Các Dạng Bài Tập Trắc Nghiệm Giao Thoa Sóng Cơ Vật Lí 11 Có Đáp Án

0
2763

Các dạng bài tập trắc nghiệm giao thoa sóng cơ vật lí 11 có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

DẠNG 1. Điều kiện cực đại – cực tiểu

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

• Những điểm dao động với biên độ cực đại: ${d_2} – {d_1} = k\lambda $ với $k = 0, \pm 1, \pm 2 \ldots $

• Những điểm dao động với biên độ cực tiểu: ${d_2} – {d_1} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\lambda $ với $k = 0, \pm 1, \pm 2 \ldots $

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (SBT – KNTT)

Trong thí nghiệm về giao thoa sóng nước Hình 12.1, tốc độ truyền sóng là $1,5\;m/s$, cần rung có tần số $40\;Hz$. Khoảng cách giữa 2 điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng ${S_1}\;{S_2}$ là:

A. $1,875\;m$ B. $3,75\;m$ C. $60\;m$ D. $30\;m$

Câu 2: (SBT – KNTT) Trong thí nghiệm ở hình 12.1 SGK, khoảng cách giữa 2 điểm ${S_1},\;{S_2}$ là $d = 11\;cm$. cho cần rung, ta thấy hai điểm ${S_1},\;{S_2}$ gần như đứng yên và giữa chúng còn 10 điểm đứng yên không dao động. Biết tần số rung là $26\;Hz$, tốc độ truyền sóng là:

A. $0,52\;m/s$ B. $0,26\;cm/s$ C. $0,13\;cm/s$ D. $2,6\;cm/s$

Câu 3: (SBT – CTST)

Hai xung có các trung điểm $P$ và $Q$ truyền đến gần nhau như hình 8.1. Khi các điểm $P$ và $Q$ trùng nhau, xung tổng hợp sẽ có dạng như hình nào trong các hình dưới đây?

A.

B.

C.

D.

Câu 4: Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số $50\;Hz$ và đo được khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là $2\;mm$. Bước sóng của sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

A. $\lambda = 1\;mm$. B. $\lambda = 2\;mm$. C. $\lambda = 4\;mm$. D. $\lambda = 8\;mm$.

Câu 5: Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số $100\;Hz$ và đo được khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là $4\;mm$. Tốc độ sóng trên mặt nước là bao nhiêu?

A. $v = 0,2\;m/s$. B. $v = 0,4\;m/s$. C. $v = 0,6\;m/s$. D. $v = 0,8\;m/s$.

Câu 6: Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng ${S_1}$ và ${S_2}$ dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình $u = acos40\pi t$ ( $a$ không đổi, $t$ tính bằng $s$ ). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng $80\;cm/s$. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng ${S_1}\;{S_2}$ dao động với biên độ cực đại là

A. $4\;cm$. B. $6\;cm$. C. $2\;cm$. D. $1\;cm$.

Câu 7: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp $A$ và $B$ dao động đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng $12\;cm$. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng $AB$ là

A. $9\;cm$. B. $12\;cm$. C. $6\;cm$. D. $3\;cm$.

Câu 8: Dùng một âm thoa có tần số rung $f = 100\;Hz$ người ta tạo ra tại hai điểm ${S_1},\;{S_2}$ trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, ngược pha. Kết quả tạo ra những gợn sóng dạng hypebol, khoảng cách giữa hai gợn lồi liên tiếp là $2\;cm$. Tốc độ truyền pha của dao động trên mặt nước là

A. $v = 2\;m/s$. B. $v = 3\;m/s$. C. $v = 1,5\;cm/s$. D. $v = 4\;m/s$.

Câu 9: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại $A$ và $B$ dao động theo phương trình ${u_A} = {u_B} = acos25\pi t(a$ không đổi, $t$ tính bằng $s$ ). Trên đoạn thẳng $AB$, hai điểm có phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2 $cm$. Tốc độ truyền sóng là

A. $25\;cm/s$. B. $100\;cm/s$. C. $75\;cm/s$. D. $50\;cm/s$.

Câu 10: Hai nguồn sóng kết hợp ${S_1}$ và ${S_2}$ luôn luôn dao động cùng pha, cùng tần số $f = 50\;Hz$ và nằm cách nhau $6\;cm$ trên mặt nước. Người ta quan sát thấy rằng các giao điểm của các gợn lồi với đoạn thẳng ${S_1}\;{S_2}$. chia ${S_1}\;{S_2}$ làm 10 đoạn bằng nhau. Giá trị của tốc độ truyền sóng là

A. $24\;cm/s$ B. $30\;cm/s$ C. $60\;cm/s$ D. $66,67\;cm/s$

Câu 11: Trên đường nối hai nguồn dao động kết hợp trên mặt nước, giữa hai đỉnh của hai vân cực đại giao thoa có 3 vân cực đại giao thoa nữa và khoảng cách giữa hai đỉnh này là $5\;cm$. Biết tần số dao động của nguồn là $9\;Hz$. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A. $25\;cm/s$ B. $15\;cm/s$ C. $22,5\;cm/s$ D. $20\;cm/s$

Câu 12: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp $A,B$ dao động với tần số $f = 15\;Hz$ và cùng pha. Tại một điểm $M$ trên mặt nước cách $A,B$ những khoảng ${d_1} = 16\;cm,\;{d_2} = 20\;cm$ sóng có biên độ cực tiểu. Giữa $M$ và đường trung trực của $AB$ có hai dãy cực đại. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

A. $24\;cm/s$. B. $20\;cm/s$. C. $36\;cm/s$. D. $48\;cm/s$.

Câu 13: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp $A,B$ dao động cùng pha với tần số $16\;Hz$. Tại một điểm $M$ cách các nguồn $A,B$ lần lượt những khoảng ${d_1} = 30\;cm$, ${d_2} = 25,5\;cm$, sóng có biên độ cực đại. Giữa $M$ và đường trung trực của $AB$ có 3 dãy cực tiểu khác nhau. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

A. $24\;m/s$. B. $24\;cm/s$. C. $36\;m/s$. D. $36\;cm/s$.

Câu 14: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn $A,B$ dao động cùng pha với tần số $f$. Tại một điểm $M$ cách các nguồn $A,B$ những khoảng ${d_1} = 19\;cm,\;{d_2} = 21\;cm$, sóng có biên độ cực đại. Giữa $M$ và đường trung trực của $AB$ không có dãy cực đại nào khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là $v = 26\;cm/s$. Tần số dao động của hai nguồn là

A. $26\;Hz$. B. $13\;Hz$. C. $16\;Hz$. D. $50\;Hz$.

Câu 15: Tại hai điểm $M$ và $N$ trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng $40\;Hz$ và có sự giao thoa sóng trong đoạn $MN$. Trong đoạn $MN$, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau $1,5\;cm$. Tốc độ truyền sóng trong môi trường này có giá trị là

A. $v = 0,3\;m/s$. B. $v = 0,6\;m/s$. C. $v = 2,4\;m/s$. D. $v = 1,2\;m/s$.

Câu 16: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp $A,B$ dao động cùng tần số $f = $ $10\;Hz$ và cùng pha. Vận tốc truyền sóng trên mặt nuớc là $v = 30\;cm/s$. Tại một điểm $M$ cách các nguồn $A,B$ những đoạn ${d_1} = MA = 31\;cm$ và ${d_2} = MB = 25\;cm$ là vân cực đại hay vân đứng yên thứ mấy tính từ đường trung trực của $AB$ ?

A. Đứng yên thứ 2 . B. Cực đại thứ 2. C. Đứng yên thứ 3 . D. Cực đại thứ 3.

Câu 17: Hai nguồn phát sóng $A,B$ trên mặt nước dđđh với tần số $f = 15\;Hz$, cùng pha. Tại điểm $M$ trên mặt nước cách các nguồn đoạn ${d_1} = 14,5\;cm$ và ${d_2} = 17,5\;cm$ sóng có biên độ cực đại. Giữa $M$ và trung trực của $AB$ có hai dãy cực đại khác. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước.

A. $v = 15\;cm/s$; B. $v = 22,5\;cm/s$; C. $v = 0,2\;m/s$; D. $v = 5\;cm/s$;

Câu 18: Trên mặt chất lỏng tại có hai nguồn kết hợp $A,B$ dao động với chu kỳ 0,02 (s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là $v = 15\;cm/s$. Trạng thái dao động của ${M_1}$ cách $A,B$ lần lượt những khoảng ${d_1} = 12\;cm,\;{d_2} = 14,4\;cm$ và của ${M_2}$ cách $A,B$ lần lượt những khoảng ${d_1}\;’ = 16,5$ $cm,{d_2}\;’ = 19,05\;cm$ là

A. ${M_1}$ đứng yên không dao động và ${M_2}$ dao động với biên độ cực đại.

B. ${M_1}$ dao động với biên độ cực đại và ${M_2}$ đứng yên không dao động.

C. ${M_1}$ và ${M_2}$ đứng yên không dao động.

D. ${M_1}$ và ${M_2}$ dao động với biên độ cực đại.

Câu 19: Trên mặt nước phẳng lặng có hai nguồn điểm dao động ${S_1}$ và ${S_2}$. Biết ${S_1}\;{S_2} = 10\;cm$, tần số và biên độ dao động của ${S_1},\;{S_2}$ là $f = 120\;Hz,a = 0,5\;cm$. Khi đó trên mặt nước, tại vùng giữa ${S_1}$ và ${S_2}$ người ta quan sát thấy có 5 gợn lồi và những gợn này chia đoạn ${S_1}\;{S_2}$ thành 6 đoạn mà hai đoạn ở hai đầu chỉ dài bằng một nữa các đoạn còn lại. Bước sóng $\lambda $ có giá trị là

A. $\lambda = 4\;cm$. B. $\lambda = 8\;cm$. C. $\lambda = 2\;cm$. D. $\lambda = 6\;cm$.

Câu 20: Một âm thoa có tần số rung $f = 100\;Hz$ người ta tạo ra tại hai điểm ${S_1}$, ${S_2}$ trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. Một hệ gợn lồi xuất hiện gồm một gợn thẳng là trung trực của đoạn ${S_1}\;{S_2}$ và 14 gợn dạng hypebol mỗi bên, khoảng cách giữa hai gợn ngoài cùng đo dọc theo ${S_1},\;{S_2}$ là $2,8\;cm$. Tính tốc độ truyền pha của dao động trên mặt nước là

A. $v = 20\;cm/s$. B. $v = 15\;cm/s$. C. $v = 30\;cm/s$. D. $v = 20\;m/s$.

Câu 21: Hai điểm ${O_1},{O_2}$ trên mặt nước dao động cùng biên độ, cùng pha. Biết ${O_1}{O_2}$ $ = 3\;cm$. Giữa ${O_1}$ và ${O_2}$ có một gợn thẳng và 14 gợn dạng hypebol mỗi bên. Khoảng cách giữa ${O_1}$ và ${O_2}$ đến gợn lồi gần nhất là $0,1\;cm$. Biết tần số dao động $f = 100\;Hz$. Tốc độ truyền sóng có giá trị là

A. $v = 10\;cm/s$. B. $v = 20\;cm/s$. C. $v = 40\;cm/s$. D. $v = 15\;cm/s$.

Câu 22: Tại hai điểm ${S_1},\;S2$ cách nhau $5\;cm$ trên mặt nước đặt hai nguồn kết hợp phát sóng ngang cùng tần số $f = 50\;Hz$ và cùng pha. Tốc độ truyền sóng trong nước là $25\;cm/s$. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hai điểm $M,N$ nằm trên mặt nước với ${S_1}M = 14,75\;cm,\;{S_2}M = 12,5$ $cm$ và ${S_1}\;N = 11\;cm,\;{S_2}\;N = 14\;cm$. Kết luận nào là đúng?

A. $M$ dao động biên độ cực đại, $N$ dao động biên độ cực tiểu.

B. $M,N$ dao động biên độ cực đại.

C. $M$ dao động biên độ cực tiểu, $N$ dao động biên độ cực đại.

D. $M,N$ dao động biên độ cực tiểu.

Câu 23: Hai điểm $M$ và $N$ trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn ${O_1}{O_2}$ những đoạn lần lượt là ${O_1}M$ $ = 3,25\;cm,{O_1}\;N = 33\;cm,{O_2}M = 9,25\;cm,{O_2}\;N = 67\;cm$, hai nguồn dao động cùng tần số $20\;Hz$, cùng pha, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là $80\;cm/s$. Hai điểm này dao động thế nào?

A. $M$ đứng yên, $N$ dao động mạnh nhất B. $M$ dao động mạnh nhất, $N$ đứng yên

C. Cả $M$ và $N$ đều dao động mạnh nhất D. Cả $M$ và $N$ đều đứng yên

Câu 24: Trên mặt chất lỏng tại có hai nguồn kết hợp $A,B$ dao động với chu kỳ 0,02 (s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là $v = 15\;cm/s$. Trạng thái dao động của ${M_1}$ cách $A,B$ lần lượt những khoảng ${d_1} = 12\;cm,{d_2} = 14,4\;cm$ và của ${M_2}$ cách $A,B$ lần lượt những khoảng $d_1′ = 65\;cm,d_2′ = 19,05\;cm$ là

A. ${M_1}$ và ${M_2}$ dao động với biên độ cực đại

B. ${M_1}$ đứng yên không dao động và ${M_2}$ dao động với biên độ cực đại.

C. ${M_1}$ dao động với biên độ cực đại và ${M_2}$ đứng yên không dao động.

D. ${M_1}$ và ${M_2}$ đứng yên không dao động

Câu 25: Trên mặt nước phẳng lặng có hai nguồn điểm dao động $A$ và $B$, với $AB = 8\;cm,f = $ $20\;Hz$. Khi đó trên mặt nước, tại vùng giữa $A$ và $B$ người quan sát thấy có 11 gợn lồi và những gợn này chia đoạn $AB$ thành 12 đoạn mà hai đoạn ở hai đầu chỉ dài bằng một phần ba các đoạn còn lại. Tốc độ truyền sóng có giá trị bằng

A. $32\;cm/s$ B. $28\;cm/s$ C. $30\;cm/s$ D. $26\;cm/s$

Câu 26: Trên mặt nước phẳng lặng có hai nguồn điểm dao động $A$ và $B$, với $AB = 8,1\;cm,f = $ $30\;Hz$. Khi đó trên mặt nước, tại vùng giữa $A$ và $B$ người quan sát thấy có 14 gợn lồi và những gợn này chia đoạn $AB$ thành 15 đoạn mà hai đoạn ở hai đầu chỉ dài bằng một phần tư các đoạn còn lại. Tốc độ truyền sóng có giá trị bằng

A. $42\;cm/s$ B. $38\;cm/s$ C. $30\;cm/s$ D. $36\;cm/s$

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5
A A C C D
6 7 8 9 10
D C D C C
11 12 13 14 15
C B B D
16 17 18 19 20
B A B A A
21 22 23 24 25
B C D C C
26
D

 

DẠNG 2. Phương trình giao thoa – Biên độ giao thoa

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Xét 2 nguồn kết hợp cùng pha ${u_1} = {u_2} = Acos\left( {\omega t} \right)$

Xét điểm $M$ trong vùng giao thoa có khoảng cách tới các nguồn là ${d_1},\;{d_2}$

Phương trình sóng do ${u_1},\,{u_2}$ truyền tới M là:

${u_{1M}} = Acos\left( {\omega t – 2\pi \frac{{{d_1}}}{\lambda }} \right)$; ${u_{2M}} = Acos\left( {\omega t – 2\pi \frac{{{d_2}}}{\lambda }} \right)$

Phương trình sóng tổng hợp tại M:

${u_M} = {u_{1M}} + {u_{2M}} = 2Acos\left[ {\pi \frac{{{d_2} – {d_1}}}{\lambda }} \right]cos\left[ {2\omega t – \pi \frac{{{d_1} + {d_2}}}{\lambda }} \right]$

Độ lệch pha của hai sóng từ hai nguồn đến M: $\Delta {\varphi _M} = \frac{{2\pi }}{\lambda }\left( {{d_1} – {d_2}} \right)$

Biên độ dao động tổng hợp tại M: ${A_M} = 2A\left| {cos\left[ {\pi \frac{{\left( {{d_2} – {d_1}} \right)}}{\lambda }} \right]} \right|$

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (SBT – CTST) Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp ${S_1}$ và ${S_2}$ dao động cùng pha với cùng biên độ $A$. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa của hai sóng này trên mặt nước, trung điểm của đoạn ${S_1}\;{S_2}$ dao động với biên độ bằng

A. $0,5\;A$ B. $A$ C. $2\;A$ D. 0

Câu 2: (SBT – CTST) Tại 2 điểm $A$ và $B$ trong cùng một môi trường có 2 nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với phương trình lần lượt là ${u_A} = acos\omega t$ và ${u_B} = acos\left( {\omega t + \pi } \right)$. Xem tốc độ và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa $A$

và $B$ xảy ra hiện tượng giao thoa sóng do 2 nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn $AB$ dao động với biên độ bằng

A. $2a$ B. $0,5a$ C. a D. 0

Câu 3: Tại hai điểm $A$ và $B$ trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau với biên độ $a$, bước sóng là $10\;cm$. Điểm $M$ cách $A$ một khoảng $25\;cm$, cách $B$ một khoảng $5\;cm$ sẽ dao động với biên độ là

A. 2 a. B. A C. $ – 2a$. D. 0 .

Câu 4: Tại hai đểm $A$ và $B$ trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau với biên độ $a$, bước sóng là $10\;cm$. Điểm $N$ cách $A$ một khoảng $25\;cm$, cách $B$ một khoảng $10\;cm$ sẽ dao động với biên độ là

A. $2a$. B. a. C. $ – 2a$. D. 0 .

Câu 5: Hai nguồn kết hợp $A$ và $B$ dao động cùng tần số, cùng biên độ $a = 2\;cm$ nhưng ngược pha nhau. Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ truyền sóng $v = 90\;cm/s$. Biên độ dao động tổng hợp tại điểm $M$ cách $A,B$ một đoạn $AM = 15\;cm,BM = 13\;cm$ bằng

A. $2\;cm$. B. $2{\sqrt 3 ^3}\;cm$. C. $4\;cm$. D. $0\;cm$.

Câu 6: Hai điểm $A$ và $B$ cách nhau $10\;cm$ trên mặt chất lỏng dao động với phương trình ${u_A} = {u_B} = 2cos\left( {100\pi t} \right)cm$, tốc độ truyền sóng là $v = 100\;cm/s$. Phương trình sóng tại điểm $M$ nằm trên đường trung trực của $AB$ là

A. ${u_M} = 2cos\left( {100\pi t – \pi d} \right)\,cm$. B.${u_M} = 4cos\left( {100\pi t – \pi d} \right)cm$ .

C. ${u_M} = 4cos\left( {100\pi t + \pi d} \right)cm$ D. ${u_M} = 4cos\left( {100\pi t – 2\pi d} \right)cm$.

Câu 7: Cho hai nguồn kết hợp $A,B$ dao động với các phương trình ${u_A} = {u_B} = 2sin\left( {10\pi t} \right)cm$. Tốc độ truyền sóng là $v = 3\;m/s$. Phương trình sóng tại $M$ cách $A,B$ một khoảng lần lượt ${d_1} = 15\;cm$, ${d_2} = 20\;cm$ là

A. $u = 4cos\frac{\pi }{{12}} \cdot sin\left( {10\pi t – \frac{{7\pi }}{{12}}} \right)cm$. B. $u = 4cos\frac{\pi }{{12}} \cdot sin\left( {10\pi t + \frac{{7\pi }}{{12}}} \right)\,cm$.

C. $u = 2cos\frac{\pi }{{12}} \cdot sin\left( {10\pi t – \frac{{7\pi }}{{12}}} \right)\,cm$ D. $u = 2cos\frac{\pi }{{12}} \cdot sin\left( {10\pi t – \frac{{7\pi }}{6}} \right)\,cm$.

Câu 8: Hai nguồn sóng kết hợp $A,B$ trên mặt nước cùng dao động với phương trình $u = $ $Acos\left( {100\pi t} \right)cm$. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là $v = 40\;cm/s$. Xét điểm $M$ trên mặt nước có $AM = 9\;cm$ và $BM = 7\;cm$. Hai dao động tại $M$ do hai sóng từ $A$ và $B$ truyền đến là hai dao động

A. cùng pha. B. ngược pha. C. lệch pha ${90^0}$. D. lệch pha ${120^ \circ }$.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4
A D A D
5 6 7 8
B A A B

DẠNG 3. Số điểm cực đại và cực tiểu

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

• Trên đoạn ${S_1}\;{S_2}:\; – {S_1}{S_2} \leqslant {d_2} – {d_1} \leqslant {S_1}{S_2}$

• Số cực đại: $\; – \frac{{{S_1}{S_2}}}{\lambda } \leqslant k \leqslant – $

• Số cực tiểu : $\; – \frac{{{S_1}{S_2}}}{\lambda } – \frac{1}{2} \leqslant k \leqslant \frac{{{S_1}S}}{\lambda }$

• Trên đoạn MN bất kì: ${d_{2M}} – {d_{1M}} \leqslant {d_2} – {d_1} \leqslant {d_{2N}} – {d_{1N}}$

• Số cực đại:

$\frac{{{d_{2M}} – {d_{1M}}}}{\lambda } \leqslant k \leqslant \frac{{{d_{2N}} – {d_{1N}}}}{\lambda }$

• Số cực tiểu :

$\frac{{{d_{2M}} – {d_{1M}}}}{\lambda } – \frac{1}{2} \leqslant k \leqslant \frac{{{d_{2N}} – {d_{1N}}}}{\lambda }$

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (SBT – CTST) Xét 2 nguồn sóng kết hợp tạo ra hiện tượng giao thoa trên mặt nước. Cho biết tốc độ truyền sóng là $25\;cm/s$ và tần số sóng là $10\;Hz$. Tại điểm cách 2 nguồn các khoảng bằng bao nhiêu thì sóng có biên độ cực đại?

A. $10\;cm$ và $12\;cm$ B. $10\;cm$ và $15\;cm$ C. $15\;cm$ và $16\;cm$ D. $12\;cm$ và $16\;cm$

Câu 2: Thực hiện giao thoa trên mặt chất lỏng với hai nguồn ${S_1}$ và ${S_2}$ giống nhau cách nhau $13\;cm$. Phương trình dao động tại ${S_1}$ và ${S_2}$ là $u = 2cos\left( {40\pi t} \right)cm$. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là $v = 0,8\;m/s$. Biên độ sóng không đổi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn ${S_1}\;{S_2}$ là:

A. 7 . B. 12 . C. 10 . D. 5

Câu 3: Tại hai điểm $A$ và $B$ cách nhau $9\;cm$ có 2 nguồn sóng cơ kết họp có tần số

$f = 50\;Hz$, tốc độ truyền sóng $v = 1\;m/s$. Số gợn cực đại đi qua đoạn thẳng nối $A$ và $B$ là:

A. 5 . B. 7 . C. 9 . D. 11

Câu 4: Hai nguồn kết hợp ${S_1},\;{S_2}$ cách nhau $10\;cm$, có chu kỳ sóng là $0,2\;s$. Vận tốc truyền sóng trong môi trường là $25\;cm/s$. Số cực đại giao thoa trong khoảng ${S_1}\;{S_2}$ là:

A. 4 B. 3 C. 5 D. 7

Câu 5: Tại hai điểm ${S_1},\;{S_2}$ cách nhau $10\;cm$ trên mặt nước dao động cùng tần số $50\;Hz$, cùng pha, cùng biên độ, vận tốc truyền sóng trên mặt nước $1\;m/s$. Trên ${S_1}\;{S_2}$ có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và không dao động trừ ${S_1},\;{S_2}$

A. Có 9 điểm dao động với biên độ cực đại và 9 điểm không dao động

B. Có 11 điểm dao động với biên độ cực đại và 10 điểm không dao động

C. Có 10 điểm dao động với biên độ cực đại và 11 điểm không dao động

D. Có 9 điểm dao động với biên độ cực đại và 10 điểm không dao động

Câu 6: Hai nguồn sóng giống nhau tại $A$ và $B$ cách nhau $47\;cm$ trên mặt nước, chỉ xét riêng một nguồn thì nó lan truyền trên mặt nước mà khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là $3\;cm$, khi hai sóng trên giao thoa nhau thì trên đoạn $AB$ có số điểm không dao động là:

A. 32 B. 30 C. 16 D. 15

Câu 7: Trong thí nghiệm về giao thoa trên mặt nước gồm 2 nguồn kết hợp ${S_1},\;{S_2}$ có cùng $f = $ $20\;Hz$ tại điểm $M$ cách ${S_1}$ khoảng $25\;cm$ và cách ${S_2}$ khoảng $20,5\;cm$ sóng có biên độ cực đại. Giữa $M$ và đường trung trực của ${S_1}\;{S_2}$ còn có 2 cực đại khác. Cho ${S_1}\;{S_2} = 8\;cm$. Số điểm có biên độ cực tiểu trên đoạn ${S_1}\;{S_2}$ là

A. 8 B. 12 C. 10 D. 20

Câu 8: $\;$ Trong hiện tượng giao thoa sóng với hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha đặt tại $A,B$ cách nhau $8\;cm$. Bước sóng do các nguồn phát ra là $1,5\;cm$. Tìm số điểm dao động so với biên độ cực tiểu trên đường tròn có tâm là trung điểm của $AB$, đường kính bằng $12,75\;cm$ ?

A. 16 B. 20 C. 12 D. 14

Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, khoảng cách giữa hai nguồn ${S_1}\;{S_2}$ là $d = 30\;cm$, hai nguồn cùng pha và có cùng tần số $f = 50\;Hz$, vận tốc truyền sóng trên nước là $v = $ $100\;cm/s$. Số điểm có biên độ cực đại quan sát được trên đường tròn tâm I (với I là trung điểm của ${S_1}\;{S_2}$ ) bán kính $5,5\;cm$ là

A. 10 B. 22 C. 12 D. 20

Câu 10: Hai nguồn sóng ${S_1}$ và ${S_2}$ dao động cùng pha, với tần số $100\;Hz$. Khoảng cách ${S_1}\;{S_2} = 9,6\;cm$. Vận tốc truyền sóng nước là $1,2\;m/s$. Có bao nhiêu gợn sóng cực đại trong khoảng giữa ${S_1}$ và ${S_2}$ ?

A. 17 B. 14 C. 15 D. 8

Câu 11: Hai nguồn âm ${O_1},{O_2}$ coi là hai nguồn điểm cách nhau $4\;m$, phát sóng kết hợp cùng pha cùng tần số $425\;Hz$, cùng biên độ $1\;cm$ và cùng pha ban đầu bằng không (không khí $v = 340$ $m/s$ ). Số điểm dao động với biên độ $2\;cm$ ở trong khoảng giữa ${O_1}{O_2}$ là

A. 18 . B. 11 . C. 8 . D. 20 .

Câu 12: Hai nguồn kết hợp ${S_1}$ và ${S_2}$ cùng có phương trình dao động $u = 2cos40\pi t\left( {cm,s} \right)$, cách nhau ${S_1}\;{S_2} = 13\;cm$. Sóng lan truyền từ nguồn với vận tốc $v = 72\;cm/s$, trên đoạn ${S_1}\;{S_2}$ có bao nhiêu điểm có biên độ dao động cực đại?

A. 7 . B. 12 . C. 10 . D. 5 .

Câu 13: Hai điểm ${S_1},\;{S_2}$ trên mặt chất lỏng cách nhau $18,1\;cm$ dao động cùng pha với tần số $20\;Hz$. Vận tốc truyền sóng là $1,2\;m/s$. Giữa ${S_1}\;{S_2}$ có số gợn sóng hình hyperbol mà tại đó biên độ dao động cực tiểu là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 14: Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm ${S_1},\;{S_2}$ cách nhau $8,2\;cm$, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dđđh theo phương thẳng đứng có tần số $15\;Hz$ và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là $30\;cm/s$, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn ${S_1}\;{S_2}$ là:

A. 11 . B. 8 . C. 5 . D. 9 .

Câu 15: Hai nguồn kết hợp ${S_1},\;{S_2}$ cách nhau $10\;cm$, có chu kì sóng là $T = 0,2$ (s). Tốc độ truyền sóng trong môi trường là $v = 25\;cm/s$. Số cực đại giao thoa trong khoảng ${S_1}\;{S_2}$, (kể cả ${S_1}$, ${S_2}$ ) là

A. 4 . B. 3 . C. 5 . D. 7 .

Câu 16: Dùng một âm thoa có tần số rung $100\;Hz$, người ta tạo ra tại hai điểm $A,B$ trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. Khoảng cách $AB = 2\;cm$, tốc độ truyền pha của dao động là $20\;cm/s$. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn $AB$ là

A. 19. B. 20 . C. 21 . D. 22.

Câu 17: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa nguồn sóng kết hợp ${O_1},{O_2}$ là $8,5\;cm$, tần số dao động của hai nguồn là $f = 25\;Hz$, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là $v = 10\;cm/s$. Xem biên độ sóng không giảm trong quá trình truyền đi từ nguồn. Số gợn sóng quan sát được trên đoạn ${O_1}{O_2}$ là

A. 51 . B. 31 . C. 21 . D. 43 .

Câu 18: Hai nguồn sóng kết hợp $A$ và $B$ dao động ngược pha với tần số $f = 40\;Hz$, tốc độ truyền sóng $v = 60\;cm/s$. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là $7\;cm$. Số điểm dao động với biên độ cực đại giữa $A$ và $B$ là:

A. 7 . B. 8 . C. 10 . D. 9 .

Câu 19: Hai nguồn kết hợp cùng pha $A,B$ cách nhau $4\;cm$ đang cùng dao động vuông góc với mặt nước. Xét một điểm $C$ trên mặt nước dao động cách $A,B$ lần lượt là $5\;cm$ và $6,5\;cm$ và dao động cực tiểu, giữa $C$ và trung trực của $AB$ còn có một đường cực đại. Số điểm không dao động trên $BC$ là bao nhiêu?

A. 5 đường B. 6 đường C. 4 đường D. 8 đường

Câu 20: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp $A,B$ dao động ngược pha và cách nhau $14\;cm$, bước sóng do sóng từ các nguồn phát ra là $1,8\;cm$. Điểm $M$ dao động với biên độ cực đại trên đường tròn tâm $A$ bán kính $AB$ và gần trung trực cùa $AB$ nhất cách trung trực một khoảng bằng

A. $0,48\;cm$ B. $0,68\;cm$ C. $0,87\;cm$ D. $0,67\;cm$

Câu 21: Trên mặt nước có hai nguồn kết họp $A,B$ dao động cùng pha và cách nhau $8\;cm$, bước sóng do sóng từ các nguồn phát ra là $0,5\;cm$. Điểm $M$ dao động với biên độ cực đại trên đường tròn đường kính $AB$ cách $A$ xa nhất một khoảng là

A. $7,88\;cm$ B. $7,98\;cm$ C. $7,68\;cm$ D. $7,86\;cm$

Câu 22: Trong hiện tượng giao thoa sóng hai nguồn kết hợp $A,B$ cách nhau $20\;cm$ dao động điều hòa cùng pha, cùng tần số $f = 40\;Hz$. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là $1,2\;m/s$. Xét trên đường tròn tâm $A$ bán kính $AB$, điểm $M$ nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng $AB$ một đoạn gần nhất $MB$ bằng

A. $18,67\;mm$ B. $20\;mm$ C. $19,97\;mm$ D. $17,96\;mm$

Câu 23: Biết $A$ và $B$ là 2 nguồn sóng nước giống nhau có tần số $20\;Hz$, cách nhau $20\;cm$. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là $60\;cm/s$. $C$ và $D$ là hai điểm trên mặt nước sao cho chúng dao động với biên độ cực đại và $ABCD$ là hình chữ nhật. Giá trị nhỏ nhất của diện tích hình chữ nhật $ABCD$ là

A. $42,22\;c{m^2}$ B. $2,11\;c{m^2}$ C. $1303,33\;c{m^2}$ D. $65,17\;c{m^2}$

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5
B A B B D
6 7 8 9 10
A C B B A
11 12 13 14 15
B A D D C
16 17 18 19 20
B D C A C
21 22 23 24 25
B B A
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Các Dạng Bài Tập Trắc Nghiệm Giao Thoa Sóng Cơ Vật Lí 11 Có Đáp Án
Bài trước10 Câu Trắc Nghiệm Lý Thuyết Giao Thoa Sóng Cơ Vật Lí 11 Có Đáp Án
Bài tiếp theo250 Câu Trắc Nghiệm Sử Địa 7 Theo Từng Bài Học Có Đáp Án
cac-dang-bai-tap-trac-nghiem-giao-thoa-song-co-vat-li-11-co-dap-anCác dạng bài tập trắc nghiệm giao thoa sóng cơ vật lí 11 có đáp án giúp các bạn ôn tập cũng cố kiến thức một cách có hiệu quả.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments