Chuyên Đề Sự Tương Giao Giữa Hai Đồ Thị Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải

0
1693

Chuyên đề sự tương giao giữa hai đồ thị ôn thi tốt nghiệp THPT 2021 có lời giải và đáp án được phát triển từ câu 8 của đề tham khảo môn Toán.

DẠNG TOÁN 08: TƯƠNG GIAO CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1 – Tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số:
Phương pháp chung:

Cho 2 hàm số $y = f\left( x \right),y = g\left( x \right)$ có đồ thị lần lượt là (C) và (C’).

+) Lập phương trình hoành độ giao điểm của (C) và (C’):$f\left( x \right) = g\left( x \right)$

+) Giải phương trình tìm $x$ từ đó suy ra $y$ và tọa độ giao điểm.

+) Số nghiệm của (*) là số giao điểm của (C) và (C’).

Chú ý:

+ Trục hoành Ox có phương trình: y = 0.

+ Trục tung Oy có phương trình x= 0.
2 – Tương giao của đồ thị hàm bậc 3
Phương pháp 1: Bảng biến thiên (PP đồ thị)

+) Lập phương trình hoành độ giao điểm dạng $F\left( {x,m} \right) = 0$(phương trình ẩn x tham số m)

+) Cô lập m đưa phương trình về dạng $m = f\left( x \right)$

+) Lập BBT cho hàm số $y = f\left( x \right)$.

+) Dựa và giả thiết và BBT từ đó suy ra m.

*) Dấu hiệu: Sử dụng PP bảng biến thiên khi m độc lập với x.

Phương pháp 2: Nhẩm nghiệm – tam thức bậc 2.

+) Lập phương trình hoành độ giao điểm $F\left( {x,m} \right) = 0$

+) Nhẩm nghiệm: (Khử tham số). Giả sử $x = {x_0}$ là 1 nghiệm của phương trình.

+) Phân tích: $F\left( {x,m} \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {x – {x_0}} \right).g\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = {x_0}\\g\left( x \right) = 0\end{array} \right.$(là $g\left( x \right) = 0$ là phương trình bậc 2 ẩn x tham số m ).

+) Dựa vào yêu cầu bài toán đi xử lý phương trình bậc hai $g\left( x \right) = 0$.
3 – Tương giao của hàm số phân thức
Phương pháp

Cho hàm số $y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\left( C \right)$ và đường thẳng $d:y = px + q$. Phương trình hoành độ giao điểm của (C) và (d):

$\frac{{ax + b}}{{cx + d}} = px + q \Leftrightarrow F\left( {x,m} \right) = 0$ (phương trình bậc 2 ẩn x tham số m).

*) Các câu hỏi thường gặp:

1. Tìm m để d cắt (C) tại 2 điểm phân biệt $ \Leftrightarrow \left( 1 \right)$ có 2 nghiệm phân biệt khác $ – \frac{d}{c}$.

2. Tìm m để d cắt (C) tại 2 điểm phân biệt cùng thuộc nhánh phải của (C) $ \Leftrightarrow \left( 1 \right)$ có 2 nghiệm phân biệt ${x_1},{x_2}$ và thỏa mãn $: – \frac{d}{c} < x_1^{} < {x_2}$.

3. Tìm m để d cắt (C) tại 2 điểm phân biệt cùng thuộc nhánh trái của (C) $ \Leftrightarrow \left( 1 \right)$ có 2 nghiệm phân biệt ${x_1},{x_2}$ và thỏa mãn $x_1^{} < {x_2} < – \frac{d}{c}$.

4. Tìm m để d cắt (C) tại 2 điểm phân biệt thuộc 2 nhánh của (C) $ \Leftrightarrow \left( 1 \right)$ có 2 nghiệm phân biệt ${x_1},{x_2}$ và thỏa mãn $x_1^{} < – \frac{d}{c} < {x_2}$.

5. Tìm m để d cắt (C) tại 2 điểm phân biệt A và B thỏa mãn điều kiện hình học cho trước:

+) Đoạn thẳng $AB = k$

+) Tam giác $ABC$ vuông.

+) Tam giác ABC có diện tích ${S_0}$

* Quy tắc:

+) Tìm điều kiện tồn tại A, B $ \Leftrightarrow $ (1) có 2 nghiệm phân biệt.

+) Xác định tọa độ của A và B (chú ý Vi ét)

+) Dựa vào giả thiết xác lập phương trình ẩn m. Từ đó suy ra m.

*) Chú ý: Công thức khoảng cách:

+) $A\left( {{x_A};{y_A}} \right),B\left( {{x_B};{y_B}} \right):AB = \sqrt {{{\left( {{x_B} – {x_A}} \right)}^2} + {{\left( {{y_{_B}} – {y_A}} \right)}^2}} $

+) $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{M\left( {{x_0};{y_0}} \right)}\\{\Delta :A{x_0} + B{y_0} + C = 0}\end{array}} \right. \Rightarrow d\left( {M,\Delta } \right) = \frac{{\left| {A{x_0} + B{y_0} + C} \right|}}{{\sqrt {{A^2} + {B^2}} }}$
4 – Tương giao của hàm số bậc 4
NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC 4 TRÙNG PHƯƠNG: $a{x^4} + b{x^2} + c = 0$ (1)

1. Nhẩm nghiệm:

– Nhẩm nghiệm: Giả sử $x = {x_0}$ là một nghiệm của phương trình.

– Khi đó ta phân tích: $f\left( {x,m} \right) = \left( {{x^2} – x_0^2} \right)g\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \pm {x_0}\\g\left( x \right) = 0\end{array} \right.$

– Dựa vào giả thiết xử lý phương trình bậc 2 $g\left( x \right) = 0$

2. Ẩn phụ – tam thức bậc 2:

– Đặt $t = {x^2},\left( {t \ge 0} \right)$. Phương trình: $a{t^2} + bt + c = 0$ (2).

– Để (1) có đúng 1 nghiệm thì (2) có nghiệm ${t_1},{t_2}$ thỏa mãn: $\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{t_1} < 0 = {t_2}}\\{{t_1} = {t_2} = 0}\end{array}} \right.$

– Để (1) có đúng 2 nghiệm thì (2) có nghiệm ${t_1},{t_2}$ thỏa mãn: $\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{{t_1} < 0 < {t_2}}\\{0 < {t_1} = {t_2}}\end{array}} \right.$

– Để (1) có đúng 3 nghiệm thì (2) có nghiệm ${t_1},{t_2}$ thỏa mãn: $0 = {t_1} < {t_2}$

– Để (1) có đúng 4 nghiệm thì (2) có nghiệm ${t_1},{t_2}$ thỏa mãn: $0 < {t_1} < {t_2}$

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP TƯƠNG TỰ

Giao điểm của đồ thị hàm số $y = f(x)$ với trục tung và trục hoành.

Giao điểm của đồ thị hàm số $y = f(x)$và $y = g(x)$ .

Tìm số giao điểm của hai đồ thị hàm số.

Tìm m để hai đồ thị cắt nhau thỏa mãn điều kiện cho trước…

BÀI TẬP MẪU

(ĐỀ MINH HỌA -BDG 2020-2021) Đồ thị của hàm số $y = {x^3} – 3x + 2$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A. $0.$ B. $1.$ C. $2.$ D. $ – 2.$

Phân tích hướng dẫn giải

1. DẠNG TOÁN: Đây là dạng toán tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số .

2. HƯỚNG GIẢI:

B1: Cho $x = 0$ thay vào biểu thức hàm số tìm tung độ $y$

Từ đó, ta có thể giải bài toán cụ thể như sau:

Lời giải

Chọn C

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = 2$

Bài tập tương tự và phát triển:

Mức độ 1

Câu 1. Đồ thị hàm số $y = {x^4} – 3{x^2} – 1$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$0$. B. $ – 1$. C.$1$. D. $2$.

Lời giải

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = – 1$

Câu 2. Đồ thị hàm số $y = \frac{{{x^2} – x – 1}}{{x + 1}}$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$0$. B. $ – 1$. C.$1$. D. $2$.

Lời giải

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = – 1$

Câu 3. Đồ thị hàm số $y = \frac{{2x + 3}}{{x + 3}}$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A. $0$. B. $1$. C. $3$. D. $2$.

Lời giải

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = 1$

Câu 4. Đồ thị hàm số $y = {e^{2x}}$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$1$. B. $ – 1$. C.$e$. D. $ – e$.

Lời giải

Chọn A

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = {e^0} = 1$

Câu 5. Đồ thị hàm số $y = \cos x$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$\frac{\pi }{2}$. B. $1$. C.$\frac{{ – \pi }}{2}$. D. $ – 1$.

Lời giải:

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = 1$

Câu 6. Đồ thị hàm số $y = {\log _2}\left( {{x^2} + 2} \right)$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$2$. B. $1$. C.$ – 2$. D. $ – 1$.

Lời giải:

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = 1$

Câu 7. Đồ thị hàm số $y = \sqrt {{x^2} + 4} $ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$4$. B. $2$. C.$ – 2$. D. $ – 4$.

Lời giải:

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = 2$

Câu 8. Đồ thị hàm số $y = \sqrt {{{\sin }^2}x + 4} $ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$4$. B. $2$. C.$ – 2$. D. $ – 4$.

Lời giải:

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = 2$

Câu 9. Đồ thị hàm số $y = {x^2} – \left| x \right| + 1$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$3$. B. $1$. C.$0$ D. $2$.

Lời giải:

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = 1$

Câu 10. Đồ thị hàm số $y = {x^4} – {x^2} + 1$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

A.$3$. B. $1$. C.$0$ D. $2$.

Lời giải:

Chọn B

Đồ thị hàm số cắt trục tung thỏa mãn $x = 0 \Rightarrow y = 1$

Mức độ 2

Câu 1. Số giao điểm của đồ thị hàm số $y = 2{x^4} – 3{x^2}$ với trục hoành là

A. $1$. B. $2$. C. $3$. D. $4$.

Lời giải

Chọn C

Giao điểm của đồ thị hàm số $y = 2{x^4} – 3{x^2}$ với trục hoành thỏa mãn

$2{x^4} – 3{x^2} = 0 \Leftrightarrow {x^2}\left( {2{x^2} – 3} \right) = 0 \Leftrightarrow x = 0;x = \pm \sqrt {\frac{3}{2}} $

Câu 2. Số giao điểm của đồ thị hàm số $y = – \frac{{{x^4}}}{2} + {x^2} + \frac{3}{2}$ với trục hoành là

A. $1$. B. $2$. C. $3$. D. $4$.

Lời giải:

Chọn B

$ – \frac{{{x^4}}}{2} + {x^2} + \frac{3}{2} = 0$$ \Leftrightarrow {x^4} – 2{x^2} – 3 = 0$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} = – 1\\{x^2} = 3\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 3 $.

Vậy phương trình có $2$ nghiệm nên đồ thị cắt trục hoành tại $2$ điểm

Câu 3. Số giao điểm của đồ thị hàm số $y = \left( {x – 2} \right)\left( {{x^2} + 1} \right)$ với trục hoành là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Lời giải

Chọn A

$\left( {x – 2} \right)\left( {{x^2} + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow x = 2$

Vậy có $1$ giao điểm.

Câu 4. Số giao điểm của đồ thị $(C):y = {x^3} – 3{x^2} + 2x + 1$ và đường thẳng $y = 1$ là

A. 0. B. 3. C. 1. D. 2.

Lời giải

Chọn B

Phương trình hoành độ giao điểm: ${x^3} – 3{x^2} + 2x + 1 = 1 \Leftrightarrow {x^3} – 3{x^2} + 2x = 0$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\\x = 2\end{array} \right.$.

Vậy có ba giao điểm $A\left( {0;1} \right),B\left( {1;1} \right),C\left( {2;1} \right).$

Câu 5. Tìm giao điểm của đồ thị $(C):y = {x^4} + 2{x^2} – 3$ và trục hoành?

A. $A\left( {0; – 3} \right),{\rm{ }}B\left( {1;0} \right)$ B$A\left( { – 1;0} \right),{\rm{ }}B\left( { – 1;1} \right)$ C. $A\left( { – 1;1} \right),{\rm{ }}B\left( {1;0} \right)$ D. $A\left( { – 1;0} \right),{\rm{ }}B\left( {1;0} \right)$

Lời giải.

Chọn D

Phương trình hoành độ giao điểm: ${x^4} + 2{x^2} – 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} = 1\\{x^2} = – 3\end{array} \right. \Rightarrow x = 1 \vee x = – 1.$

Vậy có hai giao điểm: $A\left( { – 1;0} \right),{\rm{ }}B\left( {1;0} \right).$

Câu 6. Hoành độ giao điểm của đồ thị $(C)$: $y = \frac{{2x + 1}}{{2x – 1}}$ và đường thẳng $d:y = x + 2.$

A. $x = – \frac{3}{2};x = 1$. B. $x = – \frac{1}{2};x = 1$ C. $x = – 2;x = \frac{1}{2}$. D. $x = \frac{3}{2};x = 1$.

Lời giải

Chọn A

Phương trình hoành độ giao điểm: $\frac{{2x + 1}}{{2x – 1}} = x + 2$ $\left( 1 \right)$

Điều kiện: $x \ne \frac{1}{2}$. Khi đó $(1)$$ \Leftrightarrow $$2x + 1 = \left( {2x – 1} \right)\left( {x + 2} \right)$$ \Leftrightarrow 2{x^2} + x – 3 = 0$

$ \Leftrightarrow $$\left[ \begin{array}{l}x = – \frac{3}{2}\\x = 1\end{array} \right.$

Câu 7. Cho hàm số $y = 2{x^3} – 3{x^2} + 1$ có đồ thị $(C)$ và đường thẳng $d$:$y = x – 1$. Số giao điểm của $(C)$ và $d$ là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Lời giải.

Chọn D

Phương trình hoành độ giao điểm

$2{x^3} – 3{x^2} + 1 = x – 1 \Leftrightarrow 2{x^3} – 3{x^2} – x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left( {x – 1} \right)\left( {2{x^2} – x – 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = \frac{{1 – \sqrt {17} }}{4}\\x = \frac{{1 + \sqrt {17} }}{4}\end{array} \right.$

Vậy số giao điểm là 3

Câu 8. Giao điểm giữa đồ thị $(C):y = \frac{{{x^2} – 2x – 3}}{{x – 1}}$ và đường thẳng $\left( d \right):y = x + 1$ là

A. $A\left( { – 1;0} \right)$ B. $A\left( {3;0} \right)$ C. $A\left( {1;0} \right)$ D. $A\left( { – 3;0} \right)$

Lời giải.

Chọn A

Lập phương trình hoành độ giao điểm $\frac{{{x^2} – 2x – 3}}{{x – 1}} = x + 1 \Leftrightarrow x = – 1 \Rightarrow y = 0$.

Vậy chọn $\left( { – 1;\,\,0} \right)$.

Câu 9. Cho hàm số $y = {x^4} – 4{x^2} – 2$ có đồ thị $(C)$ và đồ thị $(P)$: $y = 1 – {x^2}$. Số giao điểm của $(P)$ và đồ thị $(C)$ là

A. $3$. B. $1$. C. $2$. D. $6$.

Lời giải:

Chọn C

Phương trình hoành độ giao điểm:

${x^4} – 4{x^2} – 2 = – {x^2} + 1 \Leftrightarrow {x^4} – 3{x^2} – 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} = \frac{{3 + \sqrt {21} }}{2} \Leftrightarrow x = \sqrt {\frac{{3 + \sqrt {21} }}{2}} \vee x = – \sqrt {\frac{{3 + \sqrt {21} }}{2}} \\{x^2} = \frac{{3 – \sqrt {21} }}{2} < 0\end{array} \right.$

Vậy số giao điểm là 2.

Câu 10. Tọa độ giao điểm giữa đồ thị $(C):y = \frac{{2x – 1}}{{x + 2}}$ và đường thẳng $d:y = x – 2$ là

A. $A\left( { – 1; – 3} \right),\,{\rm{ }}B\left( {3;1} \right).$ B. $A\left( {1;3} \right),\,{\rm{ }}B\left( {3;1} \right).$

C. $A\left( {1; – 3} \right),\,{\rm{ }}B\left( {3;1} \right).$ D. $A\left( { – 1; – 3} \right),\,{\rm{ }}B\left( {3;1} \right).$

Lời giải:

Chọn A

Lập phương trình hoành độ giao điểm $\frac{{2x – 1}}{{x + 2}} = x – 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3 \Rightarrow y = 1\\x = – 1 \Rightarrow y = – 3\end{array} \right.$ .

Vậy chọn $A\left( { – 1; – 3} \right),\,{\rm{ }}B\left( {3;1} \right).$

Mức độ 3

Câu 1. Tọa độ trung điểm $I$ của đoạn thẳng $MN$ với $M,{\rm{ }}N$ là giao điểm của đường thẳng $d$:$y = x + 1$ và đồ thị hàm số $(C)$:$y = \frac{{2x + 2}}{{x – 1}}$ là

A. $I\left( { – 1; – 2} \right).$ B. $I\left( { – 1;2} \right).$ C.$I\left( {1;2} \right).$ D. $I\left( {1; – 2} \right).$

Lời giải:

Chọn C

Lập phương trình hoành độ giao điểm $\frac{{2x + 2}}{{x – 1}} = x + 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3 \Rightarrow y = 4\\x = – 1 \Rightarrow y = 0\end{array} \right. \Rightarrow I\left( {1;2} \right).$

Vậy chọn $I\left( {1;2} \right).$

Câu 2. Đồ thị hàm số $y = \;{x^3} – 3{x^2} + 1$ cắt đường thẳng $y = m$ tại ba điểm phân biệt thì tất cả các giá trị tham số $m$ thỏa mãn là

A. $m > 1\;.$ B. $ – 3 \le m \le 1\;.$ C. $ – 3 < m < 1\;.$ D. $m < – 3.$

Lời giải

Chọn C

Lập phương trình hoành độ giao điểm: ${x^3} – 3{x^2} + 1 = m$

Ta có: $y’ = 3{x^2} – 6x$ ; $y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0\,\, \vee \,\,x = 2.$

Bảng biến thiên:

Do đó, đồ thị cắt đường thẳng $y = m$ tại ba điểm phân biệt khi $ – 3 < m < 1\;$.

Vậy chọn $ – 3 < m < 1$.

Câu 3. Đường thẳng $y = m$ không cắt đồ thị hàm số $y = – 2{x^4} + 4{x^2} + 2\,$ thì tất cả các giá trị tham số $m$ là

A. $m > 4$. B. $m \ge 4$.

C. $m \le 2$. D. $2 < m < 4$.

Lời giải

Chọn A

Lập phương trình hoành độ giao điểm: $ – 2{x^4} + 4{x^2} + 2\, = m$

Ta có: $y’ = – 8{x^3} + 8x$ ; $y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0\,\, \vee \,\,x = 1 \vee x = – 1.$

Bảng biến thiên:

Do đó, đường thẳng $y = m$ không cắt đồ thị hàm số khi $m > 4$.

Vậy chọn $m > 4$.

Câu 4. Cho hàm số $y = (x – 2)\left( {{x^2} + mx + {m^2} – 3} \right)$. Tất cả giá trị của tham số $m$ để đồ thị hàm số đã cho cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt là

A. $ – 2 < m < – 1.$ B. $\left\{ \begin{array}{l} – 2 < m < 2\\m \ne – 1\end{array} \right..$ C. $ – 1 < m < 2.$ D. $\left\{ \begin{array}{l} – 1 < m < 2\\m \ne 1\end{array} \right..$

Lời giải

Chọn B

Phương trình hoành độ giao điểm: $\left( {x – 2} \right)\left( {{x^2} + mx + {m^2} – 3} \right) = 0{\rm{ }}\,\,(1)$

$\left[ \begin{array}{l}x = 2\\{x^2} + mx + {m^2} – 3\, = 0{\rm{ }}\,(2)\end{array} \right.$

Để đồ thị hàm số đã cho cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt Phương trình $\;\left( {\rm{1}} \right)$ có ba nghiệm phân biệt Phương trình $\left( {\rm{2}} \right)$có hai nghiệm phân biệt khác $2$

$\left\{ \begin{array}{l}\Delta > 0\\4 + 2m + {m^2} – 3 \ne 0\end{array} \right.$ $\left\{ \begin{array}{l} – 3{m^2} + 12 > 0\\{m^2} + 2m + 1 \ne 0\end{array} \right.$ $\left\{ \begin{array}{l} – 2 < m < 2\\m \ne – 1\end{array} \right.$. Vậy chọn $\left\{ \begin{array}{l} – 2 < m < 2\\m \ne – 1\end{array} \right.$.

Câu 5. Tất cả giá trị của tham số $m$ để phương trình ${x^4} – 2{x^2} – m + 3 = 0$ có bốn nghiệm phân biệt là

A. $2 < m < 3.$ B. $2 \le m \le 3.$ C. $m \ge 2.$ D. $m > 2.$

Lời giải:

Chọn A

${x^4} – 2{x^2} + 3 = m$

Ta khảo sát hàm số $\left( C \right):y = {x^4} – 2{x^2} + 3$ ta tìm được ${y_{CT}} = 2,{y_{CD}} = 3$.

Yêu cầu bài toán $ \Leftrightarrow 2 < m < 3$. Vậy chọn $2 < m < 3$.

Câu 6. Tất cả giá trị của tham số$m$ để phương trình ${x^4} – 2{x^2} – m + 3 = 0$ có hai nghiệm phân biệt là

A. $m > 3.$ B. $m \ge 3.$

C. $m > 3$hoặc $m = 2.$ D. $m = 3$ hoặc $m = 2.$

Lời giải:

Chọn C

Phương pháp tự luận:

Tương tự ta khảo sát hàm số $\left( C \right):y = {x^4} – 2{x^2} + 3$ ta tìm được ${y_{CT}} = 2,{y_{CD}} = 3$.

Yêu cầu bài toán $ \Leftrightarrow m = 2 \vee m > 3$. Vậy chọn $m = 2 \vee m > 3$.

Phương pháp trắc nghiệm:

+Với $m = 3,$ ta giải phương trình ${x^4} – 2{x^2} = 0 \Leftrightarrow x = 0 \vee x = \sqrt 2 \vee x = – \sqrt 2 \Rightarrow $loại B, D.

+Với $m = 2,$ ta giải phương trình ${x^4} – 2{x^2} + 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1 \vee x = – 1 \Rightarrow $ loại A.

Câu 7. Tất cả giá trị của tham số $m$ để đồ thị hàm số $\left( C \right):y = – 2{x^3} + 3{x^2} + 2m – 1$ cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt là

A. $\frac{1}{4} \le m < \frac{1}{2}.$ B. $ – \frac{1}{2} < m < \frac{1}{2}.$

C. $0 < m < \frac{1}{2}.$ D. $0 \le m \le \frac{1}{2}.$

Lời giải:

Chọn C

Phương trình hoành độ giao điểm của $(C)$ và trục $Ox$: $ – 2{x^3} + 3{x^2} + 2m – 1 = 0$. Ta khảo sát hàm số $\left( {C’} \right):y = 2{x^3} – 3{x^2} + 1$ và cũng chỉ là tìm ${y_{CD}},{y_{CT}}$. Cụ thể${y_{CD}} = 1,{y_{CT}} = 0$. Do đó yêu cầu bài toán$ \Leftrightarrow 0 < 2m < 1 \Leftrightarrow 0 < m < \frac{1}{2}$ . Vậy chọn $0 < m < \frac{1}{2}$

Phương pháp trắc nghiệm:

+ Với $m = 0,$ ta có phương trình $ – 2{x^3} + 3{x^2} – 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{{ – 1}}{2}\\x = 1\end{array} \right.$ $ \Rightarrow $ loại B, D.

+ Với $m = 0.1$, ta có phương trình $ – 2{x^3} + 3{x^2} – 0.8 = 0$ có 3 nghiệm $ \Rightarrow $ loại A.

Câu 8. Tìm tất cả các giá trị của tham số để phương trình ${x^3} – 3{x^2} + 4 + m = 0$ có nghiệm duy nhất lớn hơn $2$. Biết rằng đồ thị của hàm số $y = – {x^3} + 3{x^2} – 4$ là hình bên.

A. $m > 0.$ B. $m \le – 4.$

C. $m < – 4.$ D. $m \le – 4$ hoặc $m \ge 0.$

Lời giải:

Chọn C

Ta có ${x^3} – 3{x^2} + 4 + m = 0{\rm{ }}\left( * \right).$ Xem phương trình (*) là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số $(C)$:$y = – {x^3} + 3{x^2} – 4$ và đường thẳng $d$:$y = m$. Số giao điểm của $(C)$ và $d$ là số nghiệm của (*). Dựa vào đồ thị hàm số, yêu cầu bài toán $ \Leftrightarrow $$m < – 4$. Vậy chọn $m < – 4$.

Câu 9. Tất cả giá trị của thm số $m$ để phương trình ${x^3} – 3x – m + 1 = 0$ có ba nghiệm phân biệt, trong đó có hai nghiệm dương là

A. $ – 1 \le m \le 1.$ B. $ – 1 < m \le 1.$ C. $ – 1 < m < 3.$ D. $ – 1 < m < 1.$

.Lời giải:

Chọn D

Phương pháp tự luận:

Ta có đồ thị của hàm số $y = {x^3} – 3x + 1$như hình bên.

Dựa vào đồ thị ta tìm được kết quả để đồ thị cắt hàm số tại ba điểm phân biệt là $ – 1 < m < 3.$

Với $x = 0 \Rightarrow y = 1$ nên yêu cầu bài toán $ \Leftrightarrow – 1 < m < 1$. Vậy chọn $ – 1 < m < 1.$

Phương pháp trắc nghiệm: Xét $m = 1$, ta được phương trình ${x^3} – 3x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm \sqrt 3 \end{array} \right.$

không đủ hai nghiệm dương $ \Rightarrow $ loại A, B, C. Vậy chọn $ – 1 < m < 1.$

Câu 10. Cho hàm số $y = – 2{x^3} + 3{x^2} – 1$ có đồ thị $\left( C \right)$ như hình vẽ. Dùng đồ thị $\left( C \right)$suy ra tất cả giá trị tham số $m$ để phương trình $2{x^3} – 3{x^2} + 2m = 0$$\left( 1 \right)$ có ba nghiệm phân biệt là

A. $0 < m < \frac{1}{2}$. B. $ – 1 < m < 0$.

C. $0 \le m \le – 1$. D. $ – 1 \le m \le 0$.

Lời giải:

Chọn A

Phương trình $\left( 1 \right)$ $ – 2{x^3} + 3{x^2} – 1 = 2m – 1$ là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị $\left( C \right)$ và $d:y = 2m – 1$ (là đường thẳng song song hoặc trùng với $Ox$).

Phương trình có ba nghiệm phân biệt $\left( C \right)$cắt $d$tại ba điểm phân biệt $ – 1 < 2m – 1 < 0$ $0 < m < \frac{1}{2}$. Vậy chọn $0 < m < \frac{1}{2}$.

Mức độ 4

Câu 1. Cho hàm số $y = \frac{{2x – 1}}{{x + 1}}$ có đồ thị $(C)$ và đường thẳng $d$: $y = 2x – 3$. Đường thằng $d$ cắt $(C)$ tại hai điểm$A$ và $B$. Khoảng cách giữa$A$ và $B$ là

A. $AB = \frac{2}{5}.$ B. $AB = \frac{5}{2}.$ C. $AB = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}.$ D. $AB = \frac{{5\sqrt 5 }}{2}.$

Lời giải

Chọn D

Phương pháp tự luận

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị $(C)$và đường thẳng $d$

$\frac{{2x – 1}}{{x + 1}} = 2x – 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne – 1\\2{x^2} – 3x – 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2 \Rightarrow y = 1{\rm{ }} \Rightarrow A(2;1)\\x = – \frac{1}{2} \Rightarrow y = – 4{\rm{ }} \Rightarrow B\left( { – \frac{1}{2}; – 4} \right)\end{array} \right.$

Ta có $\overrightarrow {AB} = \left( { – \frac{5}{2}; – 5} \right)$. Suy ra $AB = \frac{{5\sqrt 5 }}{2}$. Vậy chọn $AB = \frac{{5\sqrt 5 }}{2}$.

Phương pháp trắc nghiệm

Phương trình hoành độ giao điểm: $\frac{{2x – 1}}{{x + 1}} = 2x – 3{\rm{ }}(x \ne – 1)$.

Dùng lệnh CALC của máy tính, ta tìm được hai nghiệm của phương trình lần lượt là $x = 2$ và $x = – \frac{1}{2}$. Suy ra $A(2;1)$ và $B\left( { – \frac{1}{2}; – 4} \right)$. Dùng máy tính thu được $AB = \frac{{5\sqrt 5 }}{2}$.

Vậy chọn $AB = \frac{{5\sqrt 5 }}{2}$.

Câu 2. Tất cả giá trị tham số $m$ để đồ thị $\left( C \right):y = {x^4}$ cắt đồ thị $\left( P \right):y = \left( {3m + 4} \right){x^2} – {m^2}$ tại bốn điểm phân biệt là

A. $m \in \left( { – \infty ; – 4} \right) \cup \left( { – \frac{5}{4};0} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)$ B. $m \in \left( { – 1;0} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)$.

C. $m \in \left( { – \frac{4}{5};0} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)$ D. $m \in \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}.$

Lời giải

Chọn C

Phương trình hoành độ giao điểm của $\left( C \right)$ và $\left( P \right)$ là:

${x^4} = \left( {3m + 4} \right){x^2} – {m^2}$ ${x^4} – \left( {3m + 4} \right){x^2} + {m^2} = 0$$(1)$.

$\left( C \right)$ cắt $\left( P \right)$ tại bốn điểm phân biệt Phương trình $\left( 1 \right)$ có bốn nghiệm phân biệt

$\left\{ \begin{array}{l}\Delta > 0\\P > 0\\S > 0\end{array} \right.$ $\left\{ \begin{array}{l}5{m^2} + 24m + 16 > 0\\{m^2} > 0\\3m + 4 > 0\end{array} \right.$ $\left\{ \begin{array}{l}m < – 4\,\, \vee \,\,m > – \frac{4}{5}\\m \ne 0\\m > – \frac{4}{3}\end{array} \right.$ $\left\{ \begin{array}{l}m > – \frac{4}{5}\\m \ne 0\end{array} \right.$.

Vậy chọn $\left\{ \begin{array}{l}m > – \frac{4}{5}\\m \ne 0\end{array} \right.$.

Câu 3. Cho hàm số $y = {x^3} – 3{x^2} + 4$ có đồ thị $\left( C \right)$. Gọi $d$ là đường thẳng qua $I\left( {1;2} \right)$ với hệ số góc $k$. Tập tất cả các giá trị của $k$ để $d$ cắt $\left( C \right)$ tại ba điểm phân biệt I, A, B sao cho là trung điểm của đoạn thẳng AB 

A. $\left\{ 0 \right\}$ B. $\mathbb{R}$ C. $\left\{ { – 3} \right\}$ D. $\left( { – 3; + \infty } \right)$

Lời giải

Chọn D

Phương trình $d:y = k\left( {x – 1} \right) + 2$.

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị $(C)$và đường thẳng $d$:

${x^3} – 3{x^2} + 4 = kx – k + 2$$ \Leftrightarrow {x^3} – 3{x^2} – kx + k + 2 = 0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)$

$ \Leftrightarrow \left( {x – 1} \right)\left( {{x^2} – 2x – k – 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\\underbrace {{x^2} – 2x – k – 2}_{g(x)} = 0\;\;(*)\end{array} \right.$

$d$ cắt $\left( C \right)$ tại ba điểm phân biệt $ \Leftrightarrow $ Phương trình $(*)$ có hai nghiệm phân biệt ${x_1};{x_2}$ khác $1$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}{{\Delta ‘}_g} > 0 \hfill \\g\left( 1 \right) \ne 0 \hfill \\\end{gathered} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}  k + 3 > 0 \hfill \\   – 3 – k \ne 0 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Leftrightarrow k >  – 3$

Hơn nữa theo Viet ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2 = 2{x_I}\\{y_1} + {y_2} = k\left( {{x_1} + {x_2}} \right) – 2k + 4 = 4 = 2{y_I}\end{array} \right.$ nên là trung điểm AB.

Vậy chọn $k > – 3$, hay $\left( { – 3; + \infty } \right)$.

Câu 4. Với những giá trị nào của tham số m thì $\left( {{C_m}} \right):y = {x^3} – 3\left( {m + 1} \right){x^2} + 2\left( {{m^2} + 4m + 1} \right)x – 4m\left( {m + 1} \right)$ cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ lớn hơn 1?

A.$\frac{1}{2} < m \ne 1.$ B.$m > \frac{1}{2}.$ C.$m \ge \frac{1}{2}.$ D. $m \ne 1.$

.Lời giải

Chọn A

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị $(C)$ và trục $Ox$:

${x^3} – 3\left( {m + 1} \right){x^2} + 2\left( {{m^2} + 4m + 1} \right)x – 4m\left( {m + 1} \right) = 0$

$ \Leftrightarrow \left( {x – 2} \right)\left( {{x^2} – \left( {3m + 1} \right)x + 2{m^2} + 2m} \right) = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x – 2 = 0\\{x^2} – (3m + 1)x + 2{m^2} + 2m = 0\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = 2m\\x = m + 1\end{array} \right.$

Yêu cầu bài toán$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 < 2m \ne 2\\1 < m + 1 \ne 2\\2m \ne m + 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{2} < m \ne 1\\0 < m \ne 1\\m \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{1}{2} < m \ne 1$.

Vậy chọn $\frac{1}{2} < m \ne 1$.

Câu 5. Cho hàm số $y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}$ có đồ thị $(C)$ và đường thẳng $d$:$y = x + m$. Giá trị của tham số m để $d$ cắt $(C)$ tại hai điểm phân biệt $A,B$ sao cho $AB = \sqrt {10} $ là

A. $m = 0$ hoặc $m = 6.$ B. $m = 0.$

C. $m = 6.$ D. $0 \le m \le 6.$

Lời giải:

Chọn A

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị $(C)$ và đường thẳng $d$

$\frac{{2x + 1}}{{x + 1}} = x + m \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne – 1\\{x^2} + (m – 1)x + m – 1 = 0\;\;(1)\end{array} \right.$

Khi đó $d$ cắt $(C)$tại hai điểm phân biệt $A$,$B$ khi và chi khi phương trình $(1)$ có hai nghiệm phân biệt khác $ – 1$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{(m – 1)^2} – 4(m – 1) > 0\\{( – 1)^2} – (m – 1) + m – 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m < 1 \vee m > 5{\rm{ }}(*)$

Khi đó ta lại có

$A({x_1};{x_1} + m),B({x_2};{x_2} + m) \Rightarrow \overrightarrow {AB} = ({x_2} – {x_1};{x_2} – {x_1}) \Rightarrow AB = \sqrt {2{{({x_2} – {x_1})}^2}} = \sqrt 2 \left| {{x_2} – {x_1}} \right|$,

và $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 1 – m\\{x_1}{x_2} = m – 1\end{array} \right.$. Từ đây ta có

$AB = \sqrt {10} \Leftrightarrow \left| {{x_2} – {x_1}} \right| = \sqrt 5 \Leftrightarrow {({x_2} + {x_1})^2} – 4{x_1}{x_2} = 5$

$ \Leftrightarrow {(1 – m)^2} – 4(m – 1) = 5 \Leftrightarrow {m^2} – 6m = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 6\end{array} \right.$ (thỏa $(*)$)

Vậy chọn $m = 0 \vee m = 6$.

Câu 6. Cho hàm số $y = {x^3} – 3{x^2} – m – 1$ có đồ thị $(C)$. Giá trị của tham số $m$ để đồ thị $(C)$ cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt lập thành cấp số cộng là

A. $m = 0.$ B. $m = 3.$ C. $m = – 3.$ D. $m = \pm 6.$

Lời giải:

Chọn C

Đồ thị $(C)$ cắt trục hoành tại điểm phân biệt tạo thành cấp số cộng khi và chỉ khi phương trình ${x^3} – 3{x^2} – 1 = m$ có ba nghiệm phân biệt lập thành cấp cố cộng.

Suy ra đường thẳng $y = m$ đi qua điểm uốn của đồ thị $y = {x^3} – 3{x^2} – 1$ (do đồ thị $(C)$ nhận điểm uốn làm tâm đối xứng). Mà điểm uốn của $y = {x^3} – 3{x^2} – 1$ là $I(1; – 3)$. Suy ra $m = – 3$. Vậy chọn $m = – 3$.

Câu 7. Cho hàm số $y = {x^4} – \left( {2m – 1} \right){x^2} + 2m$ có đồ thị $(C)$. Tất cả các giá trị của tham số $m$ để đường thẳng $d$: $y = 2$ cắt đồ thị $(C)$ tại bốn điểm phân biệt đều có hoành độ nhỏ hơn $3$ là

A. $m \ne \frac{3}{2}.$ B. $1 < m < \frac{{11}}{2}.$ C. $\left\{ \begin{array}{l}m \ne \frac{3}{2}\\1 < m < 2\end{array} \right..$ D. $\left\{ \begin{array}{l}m \ne \frac{3}{2}\\1 < m < \frac{{11}}{2}\end{array} \right..$

Lời giải:

Chọn D

Phương trình hoành độ giao điểm của $(C)$ và đường thẳng $d$:

${x^4} – (2m – 1){x^2} + 2m = 2 \Leftrightarrow {x^4} – (2m – 1){x^2} + 2m – 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} = 1\\{x^2} = 2m – 2{\rm{ }}(1)\end{array} \right.$

Đường thẳng $d$ cắt $(C)$ tại bốn điểm phân biệt có hoành độ nhỏ hơn 3 khi và chỉ khi phương trình $(1)$ có hai nghiệm phân biệt nhỏ hơn 3.

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2m – 2 \ne 1\\0 < 2m – 2 < 9\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne \frac{3}{2}\\1 < m < \frac{{11}}{2}\end{array} \right.$. Vậy chọn $\left\{ \begin{array}{l}m \ne \frac{3}{2}\\1 < m < \frac{{11}}{2}\end{array} \right.$.

Câu 8. Cho hàm số: $y = {x^3} + 2m{x^2} + 3(m – 1)x + 2$ có đồ thị $(C)$. Đường thẳng $d:y = – x + 2$ cắt đồ thị $(C)$ tại ba điểm phân biệt $A\left( {0; – 2} \right),{\rm{ }}B$ và $C$. Với $M(3;1)$, giá trị của tham số $m$ để tam giác $MBC$ có diện tích bằng $2\sqrt 7 $ là

A. $m = – 1.$ B. $m = – 1$ hoặc $m = 4.$

C. $m = 4.$ D. Không tồn tại $m.$

Lời giải:

Chọn B

Phương trình hoành độ giao điểm

$\begin{array}{l}{x^3} + 2m{x^2} + 3(m – 1)x + 2 = – x + 2 \Leftrightarrow x\left( {{x^2} + 2mx + 3(m – 1)} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} + 2mx + 3(m – 1) = 0\,\,\,\,\,(1)\end{array} \right.\end{array}$

Đường thẳng $d$ cắt $(C)$ tại ba điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình $(1)$ có hai nghiệm phân biệt khác $0$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} – 3m + 3 > 0\\m – 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\forall m \in \mathbb{R}\\m \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m \ne 1$.

Khi đó ta có: $C({x_1}; – {x_1} + 2),B({x_2}; – {x_2} + 2)$ trong đó ${x_1},{x_2}$ là nghiệm của $(1)$, nên theo Viet thì $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = – 2m\\{x_1}{x_2} = 3m – 3\end{array} \right.$.

Vậy

$\begin{array}{l}\overrightarrow {CB} = ({x_2} – {x_1}; – {x_2} + {x_1}) \Rightarrow CB = \sqrt {2{{({x_2} – {x_1})}^2}} = \sqrt {8({m^2} – 3m + 3)} \\d(M;(d)) = \frac{{\left| { – 3 – 1 + 2} \right|}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 \end{array}$

Diện tích tam giác $MBC$bằng $2\sqrt 7 $khi và chỉ khi

$\frac{1}{2}\sqrt {8({m^2} – 3m + 3)} .\sqrt 2 = 2\sqrt 7 \Leftrightarrow {m^2} – 3m + 3 = 7$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = – 1\\m = 4\end{array} \right.$ ( thỏa $m \ne 1$)

Vậy chọn $m = – 1 \vee m = 4$.

Câu 9. Cho đồ thị $\left( {{C_m}} \right):y = {x^3} – 2{x^2} + \left( {1 – m} \right)x + m$. Tất cả giá trị của tham số $m$ để $\left( {{C_m}} \right)$ cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ ${x_1},{x_2},{x_3}$ thỏa $x_1^2 + x_2^2 + x_3^2 = 4$ là

A. $m = 1.$ B. $m \ne 0.$ C. $m = 2.$ D. $m > – \frac{1}{4}$  $m \ne 0.$

Lời giải:

Chọn A

Phương trình hoành độ giao điểm của $\left( {{C_m}} \right)$ và trục hoành là ${x^3} – 2{x^2} + \left( {1 – m} \right)x + m = 0$ $\left( {x – 1} \right)\left( {{x^2} – x – m} \right) = 0$ $\left[ \begin{array}{l}x = 1\\{x^2} – x – m = 0\,\;\;\,(1)\end{array} \right.$

$\left( {{C_m}} \right)$ cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt Phương trình $\left( {\rm{1}} \right)$có hai nghiệm phân biệt khác $1$ $\left\{ \begin{array}{l}\Delta > 0\\1 – 1 – m \ne 0\end{array} \right.$ $\left\{ \begin{array}{l}1 + 4m > 0\\m \ne 0\end{array} \right.$ $\left\{ \begin{array}{l}m > – \frac{1}{4}\\m \ne 0\end{array} \right.\;\;(*)$
Gọi ${x_3} = 1$ còn ${x_1},\;{x_2}$ là nghiệm phương trình $\left( {\rm{1}} \right)$ nên theo Vi-et ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 1\\{x_1}{x_2} = – m\end{array} \right.$. Vậy

${x_1}^2 + {x_2}^2 + {x_3}^2 = 4$ ${x_1}^2 + {x_2}^2 + 1 = 4$ ${\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} – 2{x_1}{x_2} – 3 = 0$ $m = 1$ (thỏa (*))

Vậy chọn $m = 1$.

Câu 10. Cho hàm số $:y = \frac{1}{3}{x^3} – m{x^2} – x + m + \frac{2}{3}$ có đồ thị $\left( {{C_m}} \right)$. Tất cả các giá trị của tham số m để $\left( {{C_m}} \right)$ cắt trục $Ox$ tại ba điểm phân biệt có hoành độ ${x_1},{\rm{ }}{x_2},{\rm{ }}{x_3}$ thỏa $x_1^2 + x_2^2 + x_3^2 > 15$ là

A. $m > 1$ hoặc $m < – 1.$ B. $m < – 1$.

C. $m > 0$. D. $m > 1$.

Lời giải:

Chọn A

Phương trình hoành độ giao điểm của $(C)$ và đường thẳng $d$:

$\frac{1}{3}{x^3} – m{x^2} – x + m + \frac{2}{3} = 0 \Leftrightarrow \left( {x – 1} \right)\left[ {{x^2} + \left( { – 3m + 1} \right)x – 3m – 2} \right] = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\\underbrace {{x^2} + \left( { – 3m + 1} \right)x – 3m – 2}_{g(x)} = 0\;\;{\rm{ }}(1)\end{array} \right.$

$\left( {{C_m}} \right)$ cắt $Ox$ tại ba điểm phân biệt$ \Leftrightarrow $ phương trình $(1)$ có hai nghiệm phân biệt khác $1$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\Delta _g} > 0\\g\left( 1 \right) \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}9{m^2} + 6m + 9 > 0\\ – 6m \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m \ne 0$.

Gọi ${x_1} = 1$ còn ${x_2},\;{x_3}$ là nghiệm phương trình $\left( {\rm{1}} \right)$ nên theo Viet ta có $\left\{ \begin{array}{l}{x_2} + {x_3} = 3m – 1\\{x_2}{x_3} = – 3m – 2\end{array} \right.$.

Vậy

$\begin{array}{l}x_1^2 + x_2^2 + x_3^2 > 15 \Leftrightarrow 1 + {\left( {{x_2} + {x_3}} \right)^2} – 2{x_2}{x_3} > 15\\ \Leftrightarrow {\left( {3m – 1} \right)^2} + 2\left( {3m + 2} \right) – 14 > 0 \Leftrightarrow 9{m^2} – 9 > 0 \Leftrightarrow m > 1 \vee m < – 1\end{array}$

Vậy chọn $m > 1 \vee m < – 1$.

Bài trướcChuyên Đề Tìm Hàm Số Khi Biết Đồ Thị Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải
Bài tiếp theoChuyên Đề Rút Gọn Biểu Thức Mũ Lôgarit Luyện Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments