Chuyên Đề KHTN 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 7 Nồng Độ Dung Dịch

0
1737

Chuyên đề KHTN 8 Chân trời sáng tạo bài 7 Nồng độ dung dịch được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 7: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Dung dịch

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể ở thể khí hoặc rắn hoặc lỏng.

2. Độ tan của một chất trong nước

Độ tan của một chất trong nước là số gam tối đa chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

Công thức tính:

$S\, = \,\frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dm}}}}x100 $

Trong đó: S: độ tan (đơn vị gam/100 gam nước);

mct: khối lượng chất tan (đơn vị gam);

mdm: khối lượng dung môi (đơn vị gam).

 Nói chung, độ tan của chất rắn sẽ tăng khi nhiệt độ tăng; độ tan của chất khí sẽ tăng khi tăng áp suất và giảm nhiệt độ.

3. Nồng độ dung dịch

Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

$C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\text{dd}}}}}}x100\% $

Trong đó: mct: khối lượng chất tan (đơn vị gam);

mdm: khối lượng dung dịch (đơn vị gam).

✍LƯU Ý: mdd = mdm + mct

Nồng độ mol (kí hiệu CM) của một dung dịch là số mol chất tan (n) có trong 1 L dung dịch.

${\text{n = }}{{\text{C}}_{\text{M}}}.{\text{V}} $

${{\text{C}}_{\text{M}}}{\text{ = }}\frac{{\text{n}}}{{{{\text{V}}_{{\text{dd}}}}}} $

Trong đó: CM: nồng độ mol của dung dịch (đơn vị là mol/L hoặc M);

n: số mol chất tan (đơn vị mol);

Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị lít; L).

B. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

Câu 1: Tại sao lại gọi nước đường, nước muối là các dung dịch?

Nước đường là hỗn hợp đồng nhất giữa chất tan là đường và dung môi là nước. Do đó, nước đường là một dung dịch. Tương tự, nước muối là hỗn hợp đồng nhất giữa chất tan là muối và dung môi là nước. Do đó, nước muối cũng là một dung dịch.

Câu 2: Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 25 oC. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 76,75 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa.

Độ tan của Na2CO3 là:

Câu 3: Hãy giải thích tại sao:

a) Khi pha nước chanh đá, người ta thường hòa tan đường hoặc muối ăn vào nước nóng, sau đó mới cho đá lạnh vào.

b) Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta thường nén khí (carbon dioxide) ở áp suất cao.

a) Đường hoặc muối ăn tan tốt trong nước nóng, tan kém trong nước lạnh. Do đó khi pha nước chanh đá, người ta thường hoà tan đường hoặc muối ăn vào nước nóng, sau đó mới cho đá lạnh vào.

b) Độ tan của khí carbon dioxide tăng khi ở áp suất cao. Do đó trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta thường nén khí (carbon dioxide) ở áp suất cao.

Câu 4: Quan sát Hình 7.3, hãy cho biết vì sao 3 dung dịch của cùng một chất nhưng màu sắc của chúng lại khác nhau?

Câu 5: Hòa tan 21 gam KNO3 vào 129 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 thu được.

Khối lượng dung dịch:  ${{\text{m}}_{{\text{dd}}}}{\text{ = }}{{\text{m}}_{{\text{dm}}}}{\text{ + }}{{\text{m}}_{{\text{ct}}}}{\text{ = 129 + 21 = 150 gam}} $

Nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 là:

${\text{C}}{{\text{% }}_{_{{\text{dd KN}}{{\text{O}}_3}}}}{\text{ = }}\frac{{{{\text{m}}_{{\text{KN}}{{\text{O}}_3}}}}}{{{{\text{m}}_{{\text{dd}}}}_{{\text{ KN}}{{\text{O}}_3}}}}{\text{.100% = }}\frac{{{\text{21}}}}{{{\text{150}}}}{\text{ = 14% }} $

Câu 6: Hòa tan 16 gam CuSO4 khan vào nước thu được 200 mL dung dịch CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.

Số mol chất tan:  ${{\text{m}}_{{\text{CuS}}{{\text{O}}_4}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{16}}}}{{{\text{64 + 32 + 16}}{\text{.4}}}}{\text{ = 0,1 (mol)}} $

Đổi 200 mL = 0,2 L.

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:

${{\text{C}}_{\text{M}}}_{_{{\text{dd CuS}}{{\text{O}}_4}}}{\text{ = }}\frac{{\text{n}}}{{{{\text{V}}_{{\text{dd}}}}}}{\text{ = }}\frac{{0,1}}{{0,2}}{\text{ = 0,5 (M)}} $

Câu 7: Từ muối ăn NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và nêu cách pha chế 100 mL dung dịch NaCl có nồng độ 1M.

Dụng cụ và hoá chất: 1 ống đong có dung tích 150 mL, đũa thuỷ tinh, cân đồng hồ hoặc cân điện tử, muối ăn, nước cất.

Tính toán Cách pha chế
− Số mol chất tan: nNaCl = 0,1 × 1 = 0,1 (mol);

− Khối lượng của 0,1 mol NaCl:

mNaCl = 0,1 × 58,5 = 5,85 (gam).

− Cân lấy 5,85 gam NaCl cho vào ống đong có dung tích 150 mL.

− Rót từ từ nước cất vào ống đong và khuấy nhẹ cho đủ 100 mL dung dịch, ta thu được 100 mL dung dịch NaCl.

C. CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Gia đình bác nông dân muốn thực hiện dự án nuôi cá trong một hồ nước lợ. Để có được một hồ chứa nước lợ (dung dịch 1% muối ăn) thì bác nông dân đã cho vào hồ rỗng 1 000 kg nước biển (nước mặn chứa muối ăn với nồng độ dung dịch 3,5%). Bác nông dân phải đổ thêm vào hồ một khối lượng nước ngọt (có khối lượng muối ăn không đáng kể) là bao nhiêu để được một hồ chứa nước lợ có nồng độ 1% muối ăn?

Khối lượng muối có trong 1 000 kg nước biển là:

${{\text{m}}_{{\text{NaCl}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{1000 x 3,5}}}}{{{\text{100}}}}{\text{ = 35 (kg)}} $

Gọi x (kg) là khối lượng nước ngọt mà bác nông dân phải thêm vào hồ (điều kiện: x > 0).

Khi đó lượng nước trong hồ sau khi đổ nước ngọt là: 1000 + x (kg).

Theo bài ra ta có phương trình: $\frac{{{\text{35}}}}{{{\text{1000 + x}}}}{\text{ x 100 % = 1% }}\xrightarrow{{}}x = 2500 $

Vậy bác nông dân phải thêm vào hồ 2500 kg nước ngọt.

D. TỰ LUẬN

Câu 1: Tính độ tan của muối NaCl trong nước ở 20 oC. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 122,40 gam NaCl trong 340 gam nước thì được dung dịch bão hòa.

Độ tan của NaCl là:

Câu 2: Tính khối lượng muối AgNO3 có thể tan được tối đa trong 250 gam nước ở 25 oC. Biết độ tan của AgNO3 ở 25 oC là 222 gam.

Khối lượng AgNO3 cần tìm là:

${\text{S = }}\frac{{{{\text{m}}_{{\text{ct}}}}}}{{{{\text{m}}_{{\text{dm}}}}}}{\text{.100 }}\xrightarrow{{}}{\text{ }}{{\text{m}}_{{\text{ct}}}} = \frac{{{{\text{m}}_{{\text{dm}}}}{\text{.S}}}}{{{\text{100}}}} $
$\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{\text{AgN}}{{\text{O}}_3}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{250}}{\text{.222}}}}{{{\text{100}}}} = {\text{555 gam}} $

Câu 3: Ở 25 oC, khi hòa tan 20 gam KNO3 vào 40 gam nước thì thấy có 5,6 gam KNO3 không tan được nữa. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ trên.

Khối lượng KNO3 tan tối đa trong 40 gam nước là:  ${{\text{m}}_{{\text{KN}}{{\text{O}}_3}}}{\text{ = 20 }} – {\text{ 5,6}} = {\text{14,4 gam}} $

Độ tan của KNO3 là:

Câu 4: Một dung dịch HCl đậm đặc có nồng độ 37%. Tính khối lượng HCl có trong 200 gam dung dịch trên.

Khối lượng HCl trong 200 gam dung dịch HCl 37% là:

$\begin{gathered}
{\text{C}}{{\text{% }}_{_{{\text{dd HCl}}}}}{\text{ = }}\frac{{{{\text{m}}_{{\text{HCl}}}}}}{{{{\text{m}}_{{\text{dd}}}}_{{\text{ HCl}}}}}{\text{.100% }}\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{\text{HCl}}}} = \frac{{{\text{C}}{{\text{% }}_{_{{\text{dd HCl}}}}}.{{\text{m}}_{{\text{dd}}}}_{{\text{ HCl}}}}}{{{\text{100% }}}} \hfill \\
\hfill \\
\end{gathered} $
$\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{\text{HCl}}}} = \frac{{{\text{37% }}.200}}{{{\text{100% }}}} = 74{\text{ gam}} $

Câu 5: Nước muối sinh lí là dung dịch muối sodium chloride (NaCl) 0,9% được tạo ra bằng cách hòa tan muối tinh khiết với nước. Ngày nay, nước muối sinh lí được sử dụng rộng rãi trong y học và đời sống như súc họng, rửa mũi… Tính khối lượng muối và nước cần dùng để pha chế được 500 mL dung dịch nước muối sinh lí (biết khối lượng riêng của dung dịch bằng 1 g/mL).

Khối lượng dung dịch là:

${{\text{m}}_{{\text{dd}}}}_{{\text{NaCl}}}{\text{ = d}}{\text{.}}{{\text{V}}_{{\text{dd}}}} = 1.500 = 500{\text{ gam}} $

$\begin{gathered}
{{\text{m}}_{{\text{NaCl}}}} = \frac{{{\text{C}}{{\text{% }}_{_{{\text{dd NaCl}}}}}.{{\text{m}}_{{\text{dd}}}}_{{\text{ NaCl}}}}}{{{\text{100% }}}} \hfill \\
\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{\text{NaCl}}}} = \frac{{{\text{0,9% }}.500}}{{{\text{100% }}}} = 4,5{\text{ gam}} \hfill \\
\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{{\text{H}}_2}{\text{O}}}} = 500 – 4,5 = 495,5{\text{ gam}} \hfill \\
\end{gathered} $

E. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

MỨC ĐỘ 1: BIẾT (7 câu biết)

Câu 1. Dung dịch là hỗn hợp

A. của chất rắn trong chất lỏng. B. của chất khí trong chất lỏng.

C. đồng nhất của chất rắn và dung môi. D. đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 2. Xăng có thể hòa tan trong chất nào sau đây để tạo thành dung dịch?

A. Nước cất. B. Dầu ăn. C. Nước biển. D. Nước đường.

Câu 3. Chất tan tồn tại ở dạng

A. chất rắn. B. chất khí.

C. chất lỏng. D. chất rắn hoặc chất lỏng hoặc chất khí.

Câu 4. Độ tan của một chất trong nước là

A. số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước tạo thành dung dịch.

B. số gam chất đó có thể hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất bất kì.

C. số gam tối đa chất đó có thể hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất bất kì.

D. số gam tối đa chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

Câu 5. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước

A. đều tăng. B. đều giảm.

C. phần lớn là tăng. D. phần lớn là giảm.

Câu 6. Nồng độ mol của dung dịch là

A. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch. B. số gam chất tan có trong 1 lít dung môi.

C. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. D. số mol chất tan có trong 1 lít dung môi.

Câu 7. Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là

A. $C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\text{dd}}}}}}.100\% . $ B. $C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}}.100\% . $

C. $C\% = \frac{{{m_{{\text{dd}}}}}}{{{m_{ct}}}}.100\% . $ D. $C\% = \frac{{{m_{{H_2}O}}}}{{{m_{ct}}}}.100\% . $

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7
D B D D C C A

MỨC ĐỘ 2: HIỂU (5 câu)

Câu 8. Hoà tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20 oC thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhịêt độ đó là

A. 35,5 gam. B. 35,9 gam. C. 36,5 gam. D. 37,2 gam.

Câu 9. Hòa tan hết 50 gam sodium chloride vào 450 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ là

A. 15%. B. 20%. C. 10%. D. 5%.

Câu 10. Trong 400 mL dung dịch có chứa 19,6 gam H2SO4. Nồng độ mol của dung dịch thu được là

A. 0,2 M. B. 0,3 M. C. 0,4 M. D. 0,5 M.

Câu 11. Số mol trong 400 mL NaOH 6M là

A. 1,2 mol. B. 2,4 mol. C. 1,5 mol. D. 4,0 mol.

Câu 12. Muốn pha 400 mL dung dịch CuSO4 0,2M thì khối lượng CuSO4 cần lấy là

A. 10,80 gam. B. 12,80 gam. C. 5,04 gam. D. 10,00 gam.

ĐÁP ÁN

8 9 10 11 12
B C D B B

MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG (GIẢI CHI TIẾT) 3 câu

Câu 13. Dung dịch D – glucose 5% được sử dụng trong y tế làm dịch truyền, nhằm cung cấp nước và năng lượng cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể hoặc sau phẫu thuật. Biết trong một chai dịch truyền có chứa 25 gam đường D – glucose. Tính lượng dung dịch và lượng nước có trong chai dịch truyền đó.

HƯỚNG DẪN GIẢI

– Khối lượng dung dịch có trong chai dịch truyền là:

– Khối lượng dung dịch có trong chai dịch truyền là:
${\text{C}}{{\text{% }}_{}}{\text{ = }}\frac{{{{\text{m}}_{{\text{ct}}}}}}{{{{\text{m}}_{{\text{dd}}}}}}{\text{.100% }}\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{\text{dd}}}} = \frac{{{{\text{m}}_{{\text{ct}}}}.{\text{100% }}}}{{{\text{C% }}}} $
${\text{ }}\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{\text{dd}}}} = \frac{{{\text{25}}.100\% }}{{{\text{5% }}}} = 500{\text{ gam}} $
– Khối lượng nước có trong chai dịch truyền là:

– Khối lượng nước có trong chai dịch truyền là: ${{\text{m}}_{{{\text{H}}_2}{\text{O}}}} = 500 – 25 = 475{\text{ (gam)}}{\text{.}} $

Câu 14. Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9%, khối lượng riêng gần bằng 1g/mL. Để pha chế 1 L nước muối sinh lý thì cần dùng bao nhiêu gam NaCl và bao nhiêu mL nước cất (Dnước cất = 1g/mL)?

A. 9 gam NaCl, 1000 mL nước cất. B. 9 gam NaCl, 991 mL nước cất.

C. 0,9 gam NaCl, 1000 mL nước cất. D. 0,9 gam NaCl, 991 mL nước cất.

HƯỚNG DẪN GIẢI

– Đổi đơn vị: 1 L = 1000 mL

– Khối lượng dung dịch nước muối sinh lí là: ${{\text{m}}_{{\text{dd}}}}{\text{ = d}}{\text{.}}{{\text{V}}_{{\text{dd}}}}{\text{ = 1}}{\text{.1000 = 1000 gam}}{\text{.}} $

– Khối lượng chất tan có trong nước muối sinh lý trên là:

${\text{C}}{{\text{% }}_{}}{\text{ = }}\frac{{{{\text{m}}_{{\text{ct}}}}}}{{{{\text{m}}_{{\text{dd}}}}}}{\text{.100% }}\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{\text{NaCl}}}} = \frac{{{{\text{m}}_{{\text{dd NaCl}}}}.{\text{C% }}}}{{{\text{100% }}}} $

${\text{ }}\xrightarrow{{}}{{\text{m}}_{{\text{NaCl}}}} = \frac{{{\text{1000}}.0,9\% }}{{{\text{100% }}}} = 9{\text{ gam}} $

– Khối lượng nước có trong dung dịch nước muối sinh lí là: ${{\text{m}}_{{{\text{H}}_2}{\text{O}}}} = 1000 – 9 = 991{\text{ (gam)}}{\text{.}} $

– Thể tích nước có trong dung dịch nước muối sinh lí là:

$\begin{gathered}
\xrightarrow{{}}{{\text{V}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}}{\text{ = }}\frac{{{{\text{m}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}}}}{{\text{d}}} \hfill \\
\xrightarrow{{}}{{\text{V}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}}{\text{ = }}\frac{{{\text{991}}}}{{\text{1}}} = 991{\text{ mL}} \hfill \\
\end{gathered} $

Chọn B

Câu 15. Hòa tan 4 gam NaOH vào nước để được 400 mL dung dịch. Cần thêm bao nhiêu mL nước vào 100 mL dung dịch này để được dung dịch có nồng độ 0,1 M?

A. 150 mL. B. 160 mL. C. 170 mL. D. 180 mL.

HƯỚNG DẪN GIẢI

– Đổi đơn vị: 400 mL = 0,4 L

– ${{\text{n}}_{{\text{NaOH}}}}{\text{ = }}\frac{{\text{m}}}{{\text{M}}}{\text{ = }}\frac{4}{{40}}{\text{ = 0,1 mol}}{\text{.}} $ $\xrightarrow{{}}{{\text{C}}_{{\text{M}}{{\text{ }}_{{\text{dd }}}}_{{\text{NaOH}}}}}{\text{ = }}\frac{{\text{n}}}{{{{\text{V}}_{{\text{dd}}}}}} = \frac{{0,1}}{{0,4}} = 0,25{\text{M}} $

$\xrightarrow{{}} $100 mL (0,1 L) dung dịch NaOH 0,25 M có số mol là: ${{\text{n}}_{{\text{NaOH}}}}{\text{ = }}{{\text{C}}_{\text{M}}}{\text{.V = }}0,25.0,1{\text{ = 0,025 mol}}{\text{.}} $

– Để thu được dung dịch có nồng độ 0,1 M thì:

 $\begin{gathered}
\xrightarrow{{}}{{\text{C}}_{{\text{M}}{{\text{ }}_{{\text{dd }}}}{{_{{\text{NaOH }}}}_{{\text{sau}}}}}}{\text{ = }}\frac{{{{\text{n}}_{{\text{NaOH}}}}}}{{{{\text{V}}_{{\text{dd NaOH}}}} + {\text{ }}{{\text{V}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}}}} \hfill \\
\Leftrightarrow 0,1 = \frac{{0,025}}{{0,1 + {{\text{V}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}}}} \hfill \\
\Rightarrow {{\text{V}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}} = 0,15{\text{ L = 150 mL}} \hfill \\
\end{gathered} $

Chọn A

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Chuyên Đề KHTN 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 7 Nồng Độ Dung Dịch
Bài trướcChuyên Đề KHTN 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 6 Tính Theo Phương Trình Hoá Học
Bài tiếp theoChuyên Đề KHTN 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 8 Tốc Độ Phản Ứng Và Chất Xúc Tác
chuyen-de-khtn-8-chan-troi-sang-tao-bai-7-nong-do-dung-dichChuyên đề KHTN 8 Chân trời sáng tạo bài 7 Nồng độ dung dịch rất hay. Các bạn tham khảo, ôn tập và cũng cố kiến thức.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments