Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo Giải Chi Tiết-Đề 1

2
3903

Đề thi giữa học kỳ 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo giải chi tiết-Đề 1 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 3 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở dạng nào ?
A. Đơn chât
B. Hợp chất
C. Ion.
D. Cả đơn chất và hợp chất.
Câu 2. Giá trị pH của dung dịch $NaOH0,001M$ là

A. 11 .

B. 12 .

C. 10 .

D. 4 .

Câu 3. Cho hệ cân bằng trong một bình kín: ${H_{2\left( {\;g} \right)}} + {I_{2\left( {\;g} \right)}} \rightleftharpoons 2H{I_{\left( g \right)}},\;{D_r}H_{298}^0 = – 52KJ$
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. Tăng áp suất của hệ.
B. Thệm chất xúc tác vào hệ
C. giảm nhiệt độ của hệ.
D. Giảm áp suất của hệ.

Câu 4. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ?

A. ${H_2}C{O_3},{H_3}P{O_4},C{H_3}COOH,Ba{(OH)_2}$

B. $HCl,C{H_3}COONa,NaClO$

C. ${H_2}C{O_3},{H_2}S{O_3},HClO,A{l_2}{(S{O_4})_3}$.

D. ${H_2}S,{H_2}S{O_3},{H_2}S{O_4},$

Câu 5. Cho cân bằng hoá học: $F{e_2}{O_3}\left( {\;s} \right) + 3CO\left( g \right) \rightleftharpoons Fe\left( s \right) + 3C{O_2}\left( {\;g} \right),\,{D_r}H_{288}^0 < 0$
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. giảm áp suât chung của hệ.
B. tăng nồng độ $C{O_2}$.
C. tăng nhiệt độ của hệ.
D. giảm nồng độ $CO$.

Câu 6. Các tính chất hoá học của $HN{O_3}$ là

A. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ

B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.

C. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.

D. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh.

Câu 7. Các dung dịch $NaCl,NaOH,N{H_3},Ba{(OH)_2}$ có cùng nồng độ mol, dung dịch có $pH$ lớn nhất là
A. $Ba{(OH)_2}$
B. $N{H_3}$
C. $NaCl$.
D. $NaOH$

Câu 8. Cho phản ứng thuận nghịch: $C\left( s \right) + C{O_2}\left( {\;g} \right) \rightleftharpoons 2CO\left( g \right)$. Hằng số cân bằng của phản ứng trên là

A. ${K_C} = \frac{{\left[ {C{O_2}} \right] \cdot \left[ C \right]}}{{{{[CO]}^2}}}\;$

B. ${K_C} = \frac{{{{[CO]}^2}}}{{\left[ {C{O_2}} \right] \cdot \left[ C \right]}}$

C. ${K_c} = \frac{{{{[CO]}^2} \cdot \left[ C \right]}}{{\left[ {C{O_2}} \right]}}$

D. ${K_c} = \frac{{{{[CO]}^2}}}{{\left[ {C{O_2}} \right]}}$.

Câu 9. Trong ammonia, nitrogen có hóa trị là
A. 4 .

B. +3 .

C. -3 .

D. 3 .

Câu 10. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch ?
A. ${N_2} + 3{H_2} \rightleftharpoons 2N{H_3}$
B. ${H_2}S{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O$
C. ${H_2}S{O_4} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O$
D. $FeC{l_3} + 3NaOH \to Fe{(OH)_3} + 3NaCl$

Câu 11. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng khi nói về nitrogen?

A. Số oxi hóa cưa nitrogen trong các hợp chất và ion $AlN,{N_2}{O_4},N{H_4}{\;^ – },NO_3^ – ,NO_2^ – $, lần lượt là $ – 3, + 4$, $ – 3, + 5, + 4$.

B. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.

C. Vi có liên kết 3 nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học

D. Khi tác dụng với khí hydrogen, nitrogen thể hiện tính khử.

Câu 12. Cho từ từ dung dịch $N{H_3}$ đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa ?
A. $NaCl$.
B. $AlC{l_3}$.
C. ${K_2}S{O_4}$.
D. $KCl$.

Câu 13. X là một oxide của nitrogen, là chất khí có màu nâu đỏ. Vậy X là

A. $N{O_2}$

B. ${N_2}{O_4}$

C. $NO$

D. ${N_2}{O_5}$

Câu 14. Trong hợp chất nitrogen có các mức oxi hóa nào sau đây ?

A. $ – 3,0, + 1, + 2, + 3, + 4, + 5$
B. $ – 3, + 3, + 5$.
C. $ – 3,0, + 3, + 5$.
D. $ – 3, + 1, + 2, + 3, + 4, + 5$

Câu 15. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. ${\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}$
B. $N{H_4}HC{O_3}$.
C. $CaC{O_3}$.
D. $N{H_4}N{O_2}$.

Câu 16. Cho $0,15\;mol Fe$ vào dung dịch $HN{O_3}$ loãng (vùa đủ) thu được dung dịch $X$ và khí $NO$ (sản phẩm khử duy nhất). Số $mol\,HN{O_3}$ đã phả̉ ứng là
A. 0,10 .
B. 0,50 .
C. 0,30 .
D. 0,6 .

Câu 17. $HN{O_3}$ tác dụng với chất nào sau đây không phài là phản ứng oxi hóa – khử ?

A. $FeC{O_3}$
B. $Fe{(OH)_3}$.
C. $FeS$.
D. $FeO$.

Câu 18. Trong các dung dịch sau, dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh ?
A. $C{H_3}COONa$.
B. $MgC{l_2}$.
C. ${K_2}S{O_4}$
D. $HCl$

Câu 19. Đối với dung dịch acid yếu $C{H_3}COOH\,0,10M$, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. $\left[ {{H^ + }} \right] < \left[ {C{H_3}CO{O^ – }} \right]$
B. $\left[ {{H^ + }} \right] > \left[ {C{H_3}CO{O^ – }} \right]$.
C. $\left[ {{H^ + }} \right] < 0,10M$
D. $\left[ {{H^ + }} \right] = 0,10M$
Câu 20. Kim loại không tan trong dung dịch $HN{O_3}$ đặc, nguội là

A. $Cu$
B. Al.
C. $Ag$.
D. $Zn$

Câu 21. Theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào sau đây lưỡng tính?
A. $HCl$.
B. $CO_3^{2 – }$
C. $HCO_3^ – $
D. $NaOH$.

Câu 22. $pH$ của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất ?

A. Dung dịch$NaCl\,0,1M$.
B. Dung dịch $KOH\,0,01M$
C. Dung dịch $HCl\,0,1M$
D. Dung dịch $HN{O_2}\,0,1M$.

Câu 23. Theo thuyết Bronste-Lowry, chất nào sau đây là acid ?
A. $N{H_3}$
B. $NaOH$.
C. $Ba{(OH)_2}$.
D. $C{H_3}COOH$

Câu 24. Cho từng chất: $Fe,FeO,Fe{(OH)_2},Fe{(OH)_3},F{e_3}{O_4},F{e_2}{O_3},Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2},Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3},FeS{O_4},F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}$, $FeC{O_3}$ lần lượt phản ứng với $HN{O_3}$ đặc, nóng. Số chất khi tác dụng với $HN{O_3}$ đặc, nóng (dư) tạo khí $N{O_2}$
A. 8
B. 5 .
C. 7.
D. 6 .

Câu 25. Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch $N{H_3}$ thì dung dịch chuyển thành

A. màu xanh.
B. màu hồng .
C. màu vàng.
D. màu đỏ

Câu 26. Trong nguyên tử $HN{O_3}$, nguyên tử $N$ có

A. hóa trị V, số oxi hóa +5.
B. hóa trị IV, số oxi hóa +5.
C. hóa trị V, số oxi hóa +4.
D. hóa trị IV, số oxi hóa +3.

Câu 27. Hằng số ${K_C}$ của phản ứng phụ thuộc vào yếu tố
A. nồng độ.
B. áp suất.
C. chất xúc tác
D. nhiệt độ

Câu 28. Cho phương trình: $HF + {H_2}O \rightleftarrows {F^ – } + {H_3}{O^ + }$. Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted Lowry chất nào là acid?
A. $HF$.
B. ${H_2}O$.
C. ${F^ – }$
D. ${H_3}{O^ + }$

PHẦN II. TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu 1: (1 điểm)

Ở trạng thái bình thường, dịch vị dạ dày thường có nồng độ $\left[ {{H^ + }} \right]$là ${2.10^{ – 4}}M$. Khi tiến hành tiêu hóa, thức ăn đi vào dạ dày làm giải phóng acid $HCl$ và dịch vị dạ dày cũng vì vậy mà có giá trị thay đồi, khi này nồng độ ion $\left[ {{H^ + }} \right]$là ${4.10^{ – 2}}M$

a) Tính giá trị $pH$ của dạ dày ở trạng thái bình thường và khi dạ dày tiêu hóa thức ăn.

b) Thành phần của một số thuốc kháng acid (giảm đau dạ dày) thường chứa $CaC{O_3},Mg{(OH)_2} \ldots $. Viết phương trình hóa học của $HCl$ với $CaC{O_3},Mg{(OH)_2}$.

Câu 2: (1 điểm)

Cho dung dịch $X$ chứa: $NH_4^ + \left( {xmol} \right),NO_3^ – \left( {0,2\;mol} \right),SO_4^{2 – }\left( {ymol} \right)$. Nếu cho toàn bộ dung dịch $X$ tác dụng hoàn toàn với $BaC{l_2}$ dư thì thu được 23,3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho toàn bộ dung dịch $X$ tác dụng hoàn toàn với $NaOH$ (dư) thì thu được $V$ lít khí (đkc). Tính giá trị của $V$ ?

Câu 3: (1 điểm)

Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khi ${N_2}$ và ${H_2}$ với nồng độ tương ứng là $0,3M$ và $0,7M$. Sau khi phản ứng tổng hợp $N{H_3}$ đạt trạng thái cân bằng ở ${t^ \circ }C,{H_2}$ chiếm $25\% $ thể tích hỗn hợp thu được. Tính hằng số cân bằng ${K_C}$ ở ${t^ \circ }C$ của phản ứng.

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 7 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

1 2 3 4 5 6 7
D A C B A C A
8 9 10 11 12 13 14
D D A C B A D
15 16 17 18 19 20 21
B D B A C B C
22 23 24 25 26 27 28
C D C B B D A

PHẦN II. TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Đáp án Điểm
Câu 1:

a) Trong trạng thái bình thường

$pH = – log\left[ {{H^ + }} \right] = – log\left[ {2 \cdot {{10}^{ – 4}}} \right] = 3,69$

Khi tiêu hóa thức ăn:

$\;pH = – log\left[ {{H^ + }} \right] = – log\left[ {4 \cdot {{10}^{ – 2}}} \right] = 1,39.$

b) Các phương trình hóa học:

$CaCO + 2HCl \to CaC{l_2} + {H_2}O + C{O_2}$

$Mg{(OH)_2} + 2HCl \to MgC{l_2} + 2{H_2}O$

(1,0 điểm)
Câu 2:

$\begin{gathered}
B{a^{2 + }} + S{O_4}^{2 – }\xrightarrow[{}]{}BaS{O_4} \hfill \\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\,mol\xleftarrow{{}}0,1\,mol \hfill \\
\end{gathered} $

Bảo toàn điện tích $x = 0,2 + 2.0,1 = 0,4\,mol$

$\begin{gathered}
NH_4^ + + O{H^ – }\xrightarrow{{}}N{H_3} + {H_2}O \hfill \\
0,4\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\xrightarrow{{}}0,4\,mol \hfill \\
\Rightarrow V = 0,4.24,79 = 9,916\,L \hfill \\
\end{gathered} $

( 1,0 điểm)
Câu 3: Phương trình phản ứng

Ban đầu 0,3 0,7

Phản ứng x 3x 2x

Cân bằng 0,3-x 0,7-3x 2x

$\begin{gathered}
{V_{{H_2}}} = \frac{1}{2}{V_{hh}} \Rightarrow \frac{{0,7 – 3x}}{{1 – 2x}} = \frac{{25}}{{100}} \Rightarrow x = 0,18 \hfill \\
\Rightarrow {K_C} = \frac{{{{\left[ {N{H_3}} \right]}^2}}}{{\left[ {{N_2}} \right].{{\left[ {{H_2}} \right]}^3}}} = \frac{{{{(0,18.2)}^2}}}{{(0,3 – 0,18).{{(0,7 – 3.0,18)}^3}}} = 263,67 \hfill \\
\end{gathered} $

( 1,0 điểm $)$
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Hóa11 Chân Trời Sáng Tạo Giải Chi Tiết-Đề 1
Bài trướcĐề Thi Giữa Học Kỳ 1 Toán 11 Cánh Diều Giải Chi Tiết-Đề 2
Bài tiếp theoĐề Kiểm Tra Giữa Học Kỳ 1 Toán 11 Cánh Diều Giải Chi Tiết-Đề 3
de-thi-giua-hoc-ky-1-hoa-11-chan-troi-sang-tao-giai-chi-tiet-de-1Đề thi giữa học kỳ 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo giải chi tiết-Đề 1 rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra giữa học kỳ 1 sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

2 Comments
cũ nhất
mới nhất được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Tùng
Tùng
6 tháng qua

Tải về chổ nào ạ