Giải Toán 12 Cánh Diều Bài 3 Chương 1 Đường Tiệm Cận Của Đồ Thị Hàm Số

0
2357

Phương pháp:

*  Đường thẳng $x = {x_0}$ được gọi là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y = f(x)$ nếu ít nhất một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn:

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) =  + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) =  – \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ – } f(x) =  + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ – } f(x) =  – \infty $.

 

*  Đường thẳng $y = {y_0}$ được gọi là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = f(x)$ nếu $\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) = {y_0}$ hoặc $\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } f(x) = {y_0}$.

 

* Đường thẳng $y = ax + b$ $(a \ne 0)$ gọi là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số $y = f(x)$ nếu $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) – (ax + b)} \right] = 0$ hoặc $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {f(x) – (ax + b)} \right] = 0$

Câu 1. Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y = \frac{{x + 2}}{{x + 1}}$ là:
A. $x = – 1$.
B. $x = – 2$.
C. $x = 1$.
D. $x = 2$.

Lời giải

Chọn A

$\mathop {\lim }\limits_{x \to – {1^ + }} y = + \infty ;\,\mathop {\lim }\limits_{x \to – {1^ – }} y = – \infty $

$ \Rightarrow x = – 1$ là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số

Câu 2. Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số $y = \frac{{{x^2} + 3x + 5}}{{x + 2}}$ là:
A. $y = x$.
B. $y = x + 1$.
C. $y = x + 2$.
D. $y = x + 3$.

Lời giải

Chọn B

Ta có: $y = \frac{{{x^2} + 3x + 5}}{{x + 2}} = x + 1 + \frac{3}{{x + 2}}$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là: $y = x + 1$

Câu 3. Đồ thị hàm số ở Hình $18a$, Hình $18b$ đều có đường tiệm cận ngang là đường thẳng màu đỏ. Hỏi đó là đồ thị của hàm số nào trong các hàm số sau?

Hình 18
a) $y = \frac{{{x^2} + 2x – 1}}{{{x^2} + 1}}$;
b) $y = \frac{{2{x^2} + x + 1}}{{x – 1}}$;
c) $y = \frac{{2{x^2} – 2}}{{{x^2} + 2}}$.

Lời giải

* ở Hình $18a$ có tiệm cận ngang là đường thẳng $y = 2$ của đồ thị hàm số a.

* ở Hình $18b$ có tiệm cận ngang là đường thẳng $y = 1$ của đồ thị hàm số b, c.

Câu 4. Tìm tiệm cận đứng, tiệm cận ngang, tiệm cận xiên (nếu có) của đồ thị mỗi hàm số sau:
a) $y = \frac{x}{{2 – x}}$;
b) $y = \frac{{2{x^2} – 3x + 2}}{{x – 1}}$;
c) $y = x – 3 + \frac{1}{{{x^2}}}$

Lời giải

a) $y = \frac{x}{{2 – x}}$;
* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = – \infty ;\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} y = + \infty $

$ \Rightarrow x = 2$ là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = – 1;\,\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = – 1$

$ \Rightarrow y = – 1$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

b) * Ta có: $y = \frac{{2{x^2} – 3x + 2}}{{x – 1}} = 2x – 1 + \frac{1}{{x – 1}}$;
$ \Rightarrow $ Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là: $y = 2x – 1$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = – \infty ;\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} y = + \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = 2$.

c) * Ta có: $y = x – 3 + \frac{1}{{{x^2}}}$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là: $y = x – 3$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = + \infty ;\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} y = + \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = 0$.

Câu 5. Số lượng sản phẩm bán được của một công ty trong $x$ (tháng) được tính theo công thức $S\left( x \right) = 200\left( {5 – \frac{9}{{2 + x}}} \right)$, trong đó $x \geqslant 1$ (Nguồn: R. Larson and B. Edwards, Calculus 10e, Cengage 2014).

a) Xem $y = S\left( x \right)$ là một hàm số xác định trên nửa khoảng $\left[ {1; + \infty } \right)$, hãy tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số đó.

b) Nêu nhận xét về số lượng sản phẩm bán được của công ty đó trong $x$ (tháng) khi $x$ đủ lớn.

Lời giải

a) Ta có: $S\left( x \right) = 200\left( {5 – \frac{9}{{2 + x}}} \right) = 1000 – \frac{{1800}}{{2 + x}}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 1000$

$ \Rightarrow y = 1000$ là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

b) Khi $x$ đủ lớn ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 1000$, tức là số lượng sản phẩm bán tối đa là $1000$ (sản phẩm)

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Giải Toán 12 Cánh Diều Bài 3 Chương 1 Đường Tiệm Cận Của Đồ Thị Hàm Số
Bài trướcGiải Toán 12 Cánh Diều Bài 2 Chương 1 Giá Trị Lớn Nhất Và Giá Trị Nhỏ Nhất Của Hàm Số
Bài tiếp theoGiải Toán 12 Cánh Diều Bài 4 Chương 1 Khảo Sát Sự Biến Thiên Và Vẽ Đồ Thị Của Hàm Số
giai-toan-12-canh-dieu-bai-3-chuong-1-duong-tiem-can-cua-do-thi-ham-soGiải toán 12 Cánh diều bài 3 chương 1 Đường tiệm cận của đồ thị hàm số rất hay giúp các bạn rèn luyện kỹ năng giải toán một cách lôgic và hệ thống.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments