Trắc Nghiệm Bài 1 Giá Trị Lượng Giác Của Góc Lượng Giác Có Lời Giải Chi Tiết

2
1969

Trắc nghiệm bài 1 Giá trị lượng giác của góc lượng giác có lời giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI 1. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC LƯỢNG GIÁC

MỨC THÔNG HIỂU

Câu 1. Số đo theo đơn vị rađian của góc ${315^ \circ }$ là

A. $\frac{{7\pi }}{2}$.

B. $\frac{{7\pi }}{4}$.

C. $\frac{{2\pi }}{7}$.

D. $\frac{{4\pi }}{7}$.

Chọn B

Lời giải

Áp dụng công thức $\boxed{{\alpha ^0} = \alpha .\frac{\pi }{{180}}\,rad}$

Ta có ${315^ \circ } = \frac{{315}}{{180}} \cdot \pi = \frac{{7\pi }}{4}($ rađian $)$.

Câu 2. Cung tròn có số đo là $\frac{{5\pi }}{4}$. Hãy chọn số đo độ của cung tròn đó trong các cung tròn sau đây.

A. ${5^ \circ }$.

B. ${15^ \circ }$.

C. ${172^ \circ }$.

D. ${225^ \circ }$.

Chọn D

Lời giải

Áp dụng công thức $\boxed{\alpha \,rad = \alpha .\frac{{{{180}^0}}}{\pi }\,}$

Ta có: $\frac{{5\pi }}{4} = \frac{\alpha }{\pi } \cdot {180^ \circ } = \frac{{\frac{{5\pi }}{4}}}{\pi } \cdot {180^ \circ } = {225^ \circ }$.

Câu 3. Cung tròn có số đo là $\pi $. Hãy chọn số đo độ của cung tròn đó trong các cung tròn sau đây.

A. ${30^ \circ }$.

B. ${45^ \circ }$.

C. ${90^ \circ }$.

D. ${180^ \circ }$.

Chọn D

Lời giải

Áp dụng công thức $\boxed{\alpha \,rad = \alpha .\frac{{{{180}^0}}}{\pi }\,}$

Ta có: $\pi = \frac{\alpha }{\pi } \cdot {180^ \circ } = {180^ \circ }$.

Câu 4. Góc ${63^ \circ }{48^{\text{‘}}}$ bằng (với $\pi = 3,1416$ )

A. $1,113{\text{rad}}$.

B. $1,108{\text{rad}}$.

C. $1,107{\text{rad}}$.

D. $1,114{\text{rad}}$.

Chọn D

Lời giải

Áp dụng công thức $\boxed{{\alpha ^0} = \alpha .\frac{{180}}{\pi }\,rad}$

Ta có ${63^0}{48^{\text{‘}}} = 63,{8^0} = \frac{{63,{8^0} \times 3,1416}}{{{{180}^0}}} \approx 1,114{\text{rad}}$

Câu 5. Góc có số đo $\frac{{2\pi }}{5}$ đổi sang độ là:

Áp dụng công thức $\boxed{\alpha \,rad = \alpha .\frac{{{{180}^0}}}{\pi }\,}$

A. ${135^ \circ }$.

B. ${72^0}$.

C. ${270^ \circ }$.

D. ${240^ \circ }$.

Chọn B

Lời giải

Ta có: $\frac{{2\pi }}{5} = \frac{{2 \cdot {{180}^ \circ }}}{5} = {72^0}$.

Câu 6. Góc có số đo ${108^0}$ đổi ra rađian là:

A. $\frac{{3\pi }}{5}$.

B. $\frac{\pi }{{10}}$.

C. $\frac{{3\pi }}{2}$.

D. $\frac{\pi }{4}$.

Lời giải

Áp dụng công thức $\boxed{{\alpha ^0} = \alpha .\frac{{180}}{\pi }\,rad}$

Ta có: ${108^0} = \frac{{{{108}^0} \cdot \pi }}{{{{180}^ \circ }}} = \frac{{3\pi }}{5}$.

Chọn A

Câu 7. Góc có số đo $\frac{\pi }{9}$ đổi sang độ là:

A. ${25^0}$.

B. ${15^0}$.

C. ${18^0}$.

D. ${20^ \circ }$.

Chọn D

Lời giải

Áp dụng công thức $\boxed{\alpha \,rad = \alpha .\frac{{{{180}^0}}}{\pi }\,}$

Ta có: $\frac{\pi }{9} = \frac{{{{180}^ \circ }}}{9} = {20^ \circ }$.

Câu 8. Cho $a = \frac{\pi }{2} + k2\pi $. Tìm $k$ để $10\pi < a < 11\pi $

A. $k = 7$.

B. $k = 5$.

C. $k = 4$.

D. $k = 6$.

Chọn B

Lời giải

Để $10\pi < a < 11\pi $ thì $\frac{{19\pi }}{2} < k2\pi < \frac{{21\pi }}{2} \Rightarrow k = 5$

Câu 9. Một bánh xe có 72 răng. Số đo góc mà bánh xe đã quay được khi di chuyển 10 răng là:

A. ${60^ \circ }$.

B. ${30^ \circ }$.

C. ${40^ \circ }$.

D. ${50^ \circ }$.

Chọn D

Lời giải

1 bánh răng tương ứng với $\frac{{{{360}^ \circ }}}{{72}} = {5^ \circ } \Rightarrow 10$ bánh răng là ${50^ \circ }$.

Câu 10. Đổi số đo góc ${105^ \circ }$ sang rađian.

A. $\frac{{7\pi }}{{12}}$.

B. $\frac{{9\pi }}{{12}}$.

C. $\frac{{5\pi }}{8}$.

D. $\frac{{5\pi }}{{12}}$.

Chọn A

Lời giải

${105^0} = \frac{{{{105}^0} \cdot \pi }}{{{{180}^ \circ }}} = \frac{{7\pi }}{{12}}$.

Câu 11. Số đo góc ${22^0}{30^{\text{‘}}}$ đổi sang rađian là:

A. $\frac{\pi }{5}$.

B. $\frac{\pi }{8}$.

C. $\frac{{7\pi }}{{12}}$.

D. $\frac{\pi }{6}$.

Chọn B

Lời giải

${22^ \circ }{30^{\text{‘}}} = \frac{{{{22}^0}{{30}^{\text{‘}}}.\pi }}{{{{180}^ \circ }}} = \frac{\pi }{8}$.

Câu 12. Một cung tròn có số đo là ${45^ \circ }$. Hãy chọn số đo radian của cung tròn đó trong các cung tròn sau đây.

A. $\frac{\pi }{2}$

B. $\pi $

C. $\frac{\pi }{4}$

D. $\frac{\pi }{3}$

Chọn C

Lời giải

Ta có: $\alpha = \frac{{{a^ \circ } \cdot \pi }}{{{{180}^ \circ }}} = \frac{\pi }{4}$.

Câu 13. Góc có số đo $\frac{\pi }{{24}}$ đồi sang độ là:

A. ${7^0}$.

B. ${7^0}{30^{\text{‘}}}$.

C. ${8^0}$.

D. ${8^0}{30^{\text{‘}}}$.

Chọn B

Lời giải

Ta có: $\frac{\pi }{{24}} = \frac{{{{180}^ \circ }}}{{24}} = {7^0}{30^{\text{‘}}}$.

Câu 14. Góc có số đo ${120^ \circ }$ đổi sang rađian là:

A. $\frac{{2\pi }}{3}$.

B. $\frac{{3\pi }}{2}$.

C. $\frac{\pi }{4}$.

D. $\frac{\pi }{{10}}$.

Chọn A

Lời giải

Ta có: ${120^ \circ } = \frac{{{{120}^ \circ }.\pi }}{{{{180}^ \circ }}} = \frac{{2\pi }}{3}$.

Câu 15. Cung tròn bán kính bằng $8,43{\text{cm}}$ có số đo $3,85{\text{rad}}$ có độ dài là

A. $32,46{\text{cm}}$.

B. $32,47{\text{cm}}$.

C. $32,5{\text{cm}}$.

D. $32,45{\text{cm}}$.

Chọn A

Lời giải

Áp dụng công thức $\boxed{l = R.\alpha }$

Độ dài cung tròn là $l = R\alpha = 8,43 \times 3,85 = 32,4555$

Câu 16. Trên đường tròn với điểm gốc là $A$. Điểm $M$ thuộc đường tròn sao cho cung lượng giác $AM$ có số đo ${60^ \circ }$. Gọi $N$ là điểm đối xứng với điểm $M$ qua trục $Oy$, số đo cung $AN$ là

A. $ – {120^ \circ }$ hoặc ${240^ \circ }$.

B. ${120^ \circ } + k{360^ \circ },k \in \mathbb{Z}$.

C. ${120^ \circ }$.

D. $ – {240^ \circ }$.

Chọn C

Lời giải

Ta có: $\widehat {AON} = {60^ \circ },\widehat {MON} = {60^ \circ }$ nên $\widehat {AOM} = {120^ \circ }$. Khi đó số đo cung $AN$ bằng ${120^ \circ }$.

Câu 17. Trên đường tròn bán kính $r = 15$, độ dài của cung có số đo ${50^ \circ }$ là:

A. $l = 15 \cdot \frac{{180}}{\pi }$.

B. $l = \frac{{15\pi }}{{180}}$.

C. $l = \frac{{25\pi }}{6}$.

D. $l = 750$.

Chọn C

Lời giải

Cách 1: Áp dụng công thức $\boxed{l = R.\alpha = R.{\alpha ^0}.\frac{\pi }{{{{180}^0}}}}$

$l = \frac{{\pi \cdot r \cdot {{\text{n}}^0}}}{{{{180}^0}}} = \frac{{\pi 15 \cdot 50}}{{180}} = \frac{{25\pi }}{6}$

Cách 2:

+ Đổi độ sang radian

${50^ \circ } = {50^0}.\frac{\pi }{{{{180}^0}}} = \frac{{5\pi }}{{18}}$

$l = R\alpha = 15.\frac{{5\pi }}{{18}} = \frac{{25\pi }}{6}$

Câu 18. Cho bốn cung (trên một đường tròn định hướng): $\alpha = – \frac{{5\pi }}{6},\beta = \frac{\pi }{3},\gamma = \frac{{25\pi }}{3},\delta = \frac{{19\pi }}{6}$, Các cung nào có điểm cuối trùng nhau:

A. $\beta $ và $\gamma ;\alpha $ và $\delta $.

B. $\alpha ,\beta ,\gamma $.

C. $\beta ,\gamma ,\delta $.

D. $\alpha $ và $\beta ;\gamma $ và $\delta $.

Chọn A

Lời giải

C1: Ta có: $\delta – \alpha = 4\pi \Rightarrow 2$ cung $\alpha $ và $\delta $ có điểm cuối trùng nhau. $\gamma – \beta = 8\pi \Rightarrow $ hai cung $\beta $ và $\gamma $ có điểm cuối trùng nhau.

C2: Gọi là điểm cuối của các cung $\alpha ,\beta ,\gamma ,\delta $

Biểu diễn các cung trên đường tròn lượng giác ta có $B \equiv C,A \equiv D$.

Câu 19. Cho $L,M,N,P$ lần lượt là điểm chính giữa các cung $AB,BC,CD,DA$. Cung $\alpha $ có mút đầu trùng với $A$ và số đo $\alpha = – \frac{{3\pi }}{4} + k\pi $. Mút cuối của $\alpha $ ở đâu?

A. $L$ hoặc $N$.

B. $M$ hoặc $P$.

C. $M$ hoặc $N$.

D. $L$ hoặc $P$.

Chọn A

Lời giải

Nhìn vào đường tròn lượng giác để đánh giá.

Câu 20. Trên đường tròn bán kính $r = 5$, độ dài của cung đo $\frac{\pi }{8}$ là:

A. $l = \frac{\pi }{8}$.

B. $l = \frac{{r\pi }}{8}$.

C. $l = \frac{{5\pi }}{8}$.

D. kết quả khác.

Chọn C

Lời giải

Độ dài cung ${\text{AB}}$ có số đo cung ${\text{AB}}$ bằng ${\text{n}}$ độ: $l = r \cdot n = 5 \cdot \frac{\pi }{8}$.

Câu 21. Một đường tròn có bán kính $R = 10{\text{cm}}$. Độ dài cung ${40^ \circ }$ trên đường tròn gần bằng

A. $11{\text{cm}}$.

B. $13{\text{cm}}$.

C. $7{\text{cm}}$.

D. $9{\text{cm}}$.

Chọn C

Lời giải

Đổi đơn vị ${40^ \circ } \to \frac{{40.\pi }}{{180}} = \frac{{2\pi }}{9} \Rightarrow $ độ dài cung $\ell = \frac{{2\pi }}{9} \cdot 10 = \frac{{20\pi }}{9} = 6,9813\left( {{\text{cm}}} \right) \approx 7\left( {{\text{cm}}} \right)$.

Câu 22. Biết một số đo của góc sđ$\left( {Ox,Oy} \right) = \frac{{3\pi }}{2} + 2025\pi $. Số đo tổng quát của góc $\left( {Ox,Oy} \right)$ là:

A. sđ$\left( {Ox,Oy} \right) = \frac{{3\pi }}{2} + k\pi $.

B. sđ$\left( {Ox,Oy} \right) = \pi + k2\pi $.

C. sđ$\left( {Ox,Oy} \right) = \frac{\pi }{2} + k\pi $.

.D. sđ$\left( {Ox,Oy} \right) = \frac{\pi }{2} + k2\pi $.

Chọn D

Lời giải

sđ$\left( {Ox,Oy} \right) = \frac{{3\pi }}{2} + 2025\pi = \frac{\pi }{2} + 2024\pi = \frac{\pi }{2} + k2\pi $

Câu 23. Cung nào sau đây có mút trung với ${\text{B}}$ hoặc B’?

A. $a = {90^ \circ } + k{360^ \circ }$.

B. $a = – {90^ \circ } + k{180^ \circ }$.

C. $\alpha = \frac{\pi }{2} + k2\pi $.

D. $\alpha = – \frac{\pi }{2} + k2\pi $.

Chọn B

Lời giải

Nhìn vào đường tròn lượng giác để đánh giá.

Câu 24. Cung $\alpha $ có mút đầu là $A$ và mút cuối là $M$ thì số đo của $\alpha $ là:

A. $\frac{{3\pi }}{4} + k2\pi $.

B. $ – \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi $.

C. $\frac{{3\pi }}{4} + k\pi $.

D. $ – \frac{{3\pi }}{4} + k\pi $.

Chọn B

Lời giải

Ta có $OM$ là phân giác góc $\widehat {A’OB’} \Rightarrow \widehat {MOB’} = {45^ \circ } \Rightarrow \widehat {AOM} = {135^ \circ }$

$ \Rightarrow $ góc lượng giác $\left( {OA,OM} \right) = – \frac{{3\pi }}{4} + k2\pi $ (theo chiều âm).

hoặc $\left( {OA,OM} \right) = \frac{{5\pi }}{4} + k2\pi $ (theo chiều dương).

Câu 25. Trên hình vẽ hai điểm $M,N$ biểu diễn các cung có số đo là:

A. $x = \frac{\pi }{3} + 2k\pi $.

B. $x = – \frac{\pi }{3} + k\pi $.

C. $x = \frac{\pi }{3} + k\pi $.

D. $x = \frac{\pi }{3} + k\frac{\pi }{2}$.

Lời giải

Chọn C

Câu 26. Trên đường tròn lượng giác gốc ${\text{A}}$, cho điểm ${\text{M}}$ xác định bởi sđ $\mathop M\limits^ \curvearrowright = \frac{\pi }{3}$. Gọi ${M_1}$ là điểm đối xứng của ${\text{M}}$ qua trục $Ox$. Tìm số đo của cung lượng giác $\mathop {A{M_1}}\limits^ \curvearrowright $.

A. sđ $\mathop {A{M_1}}\limits^ \curvearrowright = \frac{{ – 5\pi }}{3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}$

B. sđ $\mathop {A{M_1}}\limits^ \curvearrowright = \frac{\pi }{3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}$

C. sđ $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright = \frac{{ – \pi }}{3} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}$

D. sđ $\mathop {A{M_1}}\limits^ \curvearrowright = \frac{{ – \pi }}{3} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}$

Chọn C

Lời giải

Vì ${M_1}$ là điểm đối xứng của ${\text{M}}$ qua trục $Ox$ nên có 1 góc lượng giác $\left( {OA,O{M_1}} \right) = – \frac{\pi }{3}$

Câu 27. Góc lượng giác nào sau đây có cùng điểm cuối với góc $\frac{{7\pi }}{4}$ ?

A. $ – \frac{\pi }{4}$.

B. $\frac{\pi }{4}$.

C. $\frac{{3\pi }}{4}$.

D. $ – \frac{{3\pi }}{4}$.

Chọn A

Lời giải

Ta có $\frac{{7\pi }}{4} = 2\pi – \frac{\pi }{4}$.

Góc lượng giác có cùng điểm cuối với góc $\frac{{7\pi }}{4}$ là $ – \frac{\pi }{4}$.

Câu 28. Có bao nhiêu điểm $M$ trên đường tròn định hướng gốc $A$ thỏa mãn $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright = \frac{\pi }{6} + \frac{{k2\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}$.

A. 6 .

B. 4 .

C. 3 .

D. 8 .

Chọn C

Lời giải

Cách 1:

Có 3 điểm $M$ trên đường tròn định hướng gốc $A$ thỏa mãn $\mathop {AM}\limits^ \curvearrowright = \frac{\pi }{6} + \frac{{k2\pi }}{3},k \in \mathbb{Z}$, ứng với các giá trị là số dư của phép chia $k$ cho 3 .

Cách 2: Lấy $2\pi $ chia $\frac{{2\pi }}{3}$ bằng 3

Câu 29. Cho $\frac{\pi }{2} < a < \pi $. Kết quả đúng là

A. ${\text{sin}}a > 0,{\text{cos}}a > 0$.

B. ${\text{sin}}a < 0,{\text{cos}}a < 0$.

C. ${\text{sin}}a > 0,{\text{cos}}a < 0$.

.D. ${\text{sin}}a < 0,{\text{cos}}a > 0$.

Chọn C

Lời giải

Vì $\frac{\pi }{2} < a < \pi \Rightarrow \sin a > 0,{\text{cos}}a < 0$.

Câu 30. Trong các giá trị sau, sin $\alpha $ có thể nhận giá trị nào?

A. $ – 0,7$.

B. $\frac{4}{3}$.

C. $ – \sqrt 2 $.

D. $\frac{{\sqrt 5 }}{2}$.

Chọn A.

Lời giải

Vì $ – 1 \leqslant {\text{sin}}\alpha \leqslant 1$. Nên ta chọn A

Câu 31. Cho $2\pi < a < \frac{{5\pi }}{2}$. Chọn khẳng định đúng.

A. ${\text{tan}}a > 0,{\text{cot}}a < 0$.

B. ${\text{tan}}a < 0,{\text{cot}}a < 0$.

C. ${\text{tan}}a > 0,{\text{cot}}a > 0$.

D. ${\text{tan}}a < 0,{\text{cot}}a > 0$.

Chọn C

Lời giải

Đặt $a = b + 2\pi $

$2\pi < a < \frac{{5\pi }}{2} \Leftrightarrow 2\pi < b + 2\pi < \frac{{5\pi }}{2} \Leftrightarrow 0 < b < \frac{\pi }{2}$

Có ${\text{tan}}a = {\text{tan}}\left( {b + 2\pi } \right) = {\text{tan}}b > 0$

${\text{cot}}a = \frac{1}{{{\text{tan}}a}} > 0$.

Vậy ${\text{tan}}a > 0,{\text{cot}}a > 0$.

Câu 32. Ở góc phần tư thứ nhất của đường tròn lượng giác. Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau đây.

A. ${\text{cot}}\alpha < 0$.

B. ${\text{sin}}\alpha > 0$.

C. ${\text{cos}}\alpha < 0$.

D. ${\text{tan}}\alpha < 0$. Chọn B

Lời giải

Nhìn vào đường tròn lượng giác:

-Ta thấy ở góc phần tư thứ nhất thì: ${\text{sin}}\alpha > 0;{\text{cos}}\alpha > 0;{\text{tan}}\alpha > 0;{\text{cot}}\alpha > 0$

$ = > $ chỉ có câu ${\mathbf{A}}$ thỏa mãn.

Câu 33. Ở góc phần tư thứ tư của đường tròn lượng giác. hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau đây.

A. ${\text{cot}}\alpha > 0$.

B. ${\text{tan}}\alpha > 0$.

C. ${\text{sin}}\alpha > 0$.

D. ${\text{cos}}\alpha > 0$.

Chọn D

Lời giải

Ở góc phần tư thứ tư thì: ${\text{sin}}a < 0,{\text{cos}}a > 0$; ${\text{tan}}\alpha < 0;{\text{cot}}\alpha < 0$.

$ \Rightarrow $ chỉ có ${\mathbf{C}}$ thỏa mãn.

Câu 34. Cho $\frac{{7\pi }}{4} < \alpha < 2\pi $.Xét câu nào sau đây đúng?

A. ${\text{tan}}\alpha > 0$.

B. ${\text{cot}}\alpha > 0$.

C. ${\text{cos}}\alpha > 0$.

D. ${\text{sin}}\alpha > 0$.

Chọn C

Lời giải

$\frac{{7\pi }}{4} < \alpha < 2\pi \Leftrightarrow \frac{{3\pi }}{2} + \frac{\pi }{4} < \alpha < 2\pi $ nên $\alpha $ thuộc cung phần tư thứ IV vì vậy đáp án đúng là ${\text{A}}$

Câu 35. Trong các công thức sau, công thức nào sai?

A. ${\text{si}}{{\text{n}}^2}\alpha + {\text{co}}{{\text{s}}^2}\alpha = 1$.

B. $1 + {\text{ta}}{{\text{n}}^2}\alpha = \frac{1}{{{\text{co}}{{\text{s}}^2}\alpha }}\left( {\alpha \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right)$.

C. $1 + {\text{co}}{{\text{t}}^2}\alpha = \frac{1}{{{\text{si}}{{\text{n}}^2}\alpha }}\left( {\alpha \ne k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right)$.

D. ${\text{tan}}\alpha + {\text{cot}}\alpha = 1\left( {\alpha \ne \frac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right)$.

Chọn D

Lời giải

D sai vì: ${\text{tan}}\alpha \cdot {\text{cot}}\alpha = 1\left( {\alpha \ne \frac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}} \right)$.

Câu 36. Cho $\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi $. Kết quả đúng là:

A. ${\text{sin}}\alpha < 0;{\text{cos}}\alpha < 0$.

B. ${\text{sin}}\alpha > 0;{\text{cos}}\alpha < 0$.

C. ${\text{sin}}a < 0,{\text{cos}}a > 0$.

D. ${\text{sin}}\alpha > 0;{\text{cos}}\alpha > 0$.

Chọn A

Lời giải

Vì $\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi $ nên ${\text{tan}}\alpha < 0;{\text{cot}}\alpha < 0$

Câu 37. Xét các mệnh đề sau:

I. ${\text{cos}}\left( {\frac{\pi }{2} – \alpha } \right) > 0$. II. ${\text{sin}}\left( {\frac{\pi }{2} – \alpha } \right) > 0$. III. ${\text{tan}}\left( {\frac{\pi }{2} – \alpha } \right) > 0$.

Mệnh đề nào sai?

A. Chỉ I.

B. Chỉ II.

C. Chỉ II và III.

D. Cả I, II và III.

Chọn C

Lời giải

$\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi \Rightarrow – \frac{\pi }{2} < \alpha < 0$ nên $\alpha $ thuộc cung phần tư thứ IV nên chỉ II, II sai.

Câu 38. Xét các mệnh đề sau đây:

I. ${\text{cos}}\left( {\alpha + \frac{\pi }{2}} \right) < 0$. II. ${\text{sin}}\left( {\alpha + \frac{\pi }{2}} \right) < 0$. III. ${\text{cot}}\left( {\alpha + \frac{\pi }{2}} \right) > 0$.

Mệnh đề nào đúng?

A. Chỉ II và III.

B. Cả I, II và III.

C. Chỉ I.

D. Chỉ I và II.

Chọn B

Lời giải

$\frac{\pi }{2} < \alpha < \pi \Rightarrow \pi < \left( {\alpha + \frac{\pi }{2}} \right) < \frac{{3\pi }}{2}$ nên đáp án là ${\text{D}}$

Câu 39. Cho hai góc nhọn $\alpha $ và $\beta $ phụ nhau. Hệ thức nào sau đây là sai?

A. ${\text{cot}}\alpha = {\text{tan}}\beta $.

B. ${\text{cos}}\alpha = {\text{sin}}\beta $.

C. ${\text{cos}}\beta = {\text{sin}}\alpha $.

D. ${\text{sin}}\alpha = – {\text{cos}}\beta $.

Chọn D

Lời giải

Thường nhớ: các góc phụ nhau có các giá trị lượng giác bằng chéo nhau Nghĩa là ${\text{cos}}\alpha = {\text{sin}}\beta ;{\text{cot}}\alpha = {\text{tan}}\beta $ và ngược lại.

Câu 40. Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào đúng?

A. ${\text{sin}}\left( {{{180}^ \circ } – a} \right) = – {\text{cos}}a$.

B. ${\text{sin}}\left( {{{180}^ \circ } – a} \right) = – {\text{sin}}a$.

C. ${\text{sin}}\left( {{{180}^ \circ } – a} \right) = {\text{sin}}a$.

D. ${\text{sin}}\left( {{{180}^ \circ } – a} \right) = {\text{cos}}a$.

Chọn C

Lời giải

Theo công thức.

Câu 41. Chọn đẳng thức sai trong các đẳng thức sau

A. ${\text{sin}}\left( {\frac{\pi }{2} – x} \right) = {\text{cos}}x$.

B. ${\text{sin}}\left( {\frac{\pi }{2} + x} \right) = {\text{cos}}x$.

C. ${\text{tan}}\left( {\frac{\pi }{2} – x} \right) = {\text{cot}}x$.

D. ${\text{tan}}\left( {\frac{\pi }{2} + x} \right) = {\text{cot}}x$.

Chọn D

Lời giải

Câu 42. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. ${\text{cos}}\left( { – x} \right) = – {\text{cos}}x$.

B. ${\text{sin}}\left( {x – \pi } \right) = {\text{sin}}x$.

C. ${\text{cos}}\left( {\pi – x} \right) = – {\text{cos}}x$.

D. ${\text{sin}}\left( {\frac{\pi }{2} – x} \right) = – {\text{cos}}x$.

Chọn C

Lời giải

Ta có ${\text{cos}}\left( {\pi – x} \right) = – {\text{cos}}x$.

Câu 43. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. ${\text{sin}}\left( { – \alpha } \right) = – {\text{sin}}\alpha $.

B. ${\text{cot}}\left( { – \alpha } \right) = – {\text{cot}}\alpha $.

C. ${\text{cos}}\left( { – \alpha } \right) = – {\text{cos}}\alpha $.

D. ${\text{tan}}\left( { – \alpha } \right) = – {\text{tan}}\alpha $.

Chọn C

Lời giải

Dễ thấy ${\mathbf{C}}$ sai vì ${\text{cos}}\left( { – \alpha } \right) = {\text{cos}}\alpha $.

Câu 44. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. ${\text{sin}}\left( { – x} \right) = – {\text{sin}}x$.

B. ${\text{cos}}\left( { – x} \right) = – {\text{cos}}x$.

C. ${\text{cot}}\left( { – x} \right) = {\text{cot}}x$.

D. ${\text{tan}}\left( { – x} \right) = {\text{tan}}x$

Chọn A

Lời giải

Ta có: ${\text{sin}}\left( { – x} \right) = – {\text{sin}}x$.

Câu 45. Chọn hệ thức sai trong các hệ thức sau.

A. ${\text{tan}}\left( {\frac{{3\pi }}{2} – x} \right) = {\text{cot}}x$.

B. ${\text{sin}}\left( {3\pi – x} \right) = {\text{sin}}x$.

C. ${\text{cos}}\left( {3\pi – x} \right) = {\text{cos}}x$.

D. ${\text{cos}}\left( { – x} \right) = {\text{cos}}x$.

Chọn C

Lời giải

${\text{cos}}\left( {3\pi – x} \right) = {\text{cos}}\left( {\pi – x} \right) = – {\text{cos}}x.$

Câu 46. ${\text{cos}}\left( {x + 2017\pi } \right)$ bằng kết quả nào sau đây?

A. $ – {\text{cos}}x$.

B. $ – {\text{sin}}x$.

C. ${\text{sin}}x$.

D. ${\text{cos}}x$.

Chọn A

Lời giải

Ta có ${\text{cos}}\left( {x + 2017\pi } \right) = – {\text{cos}}x$.

Câu 47. Giá trị của ${\text{cot}}{1458^ \circ }$ là

A. 1 .

B. -1 .

C. 0 .

D. $\sqrt {5 + 2\sqrt 5 } $.

Chọn D

Lời giải

${\text{cot}}{1458^ \circ } = {\text{cot}}\left( {{{4.360}^ \circ } + {{18}^ \circ }} \right) = {\text{cot}}{18^ \circ } = \sqrt {5 + 2\sqrt 5 } $.

Câu 48. Giá trị ${\text{cot}}\frac{{89\pi }}{6}$ là

A. $\sqrt 3 $.

B. $ – \sqrt 3 $.

C. $\frac{{\sqrt 3 }}{3}$.

D. $ – \frac{{\sqrt 3 }}{3}$.

Chọn B

Lời giải

Biến đổi ${\text{cot}}\frac{{89\pi }}{6} = {\text{cot}}\left( { – \frac{\pi }{6} + 15\pi } \right) = {\text{cot}}\left( { – \frac{\pi }{6}} \right) = – {\text{cot}}\frac{\pi }{6} = – \sqrt 3 $.

Câu 49. Giá trị của ${\text{tan}}{180^ \circ }$ là

A. 1 .

B. 0 .

C. -1 .

D. Không xác định.

Chọn B

Lời giải

Biến đổi ${\text{tan}}{180^ \circ } = {\text{tan}}\left( {{0^ \circ } + {{180}^ \circ }} \right) = {\text{tan}}{0^ \circ } = 0$.

Câu 50. Cho biết ${\text{tan}}\alpha = \frac{1}{2}$. Tính ${\text{cot}}\alpha $

A. ${\text{cot}}\alpha = 2$.

B. ${\text{cot}}\alpha = \frac{1}{4}$.

C. ${\text{cot}}\alpha = \frac{1}{2}$.

D. ${\text{cot}}\alpha = \sqrt 2 $.

Chọn A

Lời giải

Ta có: ${\text{tan}}\alpha \cdot {\text{cot}}\alpha = 1 \Rightarrow {\text{cot}}\alpha = \frac{1}{{{\text{tan}}\alpha }} = \frac{1}{{\frac{1}{2}}} = 2$.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Trắc Nghiệm Bài 1 Giá Trị Lượng Giác Của Góc Lượng Giác Có Lời Giải Chi Tiết
Bài trướcKế Hoạch Giáo Dục GDCD 8 Kết Nối Tri Thức
Bài tiếp theoGiáo Án Toán 8 Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 1 Phương Pháp Mới
trac-nghiem-bai-1-gia-tri-luong-giac-cua-goc-luong-giac-co-loi-giai-chi-tietTrắc nghiệm bài 1 Giá trị lượng giác của góc lượng giác có lời giải chi tiết rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập cũng cố kiến thức.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

2 Comments
cũ nhất
mới nhất được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
gaoj
gaoj
9 tháng qua

Cho em xin file voi a