Giải toán trắc nghiệm phương trình lượng giác bằng máy tính casio

0
2318

Phương pháp giải toán trắc nghiệm phương trình lượng giác bằng máy tính casio. Các bạn xem video ở dưới nhé.

I. Phương pháp:
Thay nghiệm vào phương trình bằng cách cho k = 1.
Chú ý: Cho $x = {x_1} + kA\pi \,\,\,(1);\,\,\,\,x = {x_2} + kB\pi \,\,(2)$
+ Nếu$A < B$thì số phần tử của công thức (1) nhiều hơn số phần tử của công thức (2). + Nếu$A > B$thì số phần tử của công thức (1) ít hơn số phần tử của công thức (2).
+ Để nhập arcsin a ta nhập $SHIFT \to {\sin ^{ – 1}}(a)$
+ Để nhập arccos a ta nhập $SHIFT \to c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{ – 1}}(a)$
+ Để nhập arctan a ta nhập $SHIFT \to {\tan ^{ – 1}}(a)$
+ Để nhập arccot a ta nhập $SHIFT \to {\tan ^{ – 1}}\left( {\frac{1}{a}} \right)$
II. Các ví dụ:
Câu1: Phương trình lượng giác: $3\cot \,x – \sqrt 3 = 0$ có nghiệm là:
A. ${\rm{x}} = \frac{\pi }{6} + k\pi $(loại)
B. ${\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k\pi $ (chưa loại)
C. ${\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k2\pi $(chưa loại)
D. Vô nghiệm (loại)
Vậy ta chọn phương án B
Câu 2: Phương trình lượng giác: ${\sin ^2}x – 3\cos x – 4 = 0$ có nghiệm là:
A. ${\rm{x}} = – \frac{\pi }{2} + k2\pi $(loại)
B. ${\rm{x}} = – \pi + k2\pi $ (loại)
C. ${\rm{x}} = \frac{\pi }{6} + k\pi $ (loại)
D. Vô nghiệm
Vậy ta chọn D
Câu 3: Phương trình lượng giác: ${\cos ^2}\,x + 2\cos x – 3 = 0$ có nghiệm là:
A. ${\rm{x}} = k2\pi $ (chưa loại)
B. ${\rm{x}} = 0$(chưa loại)
C. ${\rm{x}} = \frac{\pi }{2} + k2\pi $ (loại)
D. Vô nghiệm

Vậy ta chọn phương án A
Câu 4: Phương trình lượng giác: $2\cot \,x – \sqrt 3 = 0$ có nghiệm là:
A. $\left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x = \frac{{ – \pi }}{6} + k2\pi
\end{array} \right.$ (loại)
B. ${\rm{x}} = arc\cot \frac{{\sqrt 3 }}{2} + k\pi $ (Chưa loại)
C. ${\rm{x}} = \frac{\pi }{6} + k\pi $(loại)
D. ${\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k\pi $(loại)
Vậy ta chọn phương án B
Câu 5: Phương trình: ${\cos ^2}2x + \cos 2x – \frac{3}{4} = 0$ có nghiệm là:
A. $x = \pm \frac{{2\pi }}{3} + k\pi $ (loại)
B. $x = \pm \frac{\pi }{3} + k\pi $(loại)
C. $x = \pm \frac{\pi }{6} + k\pi $(chưa loại)
D. $x = \pm \frac{\pi }{6} + k2\pi $(chưa loại)
Vậy ta chọn phương án C.

Bài trướcPhương pháp tìm tập xác định của hàm số lượng giác bằng máy tính casio
Bài tiếp theoTrắc nghiệm tìm phương trình lượng giác tương đương với phương trình đã cho
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments