Đề Ôn Thi HK1 Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 10

0
2534

Đề ôn thi HK1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 10 được soạn dưới dạng file Word và PDF gồm 3 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)

Câu 1. Lịch sử được con người nhận thức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Những điều kiện không gian, địa lí.

B. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu.

C. Mức độ phong phú của thông tin sử liệu.

D. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu.

Câu 2. Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực và thế giới sẽ tạo ra cơ hội nào sau đây?

A. Hiểu biết về tương lai. B. Định hướng nghề nghiệp.

C. Hội nhập thành công. D. Hợp tác về kinh tế.

Câu 3. Đặc điểm nổi bật của quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại là

A. ra đời và phát triển trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của nô lệ.

B. quê hương của nhiều nhà triết học nổi tiếng của phương Tây.

C. nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây.

D. cuộc đấu tranh giữa hai trường phái chủ nghĩa duy vật và duy tâm.

Câu 4. Bốn phát minh lớn của người Trung Hoa vào thời cổ-trung đại mà thế giới vẫn còn tiếp tục sử dụng đến ngày nay là

A. toán hình. thuốc súng, thuyết nguyên tử, số không

B. số không (0), la bàn in, thuốc súng, kĩ thuật in

C. thuyết nguyên tử,thuốc súng, số không, la bàn

D. la bàn, thuốc súng, kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy

Câu 5. Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?

A. Hiện thực lịch sử và trí thức của con người về lịch sử.

B. Lịch sử được con người nhận thức và hiểu biết lịch sử.

C. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

D. Là việc tái hiện lại lịch sử và học tập lịch sử suốt đời.

Câu 6. Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là

A. chữ Phạn. B. chữ cái Latinh. C. chữ cái Rô-ma. D. chữ tượng hình.

Câu 7. Quốc gia nào sau đây được gọi là “Quê hương của những tôn giáo lớn trên thế giới”?

A. La Mã. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Ai Cập.

Câu 8. Ngành nào sau đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia?

A. Du lịch. B. Kinh tế. C. Kiến trúc. D. Dịch vụ.

Câu 9. Hệ chữ cái La-tinh và hệ chữ số La Mã là thành tựu của cư dân cổ

A. Hy Lạp – La Mã. B. Trung Quốc. C. Lưỡng Hà. D. Ấn Độ.

Câu 10. Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần phải thực hiện yếu tố nào sau đây để định hướng cho tương lai?

A. Vận dụng kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại.

B. Chỉ quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá lịch sử.

C. Nhận thức sâu sắc về những gì diễn ra ở cuộc sống hiện tại.

D. Áp dụng những giá trị truyền thống của lịch sử dân tộc.

Câu 11. Một trong những giải pháp góp phần quan trọng khắc phục các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến giá trị di sản văn hóa phi vật thể là

A. bảo tồn và phát huy. B. đầu tư và phát triển

C. tái tạo và trùng tu. D. gìn giữ và làm mới.

Câu 12. Tổ chức quốc tế nào sau đây ghi danh, công nhận các danh mục di sản văn hóa thế giới?

A. WTO. B. ASEAN. C. UNESCO. D. NATO.

Câu 13. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì

A. cổ đại Hy Lap – La Mã. B. văn hóa Phục hưng.

C. phương Đông cổ đại. D. phương Tây hiện đại.

Câu 14. Thành tựu đạt được trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII – XIX) đã đưa con người bước sang thời đại

A. “văn minh thông tin”. B. “văn minh công nghiệp”.

C. “văn minh nông nghiệp”. D. “văn minh hậu công nghiệp”.

Câu 15. Nền văn học phương Tây được hình thành trên cơ sở

A. văn học trung đại của Hy Lạp và La Mã.

B. văn học cổ của người phương Tây.

C. văn học cổ của người Trung Quốc.

D. văn học cổ của Hy Lạp và La Mã.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của sử học.

Câu 2 (2,0 điểm). Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh?

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?

—— HẾT ——

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5
A C D D C
6 7 8 9 10
D B A A A
11 12 13 14 15
A C B B D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. (2,0 điểm). Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của sử học.

– Chức năng của sử học (1,0 điểm)

+ Khoa học: Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Xã hội: Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

– Nhiệm vụ của sử học (1,0 điểm)

+ Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Giáo dục: Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tỉnh yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,…

+ Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm,… sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,…

Câu 2. (2,0 điểm)

* So sánh khái niệm văn minh, văn hóa (1,0 điểm)

  Văn hóa Văn minh
Giống nhau – Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
Khác nhau Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

* Ví dụ: (Mỗi ví dụ đúng được 1,0 điểm)

– Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).

– Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).

+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

Câu 3. (1,0 điểm):

– Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:

+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.

+ Dương lịch.

+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…

+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…

+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Đề Ôn Thi HK1 Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 10
Bài trướcĐề Thi HK1 Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 9
Bài tiếp theoBảng Tóm Tắt Công Thức Lượng Giác 11 Mới
de-on-thi-hk1-lich-su-10-ket-noi-tri-thuc-co-dap-an-de-10Đề ôn thi HK1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức có đáp án-Đề 10 rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối học kỳ 1 sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments