}$.

Lời giải

${\left( {{\pi ^x}} \right)^\prime } = {\pi ^x}.\ln \pi .$ Dạng tổng quát ${\left( {{a^x}} \right)^\prime } = {a^x}.\ln a$.

Câu 58: Tính đạo hàm của hàm số $y = {2018^x}\ln x$ với $x > 0$.

A. $y’ = {2018^x}\left( {\ln 2018\ln x + \frac{1}{x}} \right)$ B. $y’ = {2018^x}\frac{1}{x}\ln 2018$

C. $y’ = {2018^x}\left( {\ln 2018 + \frac{1}{x}} \right)$ D. $y’ = {2018^x}\left( {\ln x + \frac{1}{x}} \right)$

Lời giải

Ta có: $y’ = {2018^x}\ln 2018\ln x + \frac{1}{x}{2018^x} = {2018^x}\left( {\ln 2018\ln x + \frac{1}{x}} \right)$.

Câu 59: Tính đạo hàm của hàm số $f\left( x \right) = {\log _2}\left( {x + 1} \right)$.

A. $f’\left( x \right) = \frac{1}{{x + 1}}$. B. $f’\left( x \right) = \frac{x}{{\left( {x + 1} \right)\ln 2}}$.

C. $f’\left( x \right) = 0$. D. $f’\left( x \right) = \frac{1}{{\left( {x + 1} \right)\ln 2}}$.

Lời giải

Ta có: $f’\left( x \right) = {\left[ {{{\log }_2}\left( {x + 1} \right)} \right]^\prime }$$ = \frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^\prime }}}{{\left( {x + 1} \right)\ln 2}}$$ = \frac{1}{{\left( {x + 1} \right)\ln 2}}$.

Câu 60: Tính đạo hàm của hàm số $y = {\log _5}\left( {{x^2} + 2} \right)$.

A. $y’ = \frac{1}{{\left( {{x^2} + 2} \right)\ln 5}}$. B. $y’ = \frac{{2x}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)\ln 5}}$. C. $y’ = \frac{{2x}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)}}$. D. $y’ = \frac{{2x\ln 5}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)}}$.

Lời giải

Áp dụng công thức ${\left( {{{\log }_a}u} \right)^\prime } = \frac{{u’}}{{u\ln a}}$ ta được: $y’ = \frac{{2x}}{{\left( {{x^2} + 2} \right)\ln 5}}$.

Câu 61: Đạo hàm của hàm số $y = (2{x^2} – 5x + 2){{\rm{e}}^{\rm{x}}}$ là

A. $\left( {4x – 5} \right){{\rm{e}}^{\rm{x}}}$. B. $x{{\rm{e}}^{\rm{x}}}$. C. $\left( {2{x^2} – x – 3} \right){{\rm{e}}^{\rm{x}}}$. D. $2{x^2}{{\rm{e}}^{\rm{x}}}$.

Lời giải

Ta có: $\left[ {\left( {2{x^2} – 5x + 2} \right){e^x}} \right]’ = (4x – 5){e^x} + \left( {2{x^2} – 5x + 2} \right){e^x} = (2{x^2} – x – 3){e^x}$.

Câu 62: Tính đạo hàm của hàm số $y = {7^{{x^2} + x – 2}}$.

A. $y’ = (x + 1){.7^{{x^2} + x – 2}}.\ln 7$. B. $y’ = (7x + 1){.7^{{x^2} + x – 2}}.\ln 7$.

C. $y’ = (2x + 1){.7^{{x^2} + x – 2}}.\ln 7$. D. $y’ = (2x + 7){.7^{{x^2} + x – 2}}.\ln 7$.

Lời giải

Ta có $y = {7^{{x^2} + x – 2}} \Rightarrow y’ = {7^{{x^2} + x – 2}}.{\left( {{x^2} + x – 2} \right)^\prime }\ln 7 = {7^{{x^2} + x – 2}}.\left( {2x + 1} \right)\ln 7$.

Câu 63: Đạo hàm của hàm số $y = {e^{1 – 2x}}$.

A. $y’ = – 2{e^{1 – 2x}}$. B. $y’ = e{}^{1 – 2x}$. C. $y’ = {e^x}$. D. $y’ = 2{e^{1 – 2x}}$.

Lời giải

Ta có:$$ $y = {e^{1 – 2x}} \Rightarrow y’ = (1 – 2x)'{e^{1 – 2x}} = – 2{e^{1 – 2x}}$.

 Dạng 03: Toán Max-Min với hàm mũ, lôgarit

Câu 64: Trong các hàm số sau hàm số nào nghịch biến trên $\mathbb{R}$?

A. ${\log _3}{x^2}$ B. $y = \log \left( {{x^3}} \right)$ C. $y = {\left( {\frac{{\rm{e}}}{4}} \right)^x}$ D. $y = {\left( {\frac{2}{5}} \right)^{ – x}}$

Lời giải

Hàm số mũ $y = {a^x}$ với $0 < a < 1$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$.

Ta có $0 < \frac{{\rm{e}}}{4} < 1$ nên hàm số $y = {\left( {\frac{{\rm{e}}}{4}} \right)^x}$nghịch biến trên $\mathbb{R}$.

Câu 65: Tìm giá trị lớn nhất của hàm số $f\left( x \right){\rm{ = }}\,{{\rm{e}}^{x + 1}} – 2$ trên đoạn $\left[ {0\,;\,3} \right]$.

A. ${{\rm{e}}^4} – 2$. B. ${{\rm{e}}^3} – 2$. C. ${\rm{e}} – 2$. D. ${{\rm{e}}^2} – 2$.

Lời giải

Hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên đoạn $\left[ {0\,;\,3} \right]$.

Ta có $f’\left( x \right){\rm{ = }}\,{{\rm{e}}^{x + 1}} > 0,\,\forall x \in \left[ {0\,;\,3} \right]$.

Suy ra hàm số $f\left( x \right)$ đồng biến trên đoạn $\left[ {0\,;\,3} \right]$.

Suy ra $\mathop {Max}\limits_{\left[ {0\,;\,3} \right]} f\left( x \right) = f\left( 3 \right) = {{\rm{e}}^{3 + 1}} – 1 = {{\rm{e}}^4} – 2$.

 Dạng 04: Toán Max-Min liên quan mũ và lôgarit

Câu 66: Giá trị lớn nhất của hàm số $y = {4^x}$ trên đoạn $\left[ {0;2} \right]$ bằng

A. $8$. B. $1$. C. $9$. D. $16$.

Lời giải

Vì hàm số $y = {4^x}$ đồng biến trên $\left[ {0;2} \right]$ nên $y\left( 0 \right) \le y \le y\left( 2 \right),\,\forall x \in \left[ {0;2} \right]$.

Suy ra $\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} y = y\left( 2 \right) = {4^2} = 16$.

 

Bài trướcChuyên Đề Rút Gọn Biểu Thức Mũ Lôgarit Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải
Bài tiếp theoChuyên Đề Rút Gọn Biểu Thức Lũy Thừa Mũ Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments