Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Vật Lí 11 Kết Nối Tri Thức Giải Chi Tiết-Đề 1

0
5026

Đề thi giữa học kỳ 2 Vật Lí 11 Kết nối tri thức giải chi tiết-Đề 1 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1. Hai điện tích điểm ${q_1} = {10^{ – 9}}C,{q_2} = 4 \cdot {10^{ – 9}}C$ đặt cách nhau $6\;cm$ trong dầu có hằng số điện môi là $\varepsilon $. Lực tương tác giữa chúng có độ lớn là $F = 5 \cdot {10^{ – 6}}\;N$. Hằng số điện môi là

A. 3 . B. 2 . C. 0,5 . D. 2,5.

Câu 2. Có thể áp dụng định luật Cu-lông cho tương tác nào sau đây?

A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.

B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.

D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

Câu 3. Hai điện tích điểm ${q_1},{q_2}$ được giữ cố định tại hai điểm $A,B$ cách nhau một khoảng a trong một điện môi. Điện tích ${q_3}$ đặt tại điểm $C$ trên đoạn $AB$ cách $A$ một khoảng $A/3$. Để điện tích ${q_3}$ đứng yên ta phải có

A. ${q_2} = 2{q_1}$ B. ${q_2} = – 2{q_1}$ C. ${q_2} = 4{q_3}$ D. ${q_2} = 4{q_1}$

Câu 4. Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là

A. Proton mang điện tích là $ + 1,6 \cdot {10^{ – 19}}C$.

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D. Điện tích của proton và điện tích cua electron gọi là điện tích nguyên tố.

Câu 5. Trong công nghệ sơn tînh điện mũi của súng phun làm bằng kim loại được nối với cực dương của máy phát tĩnh điện, vật cần sơn được nối với cực âm của máy phát tĩnh điện. So với lớp sơn phun thì sơn tĩnh điện bám chắc hơn vì có thêm lực điện hút các hạt sơn vào vật cần sơn. Trong công nghệ này vật cần sơn phải được làm bằng

A. vật liệu bất kì. B. kim loại.

C. vật liệu có hằng số điện môi lớn. D. vật liệu có hằng số điện môi nhỏ.

Câu 6. Hai quả cầu nhỏ giống nhau không tích điện, cùng khối lượng $m = 0,2\;kg$, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh dài $0,5\;m$. Truyền cho mỗi quả cầu $N$ electron thì chúng tách nhau ra một khoảng ${\text{r}} = 5\;cm$. Lấy $g = 10\;m/{s^2}$. Xác định $N$

A. $1,04 \cdot {10^{12}}$ B. $1,{7.10^7}$ C. $1,{44.10^{12}}$ D. $8,2 \cdot {10^9}$

Câu 7. Hình bên có vẽ một số đường sức điện của điện trường do hệ hai điện tích điểm $A$ và $B$ gây ra, dấu các điện tíchlà

A. $A$ và $B$ đều tích điện dương.

B. A tích điện dương và $B$ tích điện âm.

C. A tích điện âm và $B$ tích điện dương.

D. A và $B$ đều tích điện âm.

Câu 8. Quả cầu nhỏ khối lượng $20\;g$ mang điện tích ${10^{ – 7}}C$ được treo bởi dây mảnh trong điện trường đều có véctơ $\vec E$ nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương đứng một góc $a = {30^ \circ }$, lấy $g = 10\;m/{s^2}$. Độ lớn của cường độ điện trường là

A. $1,15 \cdot {10^6}\;V/m$. B. $2,5 \cdot {10^6}\;V/m$. C. $3,5 \cdot {10^6}\;V/m$. D. $2,{7.10^5}\;V/m$.

Câu 9. Ba điện tích $q$ giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh $A$. Độ lớn cường độ dòng điện tại tâm của tam giác đó là

A. $E = 18 \cdot {10^9}\frac{Q}{{{a^2}}}$. B. $E = {27.10^9}\frac{Q}{{{a^2}}}$. C. $E = {81.10^9}\frac{Q}{{{a^2}}}$. D. $E = 0$.

Câu 10. Trọng lực, lực đàn hồi và lực tĩnh điện có cùng đặc điểm nào sau đây?

A. Công thực hiện trên quỹ đạo khép kín bằng 0 .

B. Công không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu, cuối của quỹ đạo

C. Công đều phụ thuộc vào hình dạng đường đi.

D. Công luôn gây ra sự biến thiên cơ năng.

Câu 11. Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau $2\;cm$. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng $3000\;V/m$. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương $1,5 \cdot {10^{ – 2}}C$, khối lượng $m = 4,5 \cdot {10^{ – 6}}\;g$. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm là

A. $1,2 \cdot {10^4}\;m/s$. B. ${2.10^4}\;m/s$. C. $3,{6.10^4}\;m/s$. D. $ + 1,{6.10^4}\;m/s$.

Câu 12. Một quả cầu khối lượng $4,5 \cdot {10^{ – 3}}\;kg$ treo vào một sợi dây cách điện dài $1\;m$. Quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại song song, thẳng đứng như hình vẽ. Hai tấm cách nhau $4\;cm$. Đặt một hiệu điện thế $75\;V$ vào hai tấm đó thì quả cầu lệch ra khỏi vị trí ban đầu $1\;cm$. Lấy $g = 10\;m/{s^2}$. Tính độ lớn điện tích của quả cầu.

A. $0,25\mu C$ B. $2,5\mu C$ C. $2,4\mu C$ D. $0,24\mu C$

Câu 13. Ba điểm $A,B,C$ tạo thành tam giác vuông tại $A$ đặt trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường song song với $AB$. Cho góc $\alpha = {60^ \circ };BC = 10\;cm$ và ${{\text{U}}_{BC}}$ $ = 400\;V$. Đặt thêm ở $C$ một điện tích điểm $q = 4,5 \cdot {10^{ – 9}}C$ . Véc tơ cường độ điện frường tổng hợp tại $A$ có:

A. Hướng hợp yới véc tơ $\overrightarrow {BC} $ một góc ${124^0}$.

B. Hướng hợp với véc tơ $\vec E$ một góc ${56^0}$

C. Độ lớn $9852\left( {\;V/m} \right)$

D. Hướng hợp với véc tơ $\overrightarrow {{\text{CA}}} $ một góc ${34^0}$.

Câu 14. Tụ điện có điện dung ${C_1}$ khi được tích điện với hiệu điện thế U thi có có điện tích ${Q_1} = 2mC$. Tụ điện có điện dung ${C_2}$ khi được tích điện với hiệu điện thế $2U$ thì có có điện tích ${Q_2} = 6mC$. Tỉ số $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}}$ có giá trị là

A. $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{3}{2}$. B. . C. $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{4}{3}$. D. $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{2}{3}$

Câu 15. Ba tụ điện ${C_1} = 2\mu F,{C_2} = 3\mu F,{C_3} = 6\mu F$ có hiệu điện thế định mức lần lượt là ${U_1} = 200\;V,{U_2} = 100\;V,{U_3} = 150\;V$ mắe song song. Điện tích lớn nhất bộ tụ tích được là

A. $1100\mu C$. B. $1600\mu C$. C. $1000\mu C$. D. $2200\mu C$.

Câu 16. Nối hai bản tụ điện phẳng với hai cực của nguồn một chiều, sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi $\varepsilon $ thì năng lượng ${\text{W}}$ của tụ và cường độ điện trường E giữa hai bản tụ sẽ

A. W tăng; E tăng. B. W tăng; E giảm. C. Wgiảm; E giảm. D. Wgiảm; E tăng.

Câu 17. Tại điểm ${\text{O}}$ đặt điện tích điểm $q$ thì độ lớn cường độ điện trường tại $A$ là $E$. Trên tia vuông góc với $OA$ tại điểm $A$ có điểm $B$ cách $A$ một khoảng $8\;cm$. Điểm $M$ thuộc đoạn $AB$ sao cho $MA = 4,5\;cm$ và góc $MOB$ có giá trị lớn nhất. Để độ lớn cường độ điện trường tại $m$ là $3,84E$ thì điện tích điểm tại $q$ phải tăng thêm:

A. $5q$. B. 3Q. C. Q. D. $2Q$.

Câu 18. Một giọt dầu hình cầu bán kính $R$ nằm lơ lửng trong không khí trong đó có điện trường đều, vectơ cường độ điện trường hướng từ trên xuống và có độ lớn $E$, biết khối lượng riêng của dầu và không khí lần lượt là ${\rho _d},{\rho _{KK}}\left( {{\rho _d} > {\rho _{kk}}} \right)$, gia tốc trọng trường là $g$. Điện tích q của quả cầu là

A. $q = \frac{{4\pi {R^3}\left( {{\rho _{KK}} – {\rho _d}} \right)}}{{3E}}g$. B. $q = \frac{{4\pi {R^3}\left( {{\rho _d} – {\rho _{KK}}} \right)}}{{3E}}g$.

C. $q = \frac{{4\pi {R^3}\left( {{\rho _{KK}} + {\rho _d}} \right)}}{{3E}}g$. D. $q = \frac{{4\pi {R^2}\left( {{\rho _{KK}} – {\rho _d}} \right)}}{{3E}}g$.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1. Cho hai quả cầu có kích thước giống nhau, đặt quả cầu $A$ có điện tích $ – 3,6 \cdot {10^{ – 7}}C$ cách quả cầu $B$ có điện tích $2 \cdot {10^{ – 7}}C$ một khoảng $12\;cm$.

a) Lực tương tác giữa hai quả cầu là $0,045\;N$

b) Quả cầu A thiếu ${2.10^{12}}$ electron

c) Sau khi tiếp xúc, điện tích của hai quả cẩu bằng nhau.

d) Lực tương tác giữa hai quà cầu sau tiếp xúc bằng 45 lần lực tương tác giữa hai quả cầu trước khi tiếp xúc

Câu 2. Hai quả cầu kim loại nhỏ $A$ và $B$ được tích điện được treo yào một điểm ${\text{O}}$ bằng hai sợi chi dài bằng nhau. Thoạt đầu chúng hút nhau, sau khí cho va chạm chúng đầy nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc $\alpha $ bằng nhau (xem hình vẽ). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào đây?

a) Trước va chạm, hai quả cầu có độ lớn điện tích khác nhau

b) Sau va chạm, hai quả cầu nhiễm điện trái dấu

c) Sau va chạm, lực căng dây được tính bằng biểu thức: $T = \frac{{{F_{tt}}}}{{sin2\alpha }}$

d) Ngay sau khi va chạm, hai quả cầu $A$ và $B$ sẽ bị nhiễm điện do hương ứng (giả sử hai quả cầu mang điện tích dương)

Câu 3. Một electron bắt đầu bay vào điện trường đều $E = {6^{10}}\;V/m$ với vận tốc ban đầu ${{\text{v}}_{\text{o}}} = 5,3 \cdot {10^6}\;m/s$ cùng chiều đường sức của $E$. Biết $E = – 1,6 \cdot {10^{ – 19}}C;m = 9,1 \cdot {10^{ – 31}}{\text{Kg}}$. Cho rằng điện trường đủ rộng. Mô tả chuyển động tiếp theo của electron sau khi nó dừng lại.

a) Electron chuyển với gia tốc $a = 1,{06.10^{14}}\;m/{s^2}$

b) Quãng đường electron đi được đến khi dừng lại là $1,325 \cdot {10^{ – 6}}\;m$

c) Sau khi dừng lại, electron chuyển chậm dần dần về vị trí lúc đầu xuất phát

d) Nếu điện trường chỉ tồn tại trong khoảng $l = {5.10^{ – 7}}\;m$ dọc theo đường đi của electron sẽ chuyển động đều với vận tốc $4,{18.10^6}\;m/{\text{sm}}/s$ sau khi ra khỏi điện trường.

Câu 4. Tụ điện phẳng không khí có điện dung $C = 600{\text{pF}}$, được tích điện đến hiệu điện thế ${\text{U}} = 200\;V$. Ban đầu chưa nối tụ vào nguồn

a) Điện tích của tụ là $q = 120{\text{nC}}$

b) Nối tụ vào nguồn một thời gian, sau đó ngắt tụ và nhúng tụ điện vào trong chất lỏng có $\varepsilon $, điện dung của tụ không thay đổi.

c) Nếu tụ được nối vào nguồn thì năng lượng trong tụ là $2,{25.10^{ – 5}}{\text{\;J}}$

d) Giả sử lượng điện tích sau khi nối tụ, thời gian để toàn bộ điện tích đó được truyền qua dây dẫn có cường độ dòng điện $2{\text{\;A}}$ là ${6.10^{ – 5}}\;s$

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Một tụ điện có điện dung $24{\text{nF}}$ được tích điện đến hiệu điện thế $450\;V$ thì có bao nhiêu êlectron di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện? (Đơn vị: ${10^{13}}$ electron)

Câu 2. Tính thế năng điện của 1 electron đặt tại điểm $m$ có điện thế bằng $1000\;V$ (Đơn vị: ${10^{ – 16}}\;J$ )

Câu 3. Cho một hạt nhân nguyên tử helium chuyển động ngược chiều đường sức điện của một điện trường đều có tốc độ ban đầu là $4 \cdot {10^5}\;m/s$. Sau khi chuyển động được $6,67\;cm$ trong điện trường thì hạt dừng lại. Một cách gần đúng, có thể xem như hạt chỉ chịu tác dụng của lực điện. Biết rằng hạt nhân nguyên tử helium có 2 proton và khối lượng của hạt nhân này là $6,67 \cdot {10^{ – 27}}\;kg$. Điện tích của proton là $1,6 \cdot {10^{ – 19}}C$. Cường độ điện trường có độ lớn bằng bao nhiêu? (Đơn vị: kV/m)

Câu 4. Một electron ở trong một điện trượng đều thu gia tốc $a = 1,6 \cdot {10^{12}}\;m/{s^2}$. Độ lớn của cường độ điện trường có giá trị bao nhiêu (Đơn vị: ${\mathbf{V}}/{\mathbf{m}}$ )

Câu 5. Khi làm thực nghiệm xáe định điện trường tại một điểm $M$ gần mặt đất, người ta dùng điện tích thử $q = 4 \cdot {10^{ – 16}}C$, xác định được lực điện tác dụng lên điện tích q có giá trị bằng ${5.10^{ – 14}}\;N$, có phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. Hãy tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm $M$ (Đơn vị: V/m)

Câu 6. Độ lớn lực tương tâc điện giữa hai điện tích $ – 2,4\mu C$ và điện tích $5,3\mu C$ đặt cách nhau $58\;cm$ trong chân không (Đơn vị: N)

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI

Phần I

(Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 B 10 A
2 B 11 B
3 D 12 D
4 C 13 D
5 C 14 A
6 A 15 A
7 A 16 C
8 A 17 A
9 D 18 A

Phần II

Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S)
1 a) Đ 3 a) S
b) S b) Đ
c) Đ c) S
d) S d) Đ
2 a) Đ 4 a) S
b) S b) S
c) S c) S
d) Đ d) Đ

Phần III (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 6,75 4 9,1
2 1,6 5 125
3 50 6 0,34

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời tư câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1. Hai điện tích điểm ${q_1} = {10^{ – 9}}C,{q_2} = 4 \cdot {10^{ – 9}}C$ dặt cách nhau $6\;cm$ trong dầu có hằng số điện môi là $\varepsilon $. Lực tương tác giữa chúng có độ lớn là $F = 5 \cdot {10^{ – 6}}\;N$. Hằng số điện môi là

A. 3 .

B. 2 .

C. 0,5 .

D. 2,5 .

Lời giải:

$q = \frac{4}{3} \cdot 3,14 \cdot {R^3} \cdot g \cdot \frac{{{D_2} – {D_1}}}{E}$

$ \Rightarrow 5 \cdot {10^{ – 6}} = \frac{{9 \cdot {{10}^9} \cdot \left| {{{10}^{ – 9}} \cdot 4 \cdot {{10}^{ – 9}}} \right|}}{{\varepsilon \cdot 0,{{06}^2}}} \Rightarrow \varepsilon = 2$

Câu 2: Có thể áp dụng định luật Cu-lông cho tương tác nào sau đây?

A. Hai điện tích điểm dao động quânh hai vị trí cố định trong một môi trường.

B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.

D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

Câu 3: Hai điện tích điểm ${q_1},{q_2}$ được giữ cố định tại hai điểm $A,B$ cách nhau một khoảng a trong một điện môi. Điện tích ${q_3}$ đặt tại điểm $C$ trên đoạn $AB$ cách $A$ một khoảng $A/3$. Để điện tích ${q_3}$ đứng yên ta phải có

A. ${q_2} = 2{q_1}$

B. ${q_2} = – 2{q_1}$

C. ${q_2} = 4{q_3}$

D. ${q_2} = 4{q_1}$

Lời giải:

Để ${q_3}$ cân bằng thì các lục của ${q_1},{q_2}$ tác dụng lên ${q_3}$ phải thỏa mãn: $\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \vec 0$

Hai lưc $\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} $ cùng phuơng, ngược chiều, ${q_3}$ đặt tại điểm $C$ trên đoạn $AB$ nên ${q_1}$ và ${q_2}$ cùng dấu

$F1 = F2 = > \frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{{r_{13}}{\;^2}}} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{r_{23}}{\;^2}}}$

$ \Rightarrow {q_2} = 4{q_1}$

Câu 4: Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là

A. Proton mang điện tích là $ + 1,6 \cdot {10^{ – 19}}C$.

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

Câu 5: Trong công nghệ sơn tĩnh điện mũi của súng phun làm bằng kim loại được nối với cực dương của máy phát tĩnh điện, vật cần sơn được nối với cực âm của máy phát tĩnh điện. So với lớp sơn phun thì sơn tĩnh điện bám chắc hơn vì có thêm lực điện hút các hạt sơn vào vật cần sơn. Trong công nghệ này vật cần sơn phải được làm bằng

A. vật liệu bất kì.

B. vật liệu có hằng số điện môi lớn.

C. kim loại.

D.vật liệu có hằng số điện môi nhỏ.

Lời giải:

Trong công nghệ sơn tĩnh điện mũi của súng phun làm bằng kim loại đuợc nối với cực dương của máy phát tinh điện, vật cần sơn đuợc nối với cực âm của máy phát tĩnh điện. So với lớp sơn phun thì sơn tĩnh điện bám chắc hơn vì có thêm lực điện hút các hạt sơn vào vật cần sơn. Trong công nghệ này vật cần sơn phải được làm bằng kim loại.

Câu 6. Hai quả cầu nhỏ giống nhau không tích điện, cùng khối lượng $m = 0,2\;kg$, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh dài $0,5\;m$. Truyền cho mỗi quả cầu $N$ electron thì chúng tách nhau ra một khoảng ${\text{r}} = 5\;cm$. Lấy $g = 10\;m/{s^2}$. Xác định $N$

A. $1,04 \cdot {10^{12}}$

B. $1,{7.10^7}$

C. $1,{44.10^{12}}$

D. $8,2 \cdot {10^9}$

Lời giải:

+ Khi hệ cân bằng

$\sin \alpha = \frac{{0,5r}}{l}\xrightarrow{\begin{subarray}{l}
l = 0,5 \\
r = 0,05
\end{subarray} }\alpha = 2,{866^0}$

$\tan \alpha = \frac{F}{{mg}} = \frac{{k{{(N.e)}^2}}}{{mg{r^2}}}$ $ \Rightarrow N = \sqrt {\frac{{mg{r^2}\tan \alpha }}{{k{e^2}}}} $

$ \Rightarrow N = \sqrt {\frac{{0,23.10.0,{{05}^2}.\tan 2,{{866}^0}}}{{{{9.10}^9}.1,{6^2}{{.10}^{ – 38}}}}} = 1,{04.10^{12}}$

Câu 7: Hình bên có vẽ một số đường sức điện của điện trường do tích điểm $A$ và $B$ gây ra, dấu các điện tích là

A. $A$ và $B$ đều tích điện dương.

A. A và $B$ đều tích điện dương.

B. A tích điện dương và $B$ tích điện âm.

C. A tích điện âm và $B$ tích điện dương.

D. $A$ và $B$ đều tích điện âm.

hệ hai điện

Câu 8. Quả cầu nhỏ khối lượng $20\;g$ mang điện tích ${10^{ – 7}}C$ được treo bởi dây mảnh trong điện trường đều có véctơ $\vec E$ nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương đứng một góc $a = {30^ \circ }$, lấy $g = 10\;m/{s^2}$. Độ lớn của cường độ điện trường là

A. $1,15 \cdot {10^6}\;V/m$.

B. $2,5 \cdot {10^6}\;V/m$.

C. $3,5 \cdot {10^6}\;V/m$.

D. $2,{7.10^5}\;V/m$.

Lời giải:

${\text{tan}}\alpha = \frac{{{F_d}}}{P} \Leftrightarrow {\text{tan}}\alpha = \frac{{qE}}{{mg}}$

$ \Rightarrow E = \frac{{\tan \alpha .mg}}{q} = \frac{{\tan {{30}^0}.0,02.10}}{{{{10}^{ – 7}}}} = 1154700\,(V/m)$

Câu 9: Ba điện tích $Q$ giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh a. Độ lớn cường độ điện trường tại tâm của tam giác đó là

A. $E = 18 \cdot {10^9}\frac{Q}{{{a^2}}}$.

B. $E = {27.10^9}\frac{Q}{{{a^2}}}$.

C. $E = {81.10^9}\frac{Q}{{{a^2}}}$.

D. $E = 0$.

Lời giải:

Khoảng cách tù tâm của tam giác đều cạnh a đến mối đỉnh của tam giác là $\frac{a}{{\sqrt 3 }}$

Cuờng độ điện truờng do mối điện tích $Q$ gây ra tại tâm của tam giác đó có độ lớn bằng nhau là ${E_1} = {E_2} = {E_3} = k\frac{Q}{{{r^2}}}$, vór $r = \frac{a}{{\sqrt 3 }}$

Huớng của mỗi vectơ cuờng độ điện truờng huớng ra xa mỗi điện tích

Cuờng độ điện truờng tổng hợp tại tâm của tam giác đều là $\vec E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} + \overrightarrow {{E_3}} = \vec 0$

Câu 10: Trọng lực, lực đàn hồi và lực tĩnh điện có cùng đặc điểm nào sau đây?

A. Công thực hiện trên quỹ đạo khép kín bằng 0 .

B. Công không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu, cuối của quỹ đạo

C. Công đều phụ thuộc vào hình dạng đường đi.

D. Công luôn gây ra sự biến thiên cơ năng.

Câu 11. Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau $2\;cm$. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng $3000\;V/m$. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương $1,5 \cdot {10^{ – 2}}C$, khối lượng $m = 4,5 \cdot {10^{ – 6}}\;g$. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm là

A. $1,2 \cdot {10^4}\;m/s$.

B. ${2.10^4}\;m/s$.

C. $3,{6.10^4}\;m/s$.

D. $ + 1,{6.10^4}\;m/s$

Lời giải:

+Vì chuyển động nhanh dân nên lực điện sinh công dương $A = \left| q \right|{\text{Ed}} = 1,5 \cdot {10^{ – 2}} \cdot 3000.0,02 = 0,9\left( {{\text{\;J}}} \right)$

Theo định lý biến thiên động năng: ${{\text{W}}_{{\text{sau\;}}}} – {{\text{W}}_{{\text{truoc\;}}}} = A$ $ \Leftrightarrow \frac{{m{{\text{v}}^2}}}{2} – 0 = 0,9\xrightarrow{{m = 4,{{5.10}^{ – 9}}\left( {\;kg} \right)}}C = 2 \cdot {10^4}\left( {\;m/s} \right)$

Câu 12: Một quả cầu khối lượng $4,5 \cdot {10^{ – 3}}\;kg$ treo vào một sợi dây cách điện dài $1\;m$. Quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại song song, thẳng đứng như hình vẽ. Hai tấm cách nhau $4\;cm$. Đặt một hiệu điện thế $75\;V$ vào hai tấm đó thì quả cầu lệch ra khỏi vị trí ban đầu $1\;cm$. Lấy $g = 10\;m/{s^2}$. Tính độ lớn điện tích của quả cầu.

A. $0,25\mu C$

B. $2,5\mu C$

C. $2,4\mu C$

D. $0,24\mu C$

Lời giải:

Quả cầu lệch về bản duơng nên nó mang điện tích âm

Khi hệ cân bằng: ${\text{tan}}\alpha = \frac{B}{\ell } = \frac{F}{{{\text{mg}}}} = \frac{{\left| q \right|E}}{{{\text{mg}}}} = \frac{{\left| q \right|{\text{U}}}}{{{\text{mgd}}}}$

$ \Rightarrow \left| q \right| = \frac{{{\text{mgd}}}}{{\text{U}}}\frac{B}{\ell } = \frac{{4,5 \cdot {{10}^{ – 3}} \cdot 10 \cdot 0,04}}{{75}} \cdot \frac{{0,01}}{1} = 2,4 \cdot {10^7}\left( C \right)$

Câu 13. Ba điểm $A,B,C$ tạo thành tam giác vuông tại $A$ đặt trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường song song với $AB$. Cho góc $\alpha = {60^ \circ };BC = 10\;cm$ và ${U_{BC}} = $ $400\;V$. Đặt thêm ở $C$ một điện tích điểm $q = 4,5 \cdot {10^{ – 9}}C$. Véc tơ cường độ điện trường tổng hợp tại $A$ có:

A. Hướng hợp với véc tơ $\overrightarrow {BC} $ một góc ${124^0}$.

B. Hướng hợp với véc tơ $\vec E$ một góc ${56^0}$

C. Độ lớn $9852\left( {\;V/m} \right)$

D. Hướng hợp với véc tơ $\overrightarrow {{\text{CA}}} $ một góc ${34^0}$.

Lời giải:

${{\text{U}}_{BC}} = E \cdot BC \cdot {\text{cos}}\left( {\vec E,\overrightarrow {BC} } \right) \Leftrightarrow 400 = E \cdot 0,1 \cdot {\text{cos}}{60^ \circ } \Rightarrow E = 8000\left( {\;V/m} \right)$

Điện tích q đặt tại C sẽ gây ra tại $A$ véc tơ cuờng độ diện truờng

${\vec E^{\text{‘}}}$ có phuơng chiều nhu hình vẽ, có độ lớn:

${\text{E’}} = \frac{{{\text{k}}\left| q \right|}}{{{{\text{r}}^2}}} = \frac{{9 \cdot {{10}^9} \cdot 4,5 \cdot {{10}^{ – 9}}}}{{{{\left( {0,1 \cdot {\text{sin}}{{60}^ \circ }} \right)}^2}}} = 5400\left( {\frac{{\text{V}}}{m}} \right)$

Cuờng độ điện truờng tổng hợp tại A:

Có hướng hơp với $\vec E$ góc $\beta = {\text{arctan}}\frac{{{\text{E’}}}}{E} = {34^0}$

Độ lớn: ${E_A} = \sqrt {{E^{12}} + {E^2}} = 9652\left( {\;V/m} \right)$

Câu 14: Tụ điện có điện dung ${C_1}$ khi được tích điện với hiệu điện thế $U$ thì có có điện tích ${q_1} = 2{\text{mC}}$. Tụ điện có điện dung ${C_2}$ khi được tích điện với hiệu điện thế $2{\text{U}}$ thì có có điện tích ${q_2} = 6{\text{mC}}$. Tỉ số $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}}$ có giá trị là

A. $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{3}{2}$.

B. $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{3}{4}$

C. $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{4}{3}$.

D. $\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}} = \frac{2}{3}$

Câu 15: Ba tụ điện ${C_1} = 2\mu F,{C_2} = 3\mu F,{C_3} = 6\mu F$ có hiệu điện thế định mức lần lượt là ${{\text{U}}_1} = 200\;V,{{\text{U}}_2} = $ $100\;V,{{\text{U}}_3} = 150\;V$ mắc song song. Điện tích lớn nhất bộ tụ tích được là

A. $1100\mu C$.

B. $1600\mu C$.

C. $1000\mu C$

D. $2200\mu C$.

Lời giải: Khi 3 tu mắc song song:

${U_1} = {U_2} = {U_3} \to {U_{//gh}} = 100\;V$

$ \Rightarrow {Q_{gh}} = {U_{//gh}}\left( {C1 + C2 + C3} \right) = 100 \cdot \left( {2 + 3 + 6} \right) = 1100\mu C$

Câu 16: Nối hai bản tụ điện phẳng với hại cực của nguồn một chiều, sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi $\varepsilon $ thì năng lượng ${\text{W}}$ của tụ và cường độ điện trường E giữa hai bản tụ sẽ

A. W tăng; E tăng.

B. W tăng; E giảm.

C. Wgiảm; E giảm.

D. Wgiảm; E tăng.

Lời giải:

Khi ngắt nguồn và đua vào giũua hai bản tụ chất điện môi thì C tăng và $Q$ không đổi Hiệu điện thế giũa hai bản tụ $U = \frac{Q}{C}$ giảm $ = > $ E giảm

Câu 17: Tại điểm ${\text{O}}$ đặt điện tích điểm $q$ thì độ lớn cường độ điện trường tại $A$ là $E$. Trên tia vuông góc với $OA$ tại điểm $A$ có điểm $B$ cách $A$ một khoảng $8\;cm$. Điểm $M$ thuộc đoạn $AB$ sao cho $MA = 4,5\;cm$ và góc $MOB$ có giá trị lớn nhất. Để độ lớn cường độ điện trường tại $m$ là $3,84E$ thì điện tích điểm tại $q$ phải tăng thêm:

A. $5q$.

B. 3Q.

C. Q.

D. $2Q$.

Lời giải:

$ = > OA = \sqrt {AB \cdot AM} = 6\left( {\;cm} \right)$

$ = > OM = \sqrt {O{A^2} + A{M^2} = 7,5\left( {\;cm} \right)} $

$E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}$

$ = > {E_A} = k\frac{{\left| Q \right|}}{{O{A^2}}};{E_M} = k\frac{{\left| Q \right|}}{{O{M^2}}}$

$ = > {E_M} = k\frac{{\left| {\left( {x + 1} \right)Q} \right|}}{{{{(1,25OA)}^2}}}$

$ = > 3,84 = \frac{{{E_M}}}{{{E_A}}} = \frac{{x + 1}}{{1,25}}$

$ = > x = 5$

${\text{tan}}\widehat {MOB} = {\text{tan}}\left( {\widehat {AOB} – \widehat {AOM}} \right) = \frac{{AB – AM}}{{OA + AB \cdot \frac{{AM}}{{OA}}}} = {\text{max}}$

Câu 18. Một giọt dầu hình cầu bán kính $R$ nằm lơ lửng trong không khí trong đó có điện trường đều, vectơ cường độ điện trường hướng từ trên xuống và có độ lớn $E$, biết khối lượng riêng của dầu và không khí lần lượt là ${\rho _d},{\rho _{KK}}\left( {{\rho _d} > {\rho _{kk}}} \right)$, gia tốc trọng trường là $g$. Điện tích q của quả cầu là

A. $q = \frac{{4\pi {R^3}\left( {{\rho _{KK}} – {\rho _d}} \right)}}{{3E}}g$.

B. $q = \frac{{4\pi {R^3}\left( {{\rho _d} – {\rho _{KK}}} \right)}}{{3E}}g$.

C. $q = \frac{{4\pi {R^3}\left( {{\rho _{KK}} + {\rho _d}} \right)}}{{3E}}g$.

D. $q = \frac{{4\pi {R^2}\left( {{\rho _{KK}} – {\rho _d}} \right)}}{{3E}}g$.

Lời giải:

Khi giọt dầu nằm cân bằng thì hợp lực của lực điện trường, trọng lực và lực đẩy acsimet của không khí tác dụng lên giọt dầu phải bằng 0 .

Vì $q > 0$ và $E$ hướng xuống nên ${F_E}$ cũng hướng xuống.

$ – > {F_A} = {F_E} + P$

$ \Leftrightarrow {p_{kk}}g \cdot \frac{4}{3} \cdot 3,14{R^3} = qE + {p_d} \cdot \frac{4}{3} \cdot 3,14 \cdot {R^3} \cdot g$

$ – > q = \frac{4}{3} \cdot 3,14 \cdot {R^3} \cdot g \cdot \frac{{{p_{kk}} – {p_d}}}{E}$

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1. Cho hai quả cầu có kích thước giống nhau, đặt quả cầu $A$ có điện tích $ – 3,6 \cdot {10^{ – 7}}C$ cách quả cầu $B$ có điện tích $2 \cdot {10^{ – 7}}C$ một khoảng $12\;cm$.

a) Lực tương tác giữa hai quả cầu là $0,045\;N$

b) Quả cầu A thiếu ${2.10^{12}}$ electron

c) Sau khi tiếp xúc, điện tích của hai quả cầu bằng nhau

d) Lực tương tác giữa hai quả cầu sau tiếp xúc bằng 45 lần lực tương tác giữa hai quả cầu trước khi tiếp xúc

Lời giải

Ta có ${q_1} = – 3,6 \cdot {10^{ – 7}}C;{q_2} = 2 \cdot {10^{ – 7}}C,r = 12\;m = 12 \cdot {10^{ – 2}}\;m;e = 1,6 \cdot {10^{ – 19}}C$

a) Đúng

Lực tương tác giữa hai quả cầu là: $F = 9 \cdot {10^9} \cdot \frac{{\left| {{q_1} \cdot {q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = 0,045\;N$

b) Sai

Ta có: ${N_1} = \frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{\left| e \right|}} = 2,{25.10^{12}}$ electron

Vì ${q_1}{\text{ < 0}} \Rightarrow {q_1}$ thừa $2,25 \cdot {10^{12}}$ electron

c) Đúng

Sau khi tiếp xúc, do có sự trao đổi điện tích giữa hai quả cầu nên điện tích của hai quả cầu bằng nhau

d) Sai

Sau khi tiếp xúc rồi tách ra: $q_1^{\text{‘}} = q_2^{\text{‘}} = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2} = – 0,4 \cdot {10^{ – 7}}C$

$F’ = {9.10^9}.\frac{{\left| {{q_1}^\prime .{q_2}^\prime } \right|}}{{{r^2}}} = {10^{ – 3}}\,N$

$ \Rightarrow \frac{F}{{F’}} = \frac{{{{10}^{ – 3}}}}{{{{45.10}^{ – 3}}}} = \frac{1}{{45}}$

Câu 2. Hai quả cầu kịm loại nhỏ $A$ và $B$ được tích điện được treo vào một điểm ${\text{O}}$ bằng hai sợi chi dài bằng nhau.

Thoạt đầu chúng hút nhau, sau khi cho va chạm chúng đẩy nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc $\alpha $ bằng nhau (xem hình vẽ). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cẩu sẽ là trạng thái nào đây?

a) Trước va chạm, hai quả cầu có độ lớn điện tích khác nhau

b) Sau va chạm, hai quả cầu nhiễm điện trái dấu

c) Sau va chạm, lực căng dây được tính bằng biểu thức: $T = \frac{{{F_t}}}{{{\text{sin}}2\alpha }}$

d) Ngay sau khi va chạm, hai quả cầu $A$ và $B$ sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng (giả sử hai quả cầu mang điên tích dương)

Lời giải

a) Đúng

Vì sau khi va chạm, 2 quả cầu đẩy nhau do đó điện tích của mỗi quả cầu sau khi phân bố lại khác $0 \to $ Điện tích sau khi va chạm là $q’ = \frac{{q1 + q2}}{2} \ne 0 \to $ độ lớn ${q_2}$ khác độ lớn ${q_2}$

b) Sai

Sau khi va chạm, hai quả cầu mang điện tích giống nhau

c) Sai

Vì góc lệch giữa 2 quả cầu là $2\alpha \to T = \frac{{{F_{tt}}}}{{{\text{sin}}\alpha }}$

d) Đúng

Vì ngay sau khi va chạm, hai quả cầu rất gần nhau và mang điện tích giống nhau nên có sự phân bố lại điện tích (nhiễm điện do hưởng ứng)

Câu 3. Một electron bắt đầu bay vào điện trường đều $E = {6^{10}}\;V/m$ với vận tốc ban đầu ${{\text{v}}_{\text{o}}} = 5,3 \cdot {10^6}\;m/s$ cùng chiều đường sức của $E$. Biết $E = – 1,6 \cdot {10^{ – 19}}C;m = 9,1 \cdot {10^{ – 31}}{\text{Kg}}$. Cho rằng điện trường đủ rộng. Mô tả chuyển động tiếp theo của electron sau khi nó dừng lại.

a) Electron chuyển với gia tốc $A = 1,06 \cdot {10^{14}}\;m/{s^2}$

b) Quãng đường electron đi được đến khi dừng lại là $1,325 \cdot {10^{ – 6}}\;m$

c) Sau khi dừng lại, electron chuyển chậm dần dần về vị trí lúc đầu xuất phát

d) Nếu điện trường chỉ tồn tại trong khoảng $l = 5 \cdot {10^{ – 7}}\;m$ dọc theo đường đi của electron sẽ chuyển động đều với vận tốc $4,18 \cdot {10^6}\;m/{\text{sm}}/s$ sau khi ra khỏi điện trường.

Lời giải

a) Sai

Chọn trục ${\text{Ox}}$, có gốc ${\text{O}}$ là vị trí mà electron bắt đầu bay vào điện trường, chiều dương trùng với chiều chuyển động

Khi bay trong điện trường, electron chịu tác dụng của lực điện $\vec F$

Theo định luật II Newton: $\vec F = m \cdot \vec a$ (1)

Vì $q = E < 0$ nên $\vec F \uparrow \downarrow \vec E$ mà $\overrightarrow {{v_o}} $ cùng hướng với $\vec E$ nên $\vec F$ ngược chiều dương

Chiếu (1) lên $Ox$ ta được: $ – F = ma \Leftrightarrow \left| q \right|E = m \cdot a$

$ = >a = \frac{{ – \left| q \right|E}}{m} = \frac{{ – \left| { – 1,6 \cdot {{10}^{ – 19}}} \right| \cdot {6^{10}}}}{{9,1 \cdot {{10}^{ – 31}}}} = – 1,06 \cdot {10^{19}}$

Vậy electron chuyển động chậm dần với gia tốc $A = – 1,{06.10^{19}}\;m/{s^2}$

b) Đúng

Thời gian chuyển động là: $v = {v_0} + at \Leftrightarrow 0 = v = {v_0} + at$

$\begin{array}{*{20}{c}}
{ = > t = \frac{{ – {v_0}}}{a} = \frac{{5,{{3.10}^6}}}{{1,{{06.10}^{19}}}} = {{5.10}^{ – 13}}\# \left( s \right)}
\end{array}$

Quãng đường đi được của electron là: $s = \frac{{{v^2} – v_0^2}}{{2a}} = \frac{{0 – {{\left( {5,3 \cdot {{10}^6}} \right)}^2}}}{{2 \cdot \left( { – 1,06 \cdot {{10}^{19}}} \right)}} = 1,325 \cdot {10^{ – 6}}\;m$

c) Sai

Sau khi dừng lại, electron vẫn chịu tác động của lực điện trường (ngược chiều dương) nên electron sẽ chuyển động nhanh dần đều về vị trí xuất phát. Và sau đó chuyển động thẳng đều với vận tốc đầu.

d) Đúng

Ta có: ${v^2} – v_0^2 = 2al$

$v = \sqrt {2al + v_0^2} = \sqrt {2 \cdot \left( { – 1,06 \cdot {{10}^{19}}} \right) \cdot 5 \cdot {{10}^{ – 7}} + {{\left( {5,3 \cdot {{10}^6}} \right)}^2}} = 4,18 \cdot {10^6}\;m/s$

Vậy khi ra khỏi điện trường, electron chuyển động thẳng đều với vận tốc $4,{18.10^6}\;m/s$

Câu 4. Tụ điện phẳng không khí có điện dung $C = 600{\text{pF}}$, được tích điện đến hiệu điện thế ${\text{U}} = 200\;V$. Ban đầu chưa nối tụ vào nguồn

a) Điện tích của tụ là $q = 120{\text{nC}}$

b) Nối tụ vào nguồn một thời gian, sau đó ngắt tụ và nhúng tụ điện vào trong chất lỏng có $\varepsilon $, điện dung của tụ không thay đổi.

c) Nếu tụ được nối vào nguồn thì năng lượng trong tụ là $2,{25.10^{ – 5}}\;J$

d) Giả sử lượng điện tích sau khi nối tụ, thời gian để toàn bộ điện tích đó được truyền qua dây dẫn có cường độ dòng điện $2\;A$ là ${6.10^{ – 5}}\;s$

Lời giải

a) Sai

Do tụ chưa được nối vào nguồn nên $q = 0$

b) Sai

Điện dung $C’ = \varepsilon C$

c) Sai

Năng lượng trong tụ là năng lượng từ

d) Đúng

Ta có: $I = \frac{q}{t} \to t = \frac{q}{I} = \frac{{150 \cdot {{10}^{ – 9}}}}{{2,25 \cdot {{10}^{ – 5}}}} = 66,67 \cdot {10^{ – 4}}$

$I = \frac{q}{t} = > t = \frac{q}{I} = \frac{{1,{{2.10}^{ – 4}}}}{2} = {6.10^{ – 5}}$

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Một tụ điện có điện dung $24{\text{nF}}$ được tích điện đến hiệu điện thế $450\;V$ thì có bao nhiêu êlectron di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện? (Đơn vị: ${10^{13}}$ electron)

Lời giải:

Số electron di chuyển dến bản tích điện âm của tụ:

$n = \frac{Q}{e} = \frac{{CU}}{e} = \frac{{24 \cdot {{10}^{ – 9}} \cdot 450}}{{1,6 \cdot {{10}^{ – 19}}}} = 6,75 \cdot {10^{13}}$ (electron)

Câu 2. Tính thế năng điện của 1 electron đặt tại điểm $m$ có điện thế bằng $1000\;V$ (Đơn vị: ${10^{ – 16}}\;J$ )

Lời giải:

Thế năng điện của một electron đặt tại điểm M là:

${{\text{W}}_m} = {{\text{V}}_{m \cdot E}} = 1000 \cdot 1,6 \cdot {10^{ – 19}} = 1,6 \cdot {10^{ – 16}}\left( {\;J} \right)$

Câu 3. Cho một hạt nhân nguyên tử helium chuyển động ngược chiều đường sức điện của một điện trường đều có tốc độ ban đầu là $4 \cdot {10^5}\;m/s$. Sau khi chuyển động được $6,67\;cm$ trong điện trường thì hạt dừng lại. Một cách gần đúng, có thể xem như hạt chỉ chịu tác dụng của lực điện. Biết rằng hạt nhân nguyên tử helium có 2 proton và khối lượng của hạt nhân này là $6,67 \cdot {10^{ – 27}}\;kg$. Điện tích của proton là $1,6 \cdot {10^{ – 19}}C$. Cường độ điện trường có độ lớn bằng bao nhiêu? (Đơn vị: ${\mathbf{kV}}/{\mathbf{m}}$ )

Lời giải:

Chọn chiều dương là chiều của đường sức điện.

Độ biến thiên động năng của vật bằng công của lực điện trường:

$ \Leftrightarrow \frac{{m{v^2}}}{2} – \frac{{mv_0^2}}{2} = qEd \Rightarrow E = \frac{{m\left( {{v^2} – v_0^2} \right)}}{{2qd}} = 50000\;V/m = 50{\text{kV}}/m$

Câu 4. Một electron ở trong một điện trường đều thu gia tốc $a = 1,{6.10^{12}}\;m/{s^2}$. Độ lớn của cường độ điện trường có giá trị bao nhiêu (Đơn vị: V/m)

Lời giải:

$a = 1,6 \cdot {10^{12}}\;m/{s^2}:E = \frac{{{\text{ma}}}}{q} = \frac{{9,1 \cdot {{10}^{ – 31}} \cdot 1,6 \cdot {{10}^{12}}}}{{1,6 \cdot {{10}^{ – 19}}}} = 9,1\left( {\;V/m} \right)$

Câu 5. Khi làm thực nghiệm xác định điện trường tại một điểm $M$ gần mặt đất, người ta dùng điện tích thử $q = 4 \cdot {10^{ – 16}}C$, xác định được lực điện tác dụng lên điện tích $q$ có giá trị bằng ${5.10^{ – 14}}\;N$, có phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. Hãy tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm $m$ (Đơn vị: V/m)

Lời giải

Độ lớn cường độ điện trường tại điểm $m$ có giá trị bằng.

$E = \frac{F}{q} = \frac{{5.10 – 14}}{{4 \cdot {{10}^{ – 16}}}} = 125\;V/m$

Câu 6. Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích $ – 2,4\mu C$ và điện tích $5,3\mu C$ đặt cách nhau $58\;cm$ trong chân không (Đơn vị: N)

Lời giải:

Lực tương tác: $F = k\frac{{\left| {{q_1} \cdot {q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = 9 \cdot {10^9} \cdot \frac{{2,4 \cdot {{10}^{ – 6}} \cdot 5,3 \cdot {{10}^{ – 6}}\mid }}{{0,{{58}^2}}} = 0,34N$

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Vật Lí 11 Kết Nối Tri Thức Giải Chi Tiết-Đề 1
Bài trướcĐề Ôn Thi ĐGNL Tiếng Anh 2024 ĐHQG TPHCM Có Đáp Án-Đề 2
Bài tiếp theoĐề Cương Ôn Tập Giữa Học Kỳ 2 Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo Giải Chi Tiết
de-thi-giua-hoc-ky-2-vat-li-11-ket-noi-tri-thuc-giai-chi-tiet-de-1Đề thi giữa học kỳ 2 Vật Lí 11 Kết nối tri thức giải chi tiết-Đề 1 rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra giữa HK2 sắp tới.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments