Đề Kiểm Tra HK 1 Kinh Tế Pháp Luật 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 7

0
2263

Đề kiểm tra HK 1 Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 7 được soạn dưới dạng file Word và PDF gồm 3 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường là

A. kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.

B. tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

C. thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người.

D. phân bổ lại nguồn lực kinh tế.

Câu 2. Vai trò của hoạt động phân phối- trao đổi là gì?

A. Giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.

B. Là động lực kích thích người lao động.

C. Là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.

D. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.

Câu 3. “ Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn’ là đặc điểm cơ bản nào của tín dụng?

A. Có tính hợp pháp. B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi. D. Dựa trên sự tin tưởng.

Câu 4. Thị trường lúa gạo, thị trường chứng khoán, thị trường giày dép…là loại thị trường được xác định theo:

A. Đối tượng giao dịch, mua bán.

B. Phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.

C. Tính chất của các đối tượng mua bán.

D. Vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.

Câu 5. Chức năng thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?

A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.

B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.

C. Giúp người bán điều chỉnh chất lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.

D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.

Câu 6. Giá cả thị trường là

A. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá đó.

B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.

C. số tiền phải trả cho tất cả hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

D. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

A. Động lực cho sản xuất phát triển B. Quyết định phân phối thu nhập.

C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.

Câu 8. Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?

A. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung – cầu.

B. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.

C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.

D. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.

Câu 9. Chủ thể tiêu dùng có vai trò…cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

A. hỗ trợ, tạo điều kiện B. tạo ra sản phầm phù hợp

C. là cầu nối, định hướng D. định hướng, tạo động lực

Câu 10. Đâu là một trong những vai trò của sản xuất kinh doanh ?

A. Làm ra sản phẩm hàng hóa/dịch vụ đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội.

B. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng.

C. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh… và một số nhiệm vụ đột xuất.

D. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

Câu 11. Loại thuế nào sau đây là  thuế trực thu?

A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

C. Thuế giá trị gia tăng. D. Thuế nhập khẩu.

Câu 12. Doanh nghiệp có những đặc điểm nào sau đây?

A. Tính hợp pháp, tính tổ chức, tính tin cậy.

B. Tính kinh doanh, tính kinh tế, tính hợp pháp.

C. Tính kinh doanh, tính hợp pháp, tính năng động.

D. Tính kinh doanh, tính hợp pháp, tính tổ chức.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế?

A. Góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

B. Là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.

C. Là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.

D. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

Câu 14. Trong đời sống xã hội, các hoạt động: Sản xuất, phân phối-trao đổi, tiêu dùng có quan hệ

A. tác động qua lại. B. quyết định lẫn nhau.

C. chặt chẽ với nhau. D. hỗ trợ cho nhau.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể kinh tế Nhà nước?

A. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế.

B. Quyết định số lượng sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường.

C. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất.

D. Quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy chỉ ra những điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh theo gợi ý sau:

Nội dung Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh
Chủ sở hữu
Quyền và trách nhiệm tài sản
Tư cách pháp nhân

Câu 2. Em hãy chỉ ra những điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên theo gợi ý sau:

Nội dung Doanh nghiệp tư nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Chủ sở hữu
Quyền và trách nhiệm tài sản
Tư cách pháp nhân

Câu 3. Có ý kiến cho rằng:“ Những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ không phải nộp thuế”.Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

Câu 4. Có ý kiến cho rằng:” Người tiêu dùng phải nộp thuế giá trị gia tăng trực tiếp cho Nhà nước”. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

Câu 5. Bà M lấy lí do cần huy động vốn kinh doanh bất động sàn để vay tiền của những người thân quen ở địa phương và các xã lân cận với lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng. Cầm tiền của người này, bà M đưa cho người khác vay với lãi suất cao hơn để hưởng lãi chênh lệch. Những tháng đầu, bà M trả tiền lãi đầy đủ cho mọi người để tạo lòng tin. Ông A thấy số tiền lãi rất lớn nên định rút tiền gửi ngân hàng để cho bà M vay.

Trong vai là con trai của ông A, em sẽ khuyên bố như thế nào?

 Câu 6. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Linh mong muốn tiếp tục theo học một trường đại học chuyên ngành kinh tế. Suốt 12 năm học phổ thông, Linh luôn nỗ lực phấn đấu và đạt thành tích cao trong học tập. Nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình khó khăn, Linh lo lắng không có đủ tiền để học đại học. Nhiều khi thấy bố mẹ làm việc vất vả, Linh muốn từ bỏ ước mơ của mình để đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.

Trong vai là người tư vấn tín dụng, em hãy tư vấn để định hướng cho Linh có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1 B 6 B 11 A
2 C 7 B 12 D
3 D 8 C 13 D
4 A 9 D 15 C
5 B 10 A 15 A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Những điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh:

Nội dung Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh
Chủ sở hữu Chỉ 1 cá nhân -Cá nhân( Thành viên hợp danh)

– Cá nhân, tổ chức( Thành viên góp vốn)

Quyền và trách nhiệm tài sản Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung, cùng chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.

-Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo quy định, chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp.

Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân

Câu 2. Những điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên:

Nội dung Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH 1 thành viên
Chủ sở hữu Chỉ 1 cá nhân – Cá nhân hoặc tổ chức
Quyền và trách nhiệm tài sản Chủ doanh ngiệp toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.

– Chủ sở hữu góp vốn điều lệ theo cam kết với công ty.

Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân

Câu 3. Không đồng tình

Vì:

+ Công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phải đóng các khoản thuế theo quy định như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế bảo vệ môi trường….

+ Trong trường hợp làm ăn thua lỗ do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh…Nhà nước chỉ giảm thuế, giãn thuế cho công ty. Còn các nguyên nhân khác dẫn tới công ty làm ăn thua lỗ thì vẫn phải nộp đây đủ các khoản thuế theo quy định.

Câu 4.

-Không đồng tình .

– Vì:

+ Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu được cộng vào giá hàng hóa, dịch vụ do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó.

+ Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng chủ thể sản xuất kinh doanh mới là người trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước..

Câu 5. Trong vai là con ông A, em sẽ khuyên bố không nên rút tiền từ ngân hàng rồi cho bà M vay vì:

– Gửi ngân hàng mặc dù lãi không cao bằng gửi bà M nhưng an toàn, ít rủi ro.

– Cho bà M vay với lãi suất cao hơn ngân hàng nhưng rủi ro cao, không có ràng buộc về pháp lí nên đễ bị mất tiền nếu bà M không chịu trả.

Câu 6. Trong vai người tư vấn tín dụng, em sẽ tư vấn cho Linh:

– Gia đình Linh nên liên hệ và làm thủ tục vay vốn tại ngân hành chính sách xã hội ở địa phương mình sinh sống để đượchưởng lãi suất thấp và thời gian hoàn trả dài. .

– Trong quá trình học đại học và sau khi tốt nghiệp, Linh có thể kiếm việc làm để trả dần khoản vay đó.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Đề Kiểm Tra HK 1 Kinh Tế Pháp Luật 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 7
Bài trướcĐề Ôn Thi HK1 Tiếng Anh 10 Global Success Có Đáp Án Và File Nghe-Đề 7
Bài tiếp theoSách Chuyên Đề Toán 12 Cánh Diều File PDF
de-kiem-tra-hk-1-kinh-te-phap-luat-10-ket-noi-tri-thuc-co-dap-an-de-7Đề kiểm tra HK 1 Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 7 rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối học kỳ 1 sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments