Giải Toán 12 Chân Trời Sáng Tạo Bài 2 Chương 2 Toạ Độ Của Vectơ Trong Không Gian

0
2304

Câu 1. Trong không gian $Oxyz$, biết:

a) $\vec a = 5\vec i + 7\vec j – 3\vec k,\vec b = 2\vec i + 4\vec k$. Tìm tọa độ các vectơ $\vec a,\vec b$.

b) $\overrightarrow {OM} = 4\vec i – \vec j + 3\vec k,\overrightarrow {ON} = 8\vec i – 5\vec j$. Tìm toạ độ các điểm $M,N$.

Lời giải

a)

Phương pháp: $\overrightarrow a = {a_1}\overrightarrow i + {a_2}\overrightarrow j + {a_3}\overrightarrow k \Rightarrow \overrightarrow a = \left( {{a_1};\,{a_2};\,{a_3}} \right)$

$\vec a = 5\vec i + 7\vec j – 3\vec k \Rightarrow \overrightarrow a = \left( {5;7; – 3} \right)$

$\vec b = 2\vec i + 4\vec k = 2\vec i + 0\overrightarrow j + 4\vec k \Rightarrow \overrightarrow b = \left( {2;0;4} \right)$

b)

Phương pháp: $\overrightarrow {OM} = x\overrightarrow i + y\overrightarrow j + z\overrightarrow k \Rightarrow M\left( {x;\,y;\,z} \right)$

$\overrightarrow {OM} = 4\vec i – \vec j + 3\vec k \Rightarrow M\left( {4; – 1;3} \right)$

$\overrightarrow {ON} = 8\vec i – 5\vec j = 8\vec i – 5\vec j + 0\overrightarrow k \Rightarrow N\left( {8;5;0} \right)$

Câu 2. Trong không gian $Oxyz$, biết:

a) $\vec a = \left( { – 2;5; – 7} \right),\vec b = \left( {4;0;1} \right)$. Tính $\vec a,\vec b$ theo các vectơ $\vec i,\vec j,\vec k$.

b) $A\left( {7; – 2;1} \right),B\left( {0;5;0} \right)$. Tính $\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {OB} $ theo các vectơ $\vec i,\vec j,\vec k$.

Lời giải

a)

Phương pháp: $\overrightarrow a = \left( {{a_1};\,{a_2};\,{a_3}} \right) \Rightarrow \overrightarrow a = {a_1}\overrightarrow i + {a_2}\overrightarrow j + {a_3}\overrightarrow k $

$\vec a = \left( { – 2;5; – 7} \right) \Rightarrow \vec a = – 2\vec i + 5\vec j – 7\vec k$;

$\vec b = \left( {4;0;1} \right) \Rightarrow \overrightarrow b = 4\vec i + 0\overrightarrow j + 1\vec k = 4\vec i + \vec k$
b)

Phương pháp: $M\left( {x;\,y;\,z} \right) \Rightarrow \overrightarrow {OM} = x\overrightarrow i + y\overrightarrow j + z\overrightarrow k $

$A\left( {7; – 2;1} \right) \Rightarrow \overrightarrow {OA} = 7\vec i – 2\vec j + \vec k$;

$B\left( {0;5;0} \right) \Rightarrow \overrightarrow {OB} = 0\overrightarrow i + 5\vec j + 0\overrightarrow k = 5\vec j$

Câu 3. Cho tứ diện $SABC$ có $ABC$ là tam giác vuông tại $B$, $BC = 3,BA = 2,SA$ vuông góc với mặt phẳng $\left( {ABC} \right)$ và có độ dài bằng 2 (Hình 13).

a) Xác định một hệ toạ độ dựa trên gợi ý của hình vẽ và chỉ ra các vectơ đơn vị trên các trục toạ độ.

b) Tìm toạ độ các điểm $A,B,C,S$.

Hình 13

Lời giải

a)

Các vecto đơn vị trên ba trục $Ox,Oy,Oz$ lần lượt là $\vec i;\vec j;\vec k$ với độ dài $\vec i;\vec j;\vec k$ lần lượt bằng $\frac{1}{3}BC;\frac{1}{2}BA;\frac{1}{2}SA$

b) Vì $B$ trùng với gốc tọa độ nên $B\left( {0;0;0} \right)$.

Vì $\vec j$ và $\overrightarrow {BA} $ cùng hướng và $BA = 2$ nên $\overrightarrow {BA} = 2\vec j$. Suy ra $A\left( {0;2;0} \right)$.

Vî $\vec i$ và $\overrightarrow {BC} $ cùng hướng và $BC = 3$ nên $\overrightarrow {BC} = 3\vec i$. Suy ra $C\left( {3;0;0} \right)$.

Gọi $E$ là hình chiếu của $S$ lên trục $Oz$.

Ta có $BE = AS = 2$. Vì $\vec k$ và $\overrightarrow {BE} $ cùng hướng và $BE = 2$ nên $\overrightarrow {BE} = 2\vec k$.

Theo quy tắc hình bình hành ta có $\overrightarrow {BS} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {BE} = 2\vec j + 2\vec k$.

Suy ra $S\left( {0;2;2} \right)$.

Câu 4. Cho hình chóp $S \cdot ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh bằng $2,SA$ vuông góc với đáy và $SA$ bằng 1 (Hình 14). Thiết lập hệ toạ độ như hình vẽ, hãy vẽ các vectơ đơn vị trên các trục $Ox,Oy,Oz$ và tìm toạ độ các điểm $A,B,C,S$.

Lời giải

 

Các vecto đơn vị trên ba trục $Ox,Oy,Oz$ lần lượt là $\vec i = \overrightarrow {OC} ;\vec j = \overrightarrow {OE} ;\vec k = \overrightarrow {OH} $ với $E$ là điểm thuộc tia $Oy$ sao cho $OE = 1$ và $H$ là điểm thuộc tia $Oz$ sao cho $OH = 1$.

Vì $\vartriangle ABC$ đều và $AO \bot BC$ nên $O$ là trung điểm của $BC$. Mà $BC = 2$ nên $OB = OC = 1$ và $OA = \sqrt 3 $.

Vì $\vec j$ và $\overrightarrow {OA} $ cùng hướng và $OA = \sqrt 3 $ nên $\overline {OA} = \sqrt 3 \vec j$. Suy ra $A\left( {0;\sqrt 3 ;0} \right)$.

Vì $\vec i$ và $\overrightarrow {OC} $ cùng hướng và $OC = 1$ nên $\overrightarrow {OC} = \vec i$. Suy ra $C\left( {1;0;0} \right)$.

Vì $\vec i$ và $\overrightarrow {OB} $ ngược hướng và $OB = 1$ nên $OB = – \vec i$. Suy ra $B\left( { – 1;0;0} \right)$.

Theo quy tắc hình bình hành ta có $\overrightarrow {OS} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OH} = \sqrt 3 \vec j + \vec k$. Suy ra $S\left( {0;\sqrt 3 ;1} \right)$.

Câu 5. Trong không gian $Oxyz$, cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thoi cạnh bằng 5 , giao điểm hai đường chéo $AC$ và $BD$ trùng với gốc $O$. Các vectơ $\overrightarrow {OB} ,\overrightarrow {OC} ,\overrightarrow {OS} $ lần lượt cùng hướng với $\vec i$, $\vec j,\vec k$ và $OA = OS = 4$ (Hình 15). Tìm tọa độ các vectơ $\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {AS} $ và $\overrightarrow {AM} $ với $M$ là trung điểm của cạnh $SC$.

Lời giải

 

Vì $ABCD$ là hình thoi cạnh bằng $5,O$ là giao điểm của $AC$ và $BD$ nên $O$ là trung điểm của $AC$ và $BD$.

Xét $\vartriangle OAB$ vuông tại $O$, có $OB = \sqrt {A{B^2} – O{A^2}} = \sqrt {25 – 16} = 3$

Vì $\overrightarrow {OA} $ và $\vec i$ cùng hướng và $OB = 3$ nên $\overrightarrow {OB} = 3\vec i$. Vì $\overrightarrow {OA} $ và $\vec j$ cùng hướng và $OA = 4$ nên $\overrightarrow {OA} = – 4\vec j$.

Ta có $\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {OB} – \overrightarrow {OA} = 3\vec i + 4\vec j$.

Do đó $\overrightarrow {AB} = \left( {3;4;0} \right)$.

Có $AC = 2OA = 8$ và $\overrightarrow {AC} $ và $\vec j$ cùng hướng nên $\overrightarrow {AC} = 8\vec j$.

Do đó $\overrightarrow {AC} = \left( {0;8;0} \right)$.

Có $\overrightarrow {OS} $ và $\vec k$ cùng hướng và $OS = 4$ nên $\overrightarrow {OS} = 4\vec k$. Có $\overrightarrow {SB} = \overrightarrow {OB} – \overrightarrow {OS} = 3\vec i – 4\vec k$. Do đó $\overrightarrow {SB} = \left( {3;0; – 4} \right)$ Lại có $\overrightarrow {AS} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BS} = \left( {3\vec i + 4\vec j} \right) – \left( {3\vec i – 4\vec k} \right) = 4\vec j + 4\vec k$. Do đó $\overrightarrow {AS} = \left( {0;4;4} \right)$. Vi $M$ là trung điềm của $SC$ nên $\overrightarrow {AM} = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AS} + \overrightarrow {AC} } \right) = \frac{1}{2}\left( {4\vec j + 4\vec k + 8\vec j} \right) = 6\vec j + 2\vec k$. Do đó $\overrightarrow {AM} = \left( {0;6;2} \right)$.

Câu 6. Một chiếc xe đang kéo căng sợi dây cáp $AB$ trong công trường xây dựng, trên đó đã thiết lập hệ toạ độ $Oxyz$ như Hình 16 với độ dài đơn vị trên các trục toạ độ bằng $1\;m$. Tìm tọa độ của vectơ $\overrightarrow {AB} $.

Hình 16

Lời giải

Vì $\overrightarrow {OA} $ và $\vec k$ cùng hướng và $OA = 10$ nên $\overrightarrow {OA} = 10\vec k$.

Xét $\vartriangle OBH$ vuông tại $H$ có $BH = OB \cdot sin{30^ \circ } = 7,5\;m;OH = OB \cdot cos{30^ \circ } = \frac{{15\sqrt 3 }}{2}\;m$.

Vì $\overrightarrow {OH} $ và $\vec j$ cùng hướng và $OH = \frac{{15\sqrt 3 }}{2}$ nên $\overrightarrow {OH} = \frac{{15\sqrt 3 }}{2}\vec j$.

Có $BH = OK = 7,5$.

Vì $\overrightarrow {OK} $ và $\vec i$ cùng hướng và $OK = 7,5$ nên $\overrightarrow {OK} = 7,5\vec i$.

Vi $\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {OB} – \overrightarrow {OA} = \overrightarrow {OH} + \overrightarrow {OK} – \overline {OA} = 7,5\vec i + \frac{{15\sqrt 3 }}{2}\vec j – 10\vec k$.

Vậy $\overrightarrow {AB} = \left( {7,5;\frac{{15\sqrt 3 }}{2}; – 10} \right)$.

Câu 7. Ở một sân bay, ví trí của máy bay được xác định bởi điểm $M$ trong không gian $Oxyz$ như Hình 17. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $M$ xuống mặt phẳng $\left( {Oxy} \right)$. Cho biết $OM = 50,\left( {\vec i,\overrightarrow {OH} } \right) = {64^ \circ },\left( {\overrightarrow {OH} ,\overrightarrow {OM} } \right) = {48^ \circ }$.

Tìm toạ độ của điểm $M$.

Lời giải

Giả sử $M\left( {x;y;z} \right).H \in \left( {Oxy} \right) \Rightarrow H\left( {x;y;0} \right)$.

Vì $OBHA$ là hình bình hành nên $BH = OA$.

Vì $OCMH$ là hình bình hành nên $OC = MH$.

Xét $\vartriangle MHO$ vuông tại $H$ có $OH = OM \cdot cos{48^ \circ } = 50 \cdot cos{48^ \circ } \approx 33,46$;

$MH = OM \cdot sin{48^ \circ } = 50 \cdot sin{48^ \circ } \approx 37,16$.

Xét $\vartriangle OAH$ vuông tại $A$ có $BH = OA = OH \cdot cos{64^ \circ } = 33,46 \cdot cos{64^ \circ } \approx 14,67$

Xét $\vartriangle OBH$ vuông tại $B$ có $OB = \sqrt {O{H^2} – B{H^2}} = \sqrt {33,{{46}^2} – 14,{{67}^2}} \approx 30,07$

Vì $\overrightarrow {OA} $ và $\vec i$ cùng hướng và $OA = 14,46$ nên $\overrightarrow {OA} = 14,67\vec i$.

Vì $\overrightarrow {OB} $ và $\vec j$ cùng hướng và $OB = 30,07$ nên $\overrightarrow {OB} = 30,07\vec j$.

Vì $\overrightarrow {OC} $ và $\vec k$ cùng hướng và $OC = 37,16$ nên $\overrightarrow {OC} = 37,16\vec k$.

Áp dụng quy tắc hình bình hành ta có: $\overrightarrow {OM} = \overrightarrow {OH} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} $ $ = 14,67\vec i + 30,07\vec j + 26,16\vec k$

Vậy $M\left( {14,67;30,07;26,16} \right)$.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Giải Toán 12 CTST Bài 2 Chương 2 Vectơ Và Toạ Độ Của Vectơ Trong Không Gian
Bài trướcGiải Toán 12 Chân Trời Sáng Tạo Bài 1 Chương 2 Vectơ Và Các Phép Toán Trong Không Gian
Bài tiếp theoGiải Toán 12 Chân Trời Sáng Tạo Bài 3 Chương 2 Biểu Thức Toạ Độ Của Các Phép Toán Vectơ
giai-toan-12-chan-troi-sang-tao-bai-2-chuong-2-toa-do-cua-vecto-trong-khong-gianGiải bài tập toán 12 Chân trời sáng tạo bài 2 chương 2 Toạ độ của vectơ trong không gian rất hay giúp các bạn rèn luyện kỹ năng giải toán một cách lôgic và hệ thống.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments