Cách Xác Định m Để GTLN Và GTNN Của Hàm Số Bằng Một Số Cho Trước

0
2527

I. Phương pháp

+ Nếu hàm số $y = f(x)$ đồng biến trên $\left[ {a;b} \right]$ thì $\mathop {\min }\limits_{\left[ {a;b} \right]} f(x) = f(a)$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ {a;b} \right]} f(x) = f(b)$.

+ Nếu hàm số $y = f(x)$ nghịch biến trên $\left[ {a;b} \right]$ thì $\mathop {\min }\limits_{\left[ {a;b} \right]} f(x) = f(b)$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ {a;b} \right]} f(x) = f(a)$.

II. Các ví dụ

Ví dụ 1. Cho hàm số $y = {x^3} + 3{x^2} + m$. Tìm $m$ để $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} y + \mathop {max}\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} y = 4$.

Lời giải

Ta tìm $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} y$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} y$.

Ta có: $y’ = 3{x^2} + 6x$

$y’ = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} + 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 0\,\,(nhận) \hfill \\
x = – 2\,\,(loại) \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Khi đó, $y( – 1) = m + 2$; $y(2) = m + 20$; $y(0) = m$

Suy ra, $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} y = y\left( 2 \right) = m + 20$; $\mathop {max}\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} y = y\left( 0 \right) = m$.

Theo đề $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} y + \mathop {max}\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} y = 4$$ \Leftrightarrow m + m + 20 = 4$$ \Leftrightarrow m = – 8$

Vậy $m = – 8$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 2. Cho hàm số $y = – {x^4} + 2{x^2} – m$. Tìm $m$ để $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;0} \right]} y + \mathop {max}\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;0} \right]} y = 10$.

Lời giải

Ta tìm $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;0} \right]} y$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;0} \right]} y$.

Ta có: $y’ = – 4{x^3} + 4x$

$y’ = 0 \Leftrightarrow – 4{x^3} + 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 1\,\,(loại) \hfill \\
x = 0\,\,(nhận) \hfill \\
x = – 1\,\,(nhận) \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Khi đó, $y\left( { – \sqrt 3 } \right) = – 3 – m$; $y(0) = – m$; $y( – 1) = 1 – m$.

Suy ra,$\mathop {\min }\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;0} \right]} y = y\left( { – \sqrt 3 } \right) = – 3 – m$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;0} \right]} y = y( – 1) = 1 – m$.

Theo đề $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;0} \right]} y + \mathop {max}\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;0} \right]} y = 10$$ \Leftrightarrow – 3 – m + 1 – m = 10$$ \Leftrightarrow m = – 6$

Vậy $m = – 6$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 3. Cho hàm số $y = \frac{{x – m}}{{x – 2}}$. Tìm $m$ để $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;1} \right]} y = 5$.

Lời giải

Ta có: $y’ = \frac{{ – 2 + m}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}}$

Trường hợp 1: $ – 2 + m > 0 \Leftrightarrow m > 2$$ \Rightarrow $Hàm số $y$ đồng biến trên $\left[ { – 2;1} \right]$

Nên $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;1} \right]} y = y\left( { – 2} \right) = \frac{{ – 2 – m}}{{ – 2 – 2}} = \frac{{2 + m}}{4}$.

Theo đề $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;1} \right]} y = 5 \Leftrightarrow \frac{{2 + m}}{4} = 5$$ \Leftrightarrow 2 + m = 20 \Leftrightarrow m = 18$ (thỏa $m > 2$).

Trường hợp 2: $ – 2 + m < 0 \Leftrightarrow m < 2$$ \Rightarrow $Hàm số $y$ nghịch biến trên $\left[ { – 2;1} \right]$

Nên $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;1} \right]} y = y\left( 1 \right) = \frac{{1 – m}}{{1 – 2}} = – 1 + m$.

Theo đề $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;1} \right]} y = 5 \Leftrightarrow – 1 + m = 5$$ \Leftrightarrow m = 6$ (không thỏa $m < 2$).

Trường hợp 3: $ – 2 + m = 0 \Leftrightarrow m = 2$$ \Rightarrow $ $y = 1$

Theo đề $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;1} \right]} y = 5 \Leftrightarrow 1 = 5$ (vô lí)

Vậy, $m = 18$ thỏa mãn yêu cầu bài toán

Ví dụ 4. Cho hàm số $y = \frac{{2x – m}}{{x + 3}}$. Tìm $m$ để $\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} y + 4\mathop {max}\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = 11$.

Lời giải

Ta có: $y’ = \frac{{6 + m}}{{{{\left( {x + 3} \right)}^2}}}$

Trường hợp 1: $6 + m > 0 \Leftrightarrow m > – 6$$ \Rightarrow $Hàm số $y$ đồng biến trên $\left[ {0;1} \right]$

Nên $\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = y\left( 0 \right) = \frac{{ – m}}{3}$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = y\left( 1 \right) = \frac{{2 – m}}{4}$.

Theo đề $\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} y + \mathop {max}\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = 11$$ \Leftrightarrow \frac{{ – m}}{3} + 4.\frac{{2 – m}}{4} = 11$

$ \Leftrightarrow \frac{{ – m}}{3} + 2 – m = 11$$ \Leftrightarrow m = – \frac{{27}}{4}$(không thỏa $m > – 6$).

Trường hợp 2: $6 + m < 0 \Leftrightarrow m < – 6$$ \Rightarrow $Hàm số $y$ nghịch biến trên $\left[ {0;1} \right]$

Nên $\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = y\left( 1 \right) = \frac{{2 – m}}{4}$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = y\left( 0 \right) = \frac{{ – m}}{3}$.

Theo đề $\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} y + \mathop {max}\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = 11$$ \Leftrightarrow \frac{{2 – m}}{4} + 4.\frac{{ – m}}{3} = 11 \Leftrightarrow m = – \frac{{126}}{{19}}$ (thỏa $m < – 6$).

Trường hợp 3: $6 + m = 0 \Leftrightarrow m = – 6$$ \Rightarrow $ $y = 2$

Theo đề $\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} y + 4\mathop {max}\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = 11 \Leftrightarrow 2 + 4.2 = 11$ (vô lí)

Vậy, $m = – \frac{{126}}{{19}}$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 5. Cho hàm số $y = \frac{{{x^2} – {m^2}}}{x}$. Tìm $m$ để $\mathop {\min }\limits_{\left[ {1;3} \right]} y + 3\mathop {max}\limits_{\left[ {1;3} \right]} y = 5$.

Lời giải

Ta tìm $\mathop {\min }\limits_{\left[ {1;3} \right]} y$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ {1;3} \right]} y$.

Ta có: $y’ = \frac{{{x^2} – {m^2}}}{x} = \frac{{{{\left( {{x^2} – {m^2}} \right)}^\prime }x – \left( {{x^2} – {m^2}} \right){{\left( x \right)}^\prime }}}{{{x^2}}}$

$ = \frac{{2x.x – \left( {{x^2} – {m^2}} \right).1}}{{{x^2}}}$$ = \frac{{{x^2} + {m^2}}}{{{x^2}}} > 0,\,\forall x \in \left[ {1;3} \right]$

$ \Rightarrow $Hàm số $y$ đồng biến trên $\left[ {1;3} \right]$

Suy ra, $\mathop {\min }\limits_{\left[ {1;3} \right]} y = y\left( 1 \right) = 1 – {m^2}$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ {1;3} \right]} y = y\left( 3 \right) = \frac{{9 – {m^2}}}{3}$.

Theo đề, $\mathop {\min }\limits_{\left[ {1;3} \right]} y + 3\mathop {max}\limits_{\left[ {1;3} \right]} y = 5$$ \Leftrightarrow 1 – {m^2} + 9 – {m^2} = 5 \Leftrightarrow {m^2} = \frac{5}{2} \Rightarrow m = \pm \frac{{\sqrt {10} }}{2}$

Vậy $m = \pm \sqrt 5 $ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 6. Cho hàm số $y = \frac{{ – {x^2} + 2x + {m^2}}}{{x – 2}}$. Tìm $m$ để $\mathop {2\min }\limits_{\left[ { – 2;0} \right]} y + 4\mathop {max}\limits_{\left[ { – 2;0} \right]} y = – 10$.

Lời giải

Ta tìm $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;0} \right]} y$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ { – 2;0} \right]} y$.

Ta có: $y’ = \frac{{{{\left( { – {x^2} + 2x + {m^2}} \right)}^\prime }\left( {x – 2} \right) – \left( { – {x^2} + 2x + {m^2}} \right){{\left( {x – 2} \right)}^\prime }}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}}$

$ = \frac{{\left( { – 2x + 2} \right)\left( {x – 2} \right) – \left( { – {x^2} + 2x + {m^2}} \right).1}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}}$

$ = \frac{{\left( { – 2x + 2} \right)\left( {x – 2} \right) – \left( { – {x^2} + 2x + {m^2}} \right).1}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}}$

$ = \frac{{ – 2{x^2} + 4x + 2x – 4 + {x^2} – 2x – {m^2}}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}}$

$ = \frac{{ – {x^2} + 4x – 4 – {m^2}}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}} = \frac{{ – \left( {{x^2} – 4x + 4} \right) – {m^2}}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}}$

$ = \frac{{ – {{\left( {x – 2} \right)}^2} – {m^2}}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}} < 0,\,\forall x \in \left[ { – 2;0} \right]$

$ \Rightarrow $Hàm số nghịch biến trên $\left[ { – 2;0} \right]$

Suy ra, $\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;0} \right]} y = y\left( 0 \right) = – \frac{{{m^2}}}{2}$ và $\mathop {max}\limits_{\left[ { – 2;0} \right]} y = y\left( { – 2} \right) = \frac{{8 – {m^2}}}{4}$.

Theo đề, $\mathop {2\min }\limits_{\left[ { – 2;0} \right]} y + 4\mathop {max}\limits_{\left[ { – 2;0} \right]} y = 1$$ \Leftrightarrow – {m^2} + 8 – {m^2} = – 10$$ \Leftrightarrow {m^2} = 9 \Rightarrow m = \pm 3$

Vậy $m = \pm 3$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Cách Xác Định m Để GTLN Và GTNN Của Hàm Số Bằng Một Số Cho Trước
Bài trướcBài Tập Chuyên Sâu Tiếng Anh 9 Unit 1 Local Environment Có Đáp Án
Bài tiếp theoBài Tập Bổ Trợ Tiếng Anh 12 Unit 1 Life Stories We Admire Có Đáp Án
cach-xac-dinh-m-de-gtln-va-gtnn-cua-ham-so-bang-mot-so-cho-truocCách xác định m để GTLN và GTNN của hàm số bằng một số cho trước giúp học tập và rèn luyện một cách hiệu quả nhất.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments