Đề Kiểm Tra Giữa Học Kỳ 2 Hóa 10 Kết Nối Tri Thức Cấu Trúc Mới Giải Chi Tiết-Đề 2

0
4080

Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Hóa 10 Kết nối tri thức cấu trúc mới giải chi tiết-Đề 2 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

N2 (g) + O2 (g) $\xrightarrow{{{t^0}}}$ 2NO (g)${\Delta _r}H_{298}^0$ = + 358,4 kJ

Giá trị ${\Delta _r}H_{298}^0$ của phản ứng $\frac{1}{2}$N2 (g) + $\frac{1}{2}$O2 (g) $\xrightarrow{{{t^0}}}$ NO (g) là

A. + 179,2 kJ. B. + 358,4 kJ. C. – 179,2 kJ. D. – 358,4 kJ.

Câu 2. Cho phản ứng: H2(g) + I2(s) $\xrightarrow{{{t^0}}}$ 2HI(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$ = +53 kJ

Chọn phát biểu đúng?

A. Nhiệt độ môi trường xung quanh hệ tăng lên.

B. Phản ứng thu nhiệt từ môi trường.

C. Phản ứng tỏa nhiệt ra môi trường.

D. Phản ứng tự xảy ra

Câu 3. Cho các quá trình sau:

(1) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (hơi, ở 100oC)

(2) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (rắn, ở 0oC).

(3) CaCO3 (đá vôi) $\xrightarrow{{nung}}$ CaO + CO2.

(4) Khí methane (CH4) cháy trong oxygen.

Các quá trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt là

A. thu nhiệt :(1), (2) và tỏa nhiệt : (3), (4). B. thu nhiệt :(1), (3) và tỏa nhiệt : (2), (4).

C. thu nhiệt :(1), (4) và tỏa nhiệt : (2), (3). D. thu nhiệt :(2), (4) và tỏa nhiệt : (1), (3).

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất tham gia.

B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của ít nhất một nguyên tố.

D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.

Câu 5. Nguyên tử nhường electron trong một phản ứng hóa học được gọi là

A. chất vừa oxi hóa, vừa khử. B. chất oxi hóa.

C. chất khử. D. chất bị khử.

Câu 6. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng trung hoà sau:

HCl(aq)+ NaOH(aq) → NaCl(aq) + H2O(l) ${\Delta _r}H_{298}^0$ = -57,9 kJ.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Cho HCl dư tác dụng với 1 mol NaOH tỏa nhiệt lượng là 57,9 kJ.

B. Cho 1 mol HCl tác dụng với 1 mol NaOH toả nhiệt lượng là 57,9 kJ.

C. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,9 kJ.

D. Cho 1 mol HCl tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,9 kJ.

Câu 7. Phản ứng tôi vôi tỏa ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Biện pháp nào không thể đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi?

A. Mặc đồ bảo hộ như găng tay, kính mắt.

B. Chọn địa điểm tôi vôi thoáng và rộng rãi, đồ dùng khác để xa khu vực tôi vôi

C. Chọn dụng cụ tôi vôi chịu nhiệt do quá trình này tỏa lượng nhiệt lớn có thể làm hỏng dụng cụ.

D. Dùng tay để khuấy vôi.

Câu 8. Chlorine có số oxi hoá +3 trong hợp chất nào sau đây?

A. NaClO. B. NaClO2. C. NaClO3. D. NaClO4.

Câu 9. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. 2Ca+O2$\xrightarrow{{{t^0}}}$2CaO B. CaCO3$\xrightarrow{{{t^0}}}$CaO+CO2

C. CaO+H2O$\xrightarrow{{{t^0}}}$Ca(OH)2 D. Ca(OH)2 +CO2$\xrightarrow{{{t^0}}}$CaCO3+ H2O

Câu 10. Cho phản ứng: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. CO là chất bị oxi hóa. B. Fe2O3 là chất bị oxi hóa.

C. Oxygen là chất nhận electron. D. Iron là chất nhường electron.

Câu 11. Cho quá trình NO3 + 4H+ + 3e → NO + 2H2O, đây là quá trình

A. tự oxi hóa – khử. B. oxi hóa. C. khử. D. nhận proton.

Câu 12. Cho phản ứng: 2Al + 2NaOH +2H2O → 2NaAlO2 + 3H2. Chất oxi hoá trong phản ứng trên là

A. H2O. B. H2. C. Al. D. NaOH.

Câu 13. Nhiệt độ thường được chọn ở điều kiện chuẩn là

A. 300K. B. 289K. C. 273K. D. 298K.

Câu 14. HCl đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng nào dưới đây?

A. 4HClđặc + MnO2 $\xrightarrow{{{t^0}}}$ MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

C. HCl+NH3→NH4Cl.

D. HCl + NaOH → NaCl + H2O

Câu 15. Biểu thức đúng tính${\Delta _r}H_{298}^0$ của phản ứng theo năng lượng liên kết của các chất là :

A. ${\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{E_b}} (cd) + \sum {{E_b}} (sp)$ B. ${\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{E_b}} (sp) – \sum {{E_b}} (cd)$

C. ${\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{E_b}} (cd) – \sum {{E_b}} (sp)$ D. ${\Delta _r}H_{298}^0 = \frac{{\sum {{E_b}} (cd)}}{{\sum {{E_b}} (sp)}}$

Câu 16. Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitrogen lần lượt là

A. -3 và +6. B. +1 và +1. C. – 4 và +6. D. -3 và +5.

Câu 17. Khái niệm nào sau đây về enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) là chính xác nhất?

A. Là nhiệt kèm theo (thu vào hoặc tỏa ra) của phản ứng tạo thành 2 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.

B. Là nhiệt kèm theo (thu vào hoặc tỏa ra) của phản ứng tạo thành 1 gam chất đó từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.

C. Là nhiệt kèm theo (thu vào hoặc tỏa ra) của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.

D. Là nhiệt kèm theo (thu vào hoặc tỏa ra) của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 18. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O →2HBr + H2SO4. Trong đó, SO2

A. vừa chất oxi hóa và chất khử. B. chất oxi hóa.

C. môi trường. D. chất khử.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự nhường – nhận electron hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

a. Chất khử là chất nhường e, có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

b. Trong phản ứng oxi hóa-khử tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

c. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình chất oxi hóa nhường e.

d. Phản ứng quang hợp là một trong những loại phản ứng oxi hóa-khử quan trọng nhất trên trái đất.

Câu 2. Sự đốt cháy nhiên liệu trong động cơ sinh ra năng lượng và năng lượng này sinh ra công có ích cho động cơ hoạt động.

a. Nhiên liệu được đốt cháy trong động cơ là quá trình oxi hóa.

b. Vai trò của oxi là chất oxi hóa.

c. Khí thải của động cơ chỉ có khí CO2 và hơi H2O.

d. Đưa thêm chì vào xăng để làm giảm ô nhiễm môi trường

Câu 3. Cho các phương trình nhiệt hoá học:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = + 176,0\,kJ$

(2) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$= +182,6kJ

(3) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 851,5\,kJ$

(4) CO(g)+$\frac{1}{2}$O2(g) → CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 283,0\,kJ$

(5) C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 293,5\,kJ$

a. Số phản ứng thu nhiệt là 2 và số phản ứng tỏa nhiệt là 3.

b. Trong phương trình (2) thì enthalpy chuẩn của phản ứng chính là enthalpy tạo thành chuẩn của NO(g).

c. Trong phương trình (5) thì enthalpy chuẩn của phản ứng chính là enthalpy tạo thành chuẩn của CO2(g).

d. Phản ứng (5) là phản ứng tỏa nhiều nhiệt nhất.

Câu 4. Cho phương trình phản ứng

Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 168,8\,kJ$

a. Zn bị oxi hóa.

b. Phản ứng trên tỏa nhiệt.

c. Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 0,05 mol H2(g) là +8,44 kJ.

d. Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Số phản ứng có thể tự xảy ra (sau giai đoạn khơi mào ban đầu) là bao nhiêu trong số các phản ứng sau?

(a) 3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$= +26,32 kJ

(b) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$= +179,20 kJ

(c) C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) ${\Delta _r}H_{298}^0$= -1370,70 kJ

(d) C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$ = -393,51 kJ

Câu 2. Cho phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ${\Delta _r}H_{298}^0$= -572 kJ

Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng tỏa ra lượng nhiệt là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Câu 3. Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

2H-H(g) + O=O(g) → 2H-O-H(g)

Cho biết năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn (theo kJ/mol):

Liên kết Eb (kJ/mol) Liên kết Eb (kJ/mol) Liên kết Eb (kJ/mol)
H–H 436 O=O 494 O–H 459

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Câu 4. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là bao nhiêu?

Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Câu 5. Dẫn khí SO2 vào 10 mL dung dịch KMnO4 0,2 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4.
Thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Câu 6. Cần bao nhiêu m gam Mg tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư sau phản ứng thu được 6,4 gam S (là sản phẩm khử duy nhất)? (cho biết NTK Mg=24)? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI

PHẦN I (4,5 đ). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 đ

1 2 3 4 5 6
A B B D C C
7 8 9 10 11 12
D B A A C A
13 14 15 16 17 18
D B C D C D

PHẦN II (4 đ). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

-Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S)
Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S)
1 a Đ 3 a Đ
b Đ b S
c S c Đ
d Đ d Đ
2 a Đ 4 a Đ
b Đ b Đ
c S c S
d S d Đ

PHẦN III (1,5 đ): Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu đúng 1,5 điểm. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
ĐA 2 286 -470 26 0,1 14,4

HƯỚNG DẪN GIẢI

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 4. Cho phương trình phản ứng

Zn(s) + H2SO4(aq) → ZnSO4(aq) + H2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0 = – 168,8\,kJ$

a. Zn bị oxi hóa. → Đ

b. Phản ứng trên tỏa nhiệt. → Đ

c. Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 0,05 mol H2(g) là +8,44 kJ. → S

d. Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên. → Đ

Hướng dẫn giải

c. sai: Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 0,05 mol H2(g) = 0,05.(-168,8) = -8,44 kJ

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Số phản ứng có thể tự xảy ra (sau giai đoạn khơi mào ban đầu) là bao nhiêu trong số các phản ứng sau?

(a) 3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$= +26,32 kJ

(b) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$= +179,20 kJ

(c) C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) ${\Delta _r}H_{298}^0$= -1370,70 kJ

(d) C(graphite, s) + O2(g) → CO2(g) ${\Delta _r}H_{298}^0$ = -393,51 kJ

Đáp án là 2

Câu 2. Cho phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ${\Delta _r}H_{298}^0$= -572 kJ

Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng tỏa ra lượng nhiệt là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Đáp án là 286

Hướng dẫn giải

${n_{{H_2}}} = 1\;mol;{n_{{O_2}}} = 1\;mol$ , theo tỉ lệ phản ứng => thì H2 phản ứng hết, O2 còn dư.

Từ phương trình ta thấy cứ 2 mol H2 phản ứng tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ

Vậy 1 mol H2 phản ứng tỏa ra nhiệt lượng là 572 : 2 = 286 kJ

Câu 3. Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

2H-H(g) + O=O(g) → 2H-O-H(g)

Cho biết năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn (theo kJ/mol):

Liên kết Eb (kJ/mol) Liên kết Eb (kJ/mol) Liên kết Eb (kJ/mol)
H–H 436 O=O 494 O–H 459

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Đáp án là -470

Hướng dẫn giải

${\Delta _r}H_{298}^0 = 2{E_{b(H – H)}} + {E_{b(O = O)}} – 2.2{E_{b(O – H)}}$

$ = 2.436 + 494 – 2.2.459 = – 470(kJ)$

Câu 4. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là bao nhiêu

Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Đáp án là 26

Hướng dẫn giải

2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

Câu 5. Dẫn khí SO2 vào 10 mL dung dịch KMnO4 0,2 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4.

Thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Đáp án là 0,1

Hướng dẫn giải

PTHH: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4

0,005 ← 0,002 mol

${n_{KMn{O_4}}} = 0,01.0,2 = 0,002(\;mol)$

${V_{S{O_2}}} = 0,005.24,79 = 0,12395\;L$

Câu 6. Cần bao nhiêu m gam Mg tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư sau phản ứng thu được 6,4 gam S (là sản phẩm khử duy nhất)? (cho biết NTK Mg=24)? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Đáp án là 14,4

Hướng dẫn giải

Số mol của S = 0,1 mol

Bảo toàn e → Số mol của Mg = 0,3 mol

Khối lượng của Mg = 0,3.24 =14,4 gam

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Đề Kiểm Tra Giữa Học Kỳ 2 Hóa 10 Kết Nối Tri Thức Cấu Trúc Mới Giải Chi Tiết-Đề 2
Bài trướcĐề Cương Ôn Giữa Học Kỳ 2 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án
Bài tiếp theoĐề Cương Ôn Tập Giữa Học Kỳ 2 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án
de-kiem-tra-giua-hoc-ky-2-hoa-10-ket-noi-tri-thuc-cau-truc-moi-giai-chi-tiet-de-2Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Hóa 10 Kết nối tri thức cấu trúc mới giải chi tiết-Đề 2 rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra giữa học kỳ 2 sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments