Đề Kiểm Tra Cuối Học Kỳ 1 Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 6

0
2550

Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 6 được soạn dưới dạng file Word và PDF gồm 3 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?

A. Khách quan. B. Khách quan, trung thực.

C. Trung thực. D. Nhân văn, tiến bộ.

Câu 2. Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim (cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai) có tác dụng nào sau đây?

A. Thúc đẩy việc ứng dụng điện vào cuộc sống.

B. Dẫn đến sự ra đời và phát triển của động cơ học.

C. Dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.

D. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Câu 3. Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?

A. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).

C. Thào Đồng Đào Thịnh.

D. Sách Lịch Sử lớp 10.

Câu 4. Chữ San-xcrít được người Ấn Độ cải biên trên cơ sở

A. chữ Kha-rốt-thi và chữ Bra-mi. B. chữ Rô-ma, chữ số La Mã.

C. chữ Hán và chữ Quốc ngữ. D. chữ cái Latinh và chữ cái Phê-ni-xi.

Câu 5. Tôn giáo cổ xưa và được coi là chính thống giáo của người Hy Lạp – La Mã cổ đại là

A. Nho giáo. B. Hin-đu giáo. C. Cơ Đốc giáo. D. Phật giáo.

Câu 6. Đền thờ thần Dớt là thành tựu của người Hy Lạp – La Mã cổ đại trên lĩnh vực

A. xây dựng. B. hội họa. C. điêu khắc. D. kiến trúc.

Câu 7. Khái niệm nào sau đây là đúng về Sử học?

A. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

B. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.

C. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người.

D. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

A. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.

B. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

C. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.

D. Làm mới lại các di sản văn hóa đang bị xuống cấp.

Câu 9. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm mục đích nào sau đây? A. Làm vũ khí đấu tranh chống lại giai cấp vô sản đang lên.

B. Xây dựng nền văn hóa mới, phù hợp của giai cấp tư sản.

C. Bảo vệ cho sự thống trị bền vững của giai cấp quý tộc.

D. Khôi phục tinh hoa văn hóa của phương Đông thời cổ đại.

Câu 10. Một trong bốn phát minh lớn của người Trung Hoa vào thời cổ-trung đại mà thế giới vẫn còn tiếp tục sử dụng đến ngày nay là

A. kĩ thuật làm giấy B. toán hình. C. thuyết nguyên tử. D. số không (0).

Câu 11. Hen-ri Pho (ở nước Mĩ) được mệnh danh là

A. “Ông vua dầu mỏ”. B. “Ông vua xe hơi”.

C. “Ông vua xe lửa”. D. “Ông vua thép”.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?

A. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.

B. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.

C. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.

D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.

Câu 13. Lịch sử cung cấp cho con người:

A. Hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai

B. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ

C. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người

D. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử

Câu 14. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật và máy móc ở Anh diễn ra đầu tiên trong ngành

A. giao thông vận tải. B. luyện kim. C. khai thác mỏ. D. dệt.

Câu 15. Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì? A. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ.

B. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.

C. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật”, mà di tích lịch sử -văn hóa vốn có.

D. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật”
B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Em hãy giải thích khái niệm văn hóa?. Liên hệ và cho biết ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông đối với Việt Nam.

Câu 2. (3 điểm) Phân tích vai trò của sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. Ở địa phương em đang học tập, sinh sống có di sản văn hoá, di sản thiên nhiên nào? Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đó.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. B 6. D 11. B
2. C 7. A 12. C
3. D 8. D 13. C
4. A 9. B 14. D
5. C 10. A 15. D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy giải thích khái niệm văn hóa.

Văn hóa: là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. Văn hóa tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội.

Liên hệ và cho biết ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông đối với Việt Nam.

+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ sớm, có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến đời sống văn hóa – xã hội của cư dân Việt Nam

+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Việt Nam . Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn…

+ Nền văn minh Trung Hoa cổ – trung đại có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến nền văn minh Đại Việt (trên các phương diện như: tổ chức bộ máy nhà nước; tư tưởng – tôn giáo; chữ viết; văn học; nghệ thuật kiến trúc cung đình…)

Câu 2. Phân tích vai trò của sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

+ Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,… di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được yêu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các sử liệu và phương pháp khoa học.

+Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững

Ở địa phương em đang học tập, sinh sống có di sản văn hoá, di sản thiên nhiên nào? Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đó.

Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn

– Đề ra phương án khai thác và bảo tồn di sản văn hóa một cách phù hợp, đúng đắn dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học

-Nâng cao ý thức của người dân trong việc phát huy, bảo tồn di sản văn hóa…

-Quảng bá di sản

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Đề Kiểm Tra Cuối Học Kỳ 1 Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 6
Bài trướcĐề Kiểm Tra Học Kỳ 1 Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 5
Bài tiếp theoĐề Kiểm Tra Cuối HK1 Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 7
de-kiem-tra-cuoi-hoc-ky-1-lich-su-10-ket-noi-tri-thuc-co-dap-an-de-6Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 6 rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối học kỳ 1 sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments