Phương Pháp Tìm m Để Hàm Số Đồng Biến Nghịch Biến Trên Một Khoảng

0
2340

Phương pháp tìm m để hàm số đồng biến nghịch biến trên một khoảng gồm 3 dạng hàm số cơ bản: Hàm số bậc ba, hàm số bậc bốn, hàm số bậc nhất trên bậc nhất.

I. Phương pháp

1. Hàm số bậc ba $y = f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d$.

Bước 1. Tập xác định: $D = \mathbb{R}$.

Bước 2. Tính đạo hàm $y’ = f’\left( x \right) = 3a{x^2} + 2bx + c$.

Để $f\left( x \right)$ đồng biến trên $\mathbb{R} \Leftrightarrow y’ = f’\left( x \right) \geqslant 0,\forall x \in \mathbb{R}$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{a_{f’\left( x \right)}} = 3a > 0} \\
{{\Delta _{f’\left( x \right)}} = 4{b^2} – 12ac \leqslant 0}
\end{array} \Rightarrow m} \right.$?

Để $f\left( x \right)$ nghịch biến trên $\mathbb{R} \Leftrightarrow y’ = f’\left( x \right) \leqslant 0,\forall x \in \mathbb{R}$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{a_{f’\left( x \right)}} = 3a < 0} \\
{{\Delta _{f’\left( x \right)}} = 4{b^2} – 12ac \leqslant 0}
\end{array} \Rightarrow m} \right.$?

Lưu ý: Dấu của tam thức bậc hai $f\left( x \right) = a{x^2} + bx + c$.

$f\left( x \right) \geqslant 0,\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{a > 0} \\
{\Delta \leqslant 0}
\end{array}} \right.$.

$f\left( x \right) \leqslant 0,\forall x \in \mathbb{R} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{a < 0} \\
{\Delta \leqslant 0}
\end{array}} \right.$.

2. Hàm số nhất biến $y = f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}$.

Bước 1. Tập xác định: $D = \mathbb{R} \setminus \left\{ { – \frac{d}{c}} \right\}$.

Bước 2. Tính đạo hàm $y’ = f’\left( x \right) = \frac{{a.d – b.c}}{{{{(cx + d)}^2}}}$.

Để $f\left( x \right)$ đồng biến trên $D \Leftrightarrow y’ = f’\left( x \right) > 0,\forall x \in D$ $ \Leftrightarrow a.d – b.c > 0 \Rightarrow m$?

Để $f\left( x \right)$ nghịch biến trên $D \Leftrightarrow y’ = f’\left( x \right) < 0,\forall x \in D$$ \Leftrightarrow a.d – b.c < 0 \Rightarrow m$ ?

Để $f\left( x \right)$ đồng biến trên $\left( {h;k} \right)$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
a.d – b.c > 0 \hfill \\
\left( {h;k} \right) \subset D \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow m$?

Để $f\left( x \right)$ nghịch biến trên $\left( {h;k} \right)$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
a.d – b.c < 0 \hfill \\
\left( {h;k} \right) \subset D \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow m$?

3. Chú ý: Một số bài toán thì ta phải cô lập tham số $m$, tức là biến đổi $f’\left( {x,m} \right) \geqslant 0\left( { \leqslant 0} \right)$$ \Leftrightarrow g\left( x \right) \geqslant m\left( { \leqslant m} \right)$.

Bước 1. Xác định tham số để hàm số $f$ xác định trên khoảng đã cho.

Bước 2. Tính $f’\left( {x,m} \right)$.

Bước 3. Để giải bài toán dạng này, ta thường sử dụng các tính chất sau.

Nếu hàm số đồng biến trên $\left( {a;b} \right)$ thì

$f’\left( x \right) \geqslant 0,\forall x \in \left[ {a;b} \right]$$ \to g\left( x \right) \geqslant h\left( m \right),\forall x \in \left[ {a;b} \right]$$ \Leftrightarrow \mathop {\min }\limits_{\left[ {a;b} \right]} g(x) \geqslant h(m)$.

Nếu hàm số nghịch biến trên $\left( {a;b} \right)$ thì $f’\left( x \right) \leqslant 0,\forall x \in \left[ {a;b} \right]$$ \to g\left( x \right) \leqslant h\left( m \right),\forall x \in \left[ {a;b} \right]$$ \Leftrightarrow \mathop {max}\limits_{\left[ {a;b} \right]} g(x) \leqslant h(m)$.

II. Các ví dụ minh họa
1. Tìm $m$ để hàm số bậc ba đơn điệu trên một khoảng:

Ví dụ 1. Tìm $m$ để hàm số $y = {x^3} + \left( {m + 1} \right){x^2} + 3x + 2025$ đồng biến trên $\mathbb{R}$.

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R}$.

Ta có: $y’ = 3{x^2} + 2\left( {m + 1} \right)x + 3$.

Hàm số $y = {x^3} + \left( {m + 1} \right){x^2} + 3x + 2$ đồng biến trên $\mathbb{R}$ khi và chỉ khi $y’ \geqslant 0,\forall x \in \mathbb{R}$.

$ \Leftrightarrow \Delta ‘ = {(m + 1)^2} – 9 \leqslant 0$$ \Leftrightarrow {m^2} + 2m – 8 \leqslant 0 \Leftrightarrow – 4 \leqslant m \leqslant 2$.

Vậy $m \in \left[ { – 4;2} \right]$.

Ví dụ 2. Tìm điều kiện của $m$ để hàm số $y = \left( {{m^2} – 1} \right){x^3} + \left( {m – 1} \right){x^2} – x – 10$ nghịch biến trên khoảng $\left( { – \infty ; + \infty } \right)$.

Lời giải

TH1: $m = 1$. Ta có: $y = – x + 4$ là phương trình của một đường thẳng có hệ số góc âm nên hàm số luôn nghịch biến trên $\mathbb{R}$. Do đó nhận $m = 1$.

TH2: $m = – 1$. Ta có: $y = – 2{x^2} – x + 4$ là phương trình của một đường Parabol nên hàm số không thể nghịch biến trên $\mathbb{R}$. Do đó loại $m = – 1$.

TH3: $m \ne \pm 1$. Khi đó hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( { – \infty ; + \infty } \right) \Leftrightarrow y’ \leqslant 0\forall x \in \mathbb{R}$, dấu ” $ = $ ” chỉ xảy ra ở hữu hạn điểm trên $\mathbb{R}$.

$ \Leftrightarrow 3\left( {{m^2} – 1} \right){x^2} + 2\left( {m – 1} \right)x – 1 \leqslant 0,\forall x \in \mathbb{R}$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{a < 0} \\
{\Delta ‘ \leqslant 0}
\end{array}} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{m^2} – 1 < 0} \\
{{{(m – 1)}^2} + 3\left( {{m^2} – 1} \right) \leqslant 0}
\end{array}} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{m^2} – 1 < 0} \\
{\left( {m – 1} \right)\left( {4m + 2} \right) \leqslant 0}
\end{array}} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{ – 1 < m < 1} \\
{ – \frac{1}{2} \leqslant m \leqslant 1}
\end{array} \Leftrightarrow – \frac{1}{2} \leqslant m < 1} \right.$
Vậy $m \in \left[ { – \frac{1}{2};1} \right]$

Ví dụ 3. Tìm $m$ để hàm số $y = {x^3} + 3{x^2} – mx + 2$ đồng biến trên $\left( { – \infty ;2} \right)$.

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R}$.

$y’ = 3{x^2} + 6x – m$

Hàm số đồng biến trên $\left( { – \infty ;2} \right)$$ \Leftrightarrow y’ \geqslant 0,\,\forall x \in \left( { – \infty ;2} \right)$

$ \Leftrightarrow 3{x^2} + 6x – m \geqslant 0,\,\forall x \in \left( { – \infty ;2} \right)$

$ \Leftrightarrow 3{x^2} + 6x \geqslant m,\,\forall x \in \left( { – \infty ;2} \right)$

$ \Leftrightarrow m \leqslant \mathop {\min }\limits_{\left( { – \infty ;2} \right]} \left( {3{x^2} + 6x} \right)$

Ta tìm $\mathop {\min }\limits_{(  – \infty ;2]} \left( {3{x^2} + 6x} \right)$.

Xét hàm số $g(x) = 3{x^2} + 6x$

Ta có: $g'(x) = 6x + 6$; $g'(x) = 0 \Leftrightarrow 6x + 6 = 0 \Leftrightarrow x = – 1$.

Bảng biến thiên trên $(  – \infty ;2]$:

Dựa vào bảng biến thiên suy ra: $\mathop {\min }\limits_{(  – \infty ;2]} \left( {3{x^2} + 6x} \right) = – 3$.

Vậy, $m \leqslant – 3$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 4. Tìm $m$ để hàm số $y = {x^3} – 3{x^2} + (2m – 3)x + 2025$ đồng biến trên $\left( { – 1; + \infty } \right)$.

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R}$.

$y’ = 3{x^2} – 6x + 2m – 3$

Hàm số đồng biến trên $\left( { – 1; + \infty } \right)$$ \Leftrightarrow y’ \geqslant 0,\,\forall x \in \left( { – 1; + \infty } \right)$

$ \Leftrightarrow 3{x^2} – 6x + 2m – 3 \geqslant 0,\,\forall x \in \left( { – 1; + \infty } \right)$

$ \Leftrightarrow 2m \geqslant – 3{x^2} + 6x + 3,\,\forall x \in \left( { – 1; + \infty } \right)$

$ \Leftrightarrow 2m \geqslant \mathop {max}\limits_{[- 1; + \infty)} \left( { – 3{x^2} + 6x + 3} \right)$

Ta tìm $\mathop {max}\limits_{[- 1; + \infty)} \left( { – 3{x^2} + 6x + 2} \right)$.

Xét hàm số $g(x) = – 3{x^2} + 6x + 3$

Ta có: $g'(x) = – 6x + 6$; $g'(x) = 0 \Leftrightarrow – 6x + 6 = 0 \Leftrightarrow x = 1$.

Bảng biến thiên trên $[- 1; + \infty)$:

Dựa vào bảng biến thiên suy ra: $\mathop {max}\limits_{[- 1; + \infty)} \left( { – 3{x^2} + 6x + 2} \right) = 6$.

Vậy, $2m \leqslant 6 \Leftrightarrow m \geqslant 3$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.

2. Tìm $m$ để hàm số bậc nhất trên bậc nhất đơn điệu trên một khoảng:

Ví dụ 5. Cho hàm số $y = \frac{{x – 3}}{{x – m}}$ với $m$ là tham số. Tìm $m$ để hàm số đồng biến trên mỗi khoảng xác định.

Lời giải

$D = \mathbb{R} \setminus \left\{ m \right\}$

$y’ = \frac{{ – m + 3}}{{{{(x – m)}^2}}}$

Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng xác định$ \Leftrightarrow – m + 3 > 0 \Leftrightarrow m < 3$

Ví dụ 6. Cho hàm số $y = \frac{{mx + 4m}}{{x + m}}$ với $m$ là tham số. Tìm $m$ để hàm số nghịch biến trên các khoảng xác định.

Lời giải

$D = \mathbb{R} \setminus \left\{ { – m} \right\}$

$y’ = \frac{{{m^2} – 4m}}{{{{(x + m)}^2}}}$

Hàm số nghịch biến trên các khoảng xác định khi $y’ < 0,\forall x \in D \Leftrightarrow {m^2} – 4m < 0$$ \Leftrightarrow 0 < m < 4$.

Ví dụ 7. Tìm $m$ để hàm số $y = \frac{{x + 7}}{{2x + m}}$ nghịch biến trên $\left( { – 2; + \infty } \right)$.

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { – \frac{m}{2}} \right\}$

$y’ = \frac{{m – 14}}{{{{\left( {2x + m} \right)}^2}}}$

Hàm số nghịch biến trên $\left( { – 2; + \infty } \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
m – 14 < 0 \hfill \\
\left( { – 2; + \infty } \right) \subset D \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
m – 14 < 0 \hfill \\
\frac{{ – m}}{2} \leqslant – 2 \hfill \\
\end{gathered} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
m < 14 \hfill \\
m \geqslant 4 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow 4 \leqslant m < 14$

Ví dụ 8. Tất cả giá trị của tham số $m$ để hàm số $y = \frac{{ – x + 1}}{{x – 2m}}$ đồng biến trên $\left( {2;10} \right)$.

Lời giải

Ta có: TXĐ: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {2m} \right\}$.

$y’ = \frac{{2m – 1}}{{{{\left( {x – 2m} \right)}^2}}}$

Hàm số đồng biến trên $\left( {2;10} \right)$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
2m – 1 > 0 \hfill \\
\left( {2;10} \right) \subset D \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
2m > 1 \hfill \\
\left[ \begin{gathered}
2m \leqslant 2 \hfill \\
2m \geqslant 10 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
m > \frac{1}{2} \hfill \\
\left[ \begin{gathered}
m \leqslant 1 \hfill \\
m \geqslant 5 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
\frac{1}{2} < m \leqslant 1 \hfill \\
m \geqslant 5 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Vậy, $\frac{1}{2} < m \leqslant 1$ hoặc $m \geqslant 5$.

Ví dụ 9. Tất cả giá trị của tham số $m$ để hàm số $y = \frac{{mx + 4}}{{x + m}}$ nghịch biến trong $\left( { – \infty ; – 1} \right)$.

Lời giải

Ta có: TXĐ: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { – m} \right\}$.

$y’ = \frac{{{m^2} – 4}}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}}$

Hàm số $y = \frac{{mx + 4}}{{x + m}}$ nghịch biến trong $\left( { – \infty ; – 1} \right)$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
{m^2} – 4 < 0 \hfill \\
\left( { – \infty ; – 1} \right) \subset D \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
{m^2} – 4 < 0 \hfill \\
– m \geqslant – 1 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
– 2 < m < 2 \hfill \\
m \leqslant 1 \hfill \\
\end{gathered} \right.$$ \Leftrightarrow – 2 < m \leqslant 1$.

3. Tìm $m$ để hàm số bậc bốn đơn điệu trên một khoảng:

Ví dụ 10. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y = {x^4} – 6{x^2} + mx – 5$ nghịch biến trên khoảng $\left( {0;4} \right)$.

Lời giải

Tập xác định: $D = \mathbb{R}$.

$y’ = 4{x^3} – 12x + m$

Hàm số nghịch biến trên $\left( { – \infty ;2} \right)$$ \Leftrightarrow y’ \geqslant 0,\,\forall x \in \left( {0;4} \right)$

$ \Leftrightarrow 4{x^3} – 12x + m \geqslant 0,\,\forall x \in \left( {0;4} \right)$

$ \Leftrightarrow m \geqslant – 4{x^3} + 12x,\,\forall x \in \left( {0;4} \right)$

$ \Leftrightarrow m \geqslant \mathop {max}\limits_{[0;4]} \left( { – 4{x^3} + 12x} \right)$

Ta tìm $\mathop {max}\limits_{[0;4]} \left( { – 4{x^3} + 12x} \right)$.

Xét hàm số $g(x) = – 4{x^3} + 12x$

Ta có: $g'(x) = – 12{x^2} + 12$; $g'(x) = 0 \Leftrightarrow – 12{x^2} + 12 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 1 \hfill \\
x = – 1 \hfill \\
\end{gathered} \right.$.

Bảng biến thiên trên $[0;4]$:

Vậy, $m \geqslant 8$.

Ví dụ 11. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y = {x^4} – 2\left( {m – 1} \right){x^2} + m – 2$ đồng biến trên khoảng $\left( {1;3} \right)$.

Lời giải

Hàm số đồng biến trên $\left( {1;3} \right)$

$ \Leftrightarrow \;y’ = 4{x^3} – 4\left( {m – 1} \right)x \geqslant 0,\forall x \in \left( {1;3} \right)$$ \Leftrightarrow \;y’ = 4x\left( {{x^2} – 4\left( {m – 1} \right)} \right) \geqslant 0,\forall x \in \left( {1;3} \right)$

$ \Leftrightarrow {x^2} – m + 1 \geqslant 0,\forall x \in \left( {1;3} \right)$ (vì trong khoảng $\left( {1;3} \right)$ ta có $x > 0$).

$ \Leftrightarrow {x^2} + 1 \geqslant m,\forall x \in \left( {1;3} \right)$$ \Leftrightarrow \mathop {\min }\limits_{[1;3]} \left( {{x^2} + 1} \right) \geqslant m$

Ta tìm $\mathop {\min }\limits_{[1;3]} \left( {{x^2} + 1} \right)$

Xét hàm số $g(x) = {x^2} + 1$

Ta có: $g'(x) = 2x$; $g'(x) = 0 \Leftrightarrow 2x = 0 \Leftrightarrow x = 0$.

Bảng biến thiên trên $[1;3]$:

Vậy, $m \leqslant 2$

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Phương Pháp Tìm m Để Hàm Số Đồng Biến Nghịch Biến Trên Một Khoảng
Bài trước70 Đề Đọc Hiểu Ngoài Sách Giáo Khoa Ôn Thi Vào 10 Có Đáp Án
Bài tiếp theoGiáo Án Tiếng Việt 5 Cánh Diều Tuần 1
phuong-phap-tim-m-de-ham-so-dong-bien-nghich-bien-tren-mot-khoangPhương pháp tìm m để hàm số đồng biến nghịch biến trên một khoảng gồm 3 dạng hàm số cơ bản: Hàm số bậc ba, hàm số bậc bốn, hàm số bậc nhất trên bậc nhất giúp học tập hiệu quả nhất.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments