Đề Thi HK2 Toán 11 Kết Nối Tri Thức Giải Chi Tiết-Đề 2

0
4368

Đề thi HK2 Toán 11 Kết nối tri thức giải chi tiết-Đề 2 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Cho $x,y$ là hai số thực dương và $m,n$ là hai số thực tùy ý. Đẳng thức nào sau đây là sai?

A. ${x^m} \cdot {x^n} = {x^{m + n}}$. B. ${(xy)^n} = {x^n} \cdot {y^n}$. C. ${\left( {{x^n}} \right)^m} = {x^{nm}}$. D. ${x^m} \cdot {y^n} = {(xy)^{m + n}}$.

Câu 2. Cho hai số dương $a,b\left( {a \ne 1} \right)$. Mệnh đề nào dưới đây SAI?

A. ${log_a}{a^\alpha } = \alpha $. B. ${log_a}1 = 0$. C. ${log_a}a = 2a$. D. ${log_{{a^\alpha }}}b = \frac{1}{\alpha }{log_a}b$

Câu 3. Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án $A,B,C,D$ dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

A. $y = {(\sqrt 2 )^x}$. B. $y = x$. C. $y = {2^x}$. D. $y = {(\sqrt 2 )^{ – x}}$.

Câu 4. Hàm số nào dưới đây đồng biến trên tập xác định của nó?

A. $y = {log_{\frac{2}{3}}}x$. B. $y = {log_{0,9}}x$. C. $y = {log_{\sqrt {0,9} }}x$. D. $y = {log_{\sqrt 2 }}x$.

Câu 5. Nếu ${log_a}x = \frac{1}{2}{log_a}9 – {log_a}5 + {log_a}2(a > 0,a \ne 1)$ thì $x$ bằng:

A. $\frac{2}{5}$. B. $\frac{3}{5}$. C. $\frac{6}{5}$. D. 3 .

Câu 6. Tập xác định của hàm số $y = {log_7}\left( {x – 3} \right)$ là

A. $\mathbb{R} \setminus \left\{ 3 \right\}$. B. $\left[ {3; + \infty } \right)$. C. $\mathbb{R}$. D. $\left( {3; + \infty } \right)$.

Câu 7. Số nghiệm của phương trình ${3^{{x^2} – x}} = 9$ là

A. 2 . B. 0 . C. 1. D. 3 .

Câu 8. Cho hình chóp $S \cdot ABC$ có $SA \bot \left( {ABC} \right)$ và $H$ là hình chiếu vuông góc $S$ của lên $BC$. Hãy chọn khẳng định đúng?

A. $BC \bot AC$. B. $BC \bot AB$. C. $BC \bot SC$. D. $BC \bot AH$.

Câu 9. Cho hình lập phương $ABCD \cdot A’B’C’D’$ như hình vẽ bên

Hình chiếu $A$ trên mặt phẳng $(A’B’C’D’)$ là

A. $A’$. B. $B’$. C. $C’$. D. $D’$.

Câu 10. Cho hình hộp chữ nhật $ABCD \cdot A’B’C’D’$. Mặt phẳng nào sau đây vuông góc với mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$ ?

A. $\left( {BCD’A’} \right)$. B. $\left( {ADC’B’} \right)$. C. $\left( {A’B’C’D’} \right)$. D. $\left( {ADD’A’} \right)$.

Câu 11. Cho hình chóp $S.ABCD$ có $ABCD$ là hình chữ nhật và $SA \bot \left( {ABCD} \right)$. Mệnh đề nào dưới đây đúng ?

A. $CD$ là đoạn vuông góc chung của $BC$ và $SD$.

B. $CD$ là đoạn vuông góc chung của $SB$ và $SA$.

C. $CD$ là đoạn vuông góc chung của $BC$ và $AD$.

D. $CD$ là đoạn vuông góc chung của $SB$ và $SD$.

Câu 12. Cho hình chóp $S \cdot ABC$ có $SC$ vuông góc với $\left( {ABC} \right)$. Góc giữa $SA$ với $\left( {ABC} \right)$ là góc giữa

A. $SA$ và $AB$. B. $SA$ và $SC$. C. $SB$ và $BC$. D. $SA$ và $AC$.

Câu 13. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông, cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc phẳng nhị diện $\left[ {S,BC,A} \right]$ là

A. $\widehat {SBA}$. B. $\widehat {SCA}$. C. $\widehat {ASC}$. D. $\widehat {ASB}$.

Câu 14. Cho hình chóp cụt đều $ABCD$. MNPQ. Cặp đường thẳng nào sau đây song song?

A. $AB$ và $PQ$. B. $AM$ và $CP$. C. $AM$ và $BC$. D. $AB$ và $AC$.

Câu 15. Thể tích của khối chóp cụt đều có chiều cao $h$ và $S,S’$ lần lượt là diện tích đáy lớn và đáy nhỏ là

A. $V = \frac{1}{3}h\left( {S + \sqrt {SS’} + S’} \right)$. B. $V = \frac{1}{6}Sh$.

C. $V = S’h$. D. $V = \frac{1}{3}h\left( {S + SS’ + S’} \right)$.

Câu 16. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình vuông, cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$ (như hình vẽ minh hoạ). Hãy chọn khẳng định đúng.

A. $CD \bot \left( {SAB} \right)$. B. $BC \bot \left( {SAC} \right)$. C. $AC \bot \left( {SBD} \right)$. D. $BC \bot \left( {SAB} \right)$.

Câu 17. Cho hình hộp đứng $ABCD \cdot A’B’C’D’$ đáy $ABCD$ là hình thoi. Chọn khẳng định sai.

A. $AC \bot B’D’$. B. (ACC’ $\left. {A’} \right) \bot \left( {BD{D’}B’} \right)$.

C. $\left( {A{A’}B’B} \right) \bot \left( {ABCD} \right)$. D. (AA’B’B) $ \bot \left( {BC{C’}B’} \right)$.

Câu 18. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật, $SA \bot \left( {ABCD} \right),AB = a$ và $SB = \sqrt 2 a$. Khoảng cách từ điểm $S$ đến mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$ bằng

A. $a$. B. $\sqrt 2 a$. C. $2a$. D. $\sqrt 3 a$.

Câu 19. Cho hình chóp $S \cdot ABCD$ có $ABCD$ là hình vuông cạnh a. $SA = a\sqrt 2 $ và $SA \bot \left( {ABCD} \right)$. Tính góc giữa $SC$ và mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$.

A. ${30^ \circ }$. B. ${45^ \circ }$. C. ${60^ \circ }$. D. ${90^ \circ }$.

Câu 20. Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA \bot \left( {ABC} \right)$, đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$ và $SA = \frac{{3a}}{2}$ . Tính số đo góc phẳng nhị diện $\left[ {S,BC,A} \right]$.

A. ${30^ \circ }$. B. ${45^ \circ }$. C. ${60^ \circ }$. D. ${90^ \circ }$.

Câu 21. Xét phép thử gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Gọi $A$ là biến cố “Lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm” và $B$ là biến cố “Lần thứ hai xuất hiện mặt 6 chấm”. Khẳng định nào sau đây SAI?

A. $A$ và $B$ là hai biến cố độc lập.

B. $A \cap B$ là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện của hai lần gieo bằng 12 ”

C. $A \cup B$ là biến cố “Ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm”

D. $A$ và $B$ là hai biến cố xung khắc.

Câu 22. Cho $P\left( A \right) = 0,5;P\left( B \right) = 0,4;P\left( {AB} \right) = 0,2$. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Hai biến cố $A$ và $B$ không thể cùng xảy ra.

B. Hai biến cố $A$ và $B$ là hai biến cố độc lập.

C. Hai biến cố $A$ và $B$ là hai biến cố xung khắc.

D. Ta có $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) = 0,9$.

Câu 23. Một hộp đựng 9 tấm thẻ cùng loại được ghi các số từ 1 đến 9 . Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Xét biến cố A “Số ghi trên tấm thẻ rút ra là số chẵn”. Chọn mệnh đề đúng?

A. $A = \left\{ {1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}$. B. $A = \left\{ {1;3;5;7;9} \right\}$.

C. $A = \left\{ {2;4;6;8} \right\}$. D. $A = \left\{ {1;9} \right\}$.

Câu 24. Bạn Minh gieo một con xúc xắc cân đối, đồng nhất. Cho biết không gian mẫu $\Omega $ ?

A. $\Omega = \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}$. B. $\Omega = \left\{ {1;6} \right\}$. C. $\Omega = \left\{ 1 \right\}$. D. $\Omega = \left\{ 6 \right\}$.

Câu 25. Cho $A$ và $B$ là hai biến cố. Khi đó

A. $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)$. B. $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) – P\left( {AB} \right)$.

C. $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) \cdot P\left( B \right)$. D. $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( B \right) – P\left( A \right)$.

Câu 26. Gieo hai con xúc xắc cân đối đồng chất. Gọi $X$ là biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai mặt con súc sắc là số lẻ”. Tính xác suất của $X$.

A. $\frac{1}{3}$. B. $\frac{1}{5}$. C. $\frac{1}{4}$. D. $\frac{1}{2}$.

Câu 27. Trong một lớp học có 15 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng làm bài tập. Tính xác suất để 4 học sinh lên bảng có cả nam và nữ.

A. $\frac{{400}}{{501}}$. B. $\frac{{307}}{{506}}$. C. $\frac{{443}}{{501}}$. D. $\frac{{443}}{{506}}$.

Câu 28. Cho hai biến cố $A$ và $B$ độc lập với nhau. Biết $P\left( A \right) = 0,5;P\left( {AB} \right) = 0,15$. Tính xác suất của biến cố $A \cup B$.

A. 0,65 . B. 0,3 . C. 0,15 . D. 0,45 .

Câu 29. Bạn Toàn gieo một con xúc xắc cân đối, đồng nhất. Gọi biến cố $A$ “Số chấm trên mặt xuất hiện nhỏ hơn 3” và biến cố $B$ “Số chấm trên mặt xuất hiện lớn hơn 3”. Chọn mệnh đề đúng?

$P\left( {A \cup B} \right) = \frac{5}{6}$.

A. $P\left( {A \cup B} \right) = 1$. B. $P\left( {A \cup B} \right) = 1$. C. $P\left( {A \cup B} \right) = \frac{2}{3}$.

Câu 30. Xác suất bắn trúng mục tiêu của một vận động viên khi bắn một viên đạn là 0,6 . Người đó bắn hai viên đạn một cách độc lập. Xác suất để một viên trúng mục tiêu và một viên trượt mục tiêu là:

A. $\;0,4$. B. 0,6 . C. 0,48 . D. 0,24 .

Câu 31. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định trên $\mathbb{R}$ thỏa mãn $\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{f(x) – f(3)}}{{x – 3}} = 2$. Kết quả đúng là:

A. $f’\left( 2 \right) = 3$. B. $f’\left( x \right) = 2$. C. $f’\left( 3 \right) = 2$. D. $f’\left( x \right) = 3$.

Câu 32. Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ tại điểm ${M_0}\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)$ là

A. $f\left( {{x_0}} \right)$. B. $f’\left( {{x_0}} \right)$. C. $f\left( x \right)$. D. ${x_0}$.

Câu 33. Cho hàm số $f\left( x \right) = {x^3} + 2x$, giá trị của $f”\left( 1 \right)$ bằng:

A. 8 . B. 2 . C. 6 . D. 3 .

Câu 34. Phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số $y = {x^2} + 2x$ tại điểm ${x_0} = 1$ là :

A. $y = 4x + 2$. B. $y = 4x$. C. $y = 4x – 4$. D. $y = 4x – 1$.

Câu 35. Đạo hàm của hàm số $y = \sqrt x + x$ tại điểm ${x_0} = 4$ là:

A. $y’\left( 4 \right) = \frac{3}{2}$ B. $y’\left( 4 \right) = \frac{9}{2}$. C. $y’\left( 4 \right) = \frac{5}{4}$. D. $y’\left( 4 \right) = 6$.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1. (1 điểm) Một thầy giáo có 20 quyển sách khác nhau gồm 7 quyển sách Toán, 5 quyển sách Lí và 8 quyển sách Hóa. Thầy giáo lấy ngẫu nhiên ra 9 quyển sách để tặng cho học sinh. Tính xác suất để thầy giáo để sau khi tặng số sách còn lại của thầy có đủ 3 môn?

Bài 2. (1 điểm) Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA$ vuông góc với đáy; $SA = a\sqrt 3 $. Tam giác $ABC$ đều cạnh $a$. Tính khoảng cách $SB$ và $CI$ với $I$ là trung điểm của $AB$.

Bài 3. (1 điểm) Cho hàm số $y = – {x^3} + 2x – 2$ có đồ thị $\left( C \right)$. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị $\left( C \right)$ biết tiếp tuyến song song với đường thẳng $\Delta :y = – x – 4$.

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI

I. Bảng đáp án trắc nghiệm

1. D 2. C 3. A 4. D 5. C 6. D 7. A
8. D 9. A 10. D 11. A 12. D 13. A 14. A
15. A 16. D 17. D 18. A 19. B 20. C 21. D
22. B 23. C 24. A 25. B 26. C 27. D 28. A
29. A 30. C 31. C 32. B 33. C 34. D 35. C

II. Lời giải chi tiết trắc nghiệm

Câu 1. Cho $\;x,\,y$ là hai số thực dương và $m,n$ là hai số thực tùy ý. Đẳng thức nào sau đây là sai?

A. ${x^m} \cdot {x^n} = {x^{m + n}}$.

B. ${(xy)^n} = {x^n} \cdot {y^n}$.

C. ${\left( {{x^n}} \right)^m} = {x^{nm}}$.

D. ${x^m} \cdot {y^n} = {(xy)^{m + n}}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Đẳng thức sai là ${x^m} \cdot {y^n} = {(xy)^{m + n}}$.

Câu 2. Cho hai số dương $a,b\left( {a \ne 1} \right)$. Mệnh đề nào dưới đây SAI?

A. ${log_a}{a^\alpha } = \alpha $.

B. ${log_a}1 = 0$.

C. ${log_a}a = 2a$.

D. ${log_{{a^\alpha }}}b = \frac{1}{\alpha }{log_a}b$.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

${log_a}a = 1$.

Câu 3. Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án $A,B,C,D$ dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?

A. $y = {(\sqrt 2 )^x}$.

B. $y = x$.

C. $y = {2^x}$.

D. $y = {(\sqrt 2 )^{ – x}}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Đây là dạng đồ thị hàm số mũ $y = {a^x}$. Hàm số này có $a > 1$.

Mà đồ thị hàm số đi qua điểm $\left( {2;2} \right)$ nên chọn $A$.

Câu 4. Hàm số nào dưới đây đồng biến trên tập xác định của nó?

A. $y = {log_{\frac{2}{3}}}x$.

B. $y = {log_{0,9}}x$.

C. $y = {log_{\sqrt {0,9} }}x$.

D. $y = {log_{\sqrt 2 }}x$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Hàm số $y = {log_a}x$ đồng biến khi $a > 1$. Do đó chọn đáp án D.

Câu 5. Nếu ${log_a}x = \frac{1}{2}{log_a}9 – {log_a}5 + {log_a}2(a > 0,a \ne 1)$ thì $x$ bằng:

A. $\frac{2}{5}$.

B. $\frac{3}{5}$.

C. $\frac{6}{5}$.

D. 3 .

Lời giải

Đáp án đúng là: C

${log_a}x = \frac{1}{2}{log_a}9 – {log_a}5 + {log_a}2$

$ = {log_a}3 – {log_a}5 + {log_a}2 = {log_a}\frac{3}{5} + {log_a}2 = {log_a}\frac{6}{5}$.

$ \Rightarrow x = \frac{6}{5}$.

Câu 6. Tập xác định của hàm số $y = {log_7}\left( {x – 3} \right)$ là

A. $\mathbb{R} \setminus \left\{ 3 \right\}$.

B. $\left[ {3; + \infty } \right)$.

C. $\mathbb{R}$.

D. $\left( {3; + \infty } \right)$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Hàm số xác định khi $x – 3 > 0 \Leftrightarrow x > 3$.

Do đó chọn D.

Câu 7. Số nghiệm của phương trình ${3^{{x^2} – x}} = 9$ là

A. 2 .

B. 0 .

C. 1 .

D. 3 .

Lời giải

Đáp án đúng là: A

${3^{{x^2} – x}} = 9 \Leftrightarrow {3^{{x^2} – x}} = {3^2} \Leftrightarrow {x^2} – x = 2 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 2} \\
{x = – 1}
\end{array}} \right.$.

Vậy phương trình có 2 nghiệm.

Câu 8. Cho hình chóp $S \cdot ABC$ có $SA \bot \left( {ABC} \right)$ và $H$ là hình chiếu vuông góc $S$ của lên $BC$. Hãy chọn khẳng định đúng?

A. $BC \bot AC$.

B. $BC \bot AB$.

C. $BC \bot SC$.

D. $BC \bot AH$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Vì H là hình chiếu vuông góc $S$ của lên $BC$ nên $SH \bot BC$ (1).

Mà $SA \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SA \bot BC$ (2).

Từ (1) và (2), suy ra $BC \bot \left( {SAH} \right) \Rightarrow BC \bot AH$.

Câu 9. Cho hình lập phương $ABCD \cdot A’B’C’D’$ như hình vẽ bên

Hình chiếu của $A$ trên mặt phẳng $\left( {A’B’C’D’} \right)$ là

A. $A’$.

B. $B’$.

C. $C’$.

D. $D’$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Vì $AA’ \bot \left( {A’B’C’D’} \right)$ nên hình chiếu của $A$ trên mặt phẳng $\left( {A’B’C’D’} \right)$ là $A’$.

Câu 10. Cho hình hộp chữ nhật $ABCD \cdot A’B’C’D’$. Mặt phẳng nào sau đây vuông góc với mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$ ?

A. $\;\left( {BCD’A’} \right)$.

B. $\left( {ADC’B’} \right)$.

C. $\left( {A’B’C’D’} \right)$.

D. ${\;^{\left( {ADD’A’} \right).\;}}$

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Vì $ABCD \cdot A’B’C’D’$ là hình hộp chữ nhật nên $\left( {ADD’A’} \right) \bot \left( {ABCD} \right)$.

Câu 11. Cho hình chóp $S \cdot ABCD$ có $ABCD$ là hình chữ nhật và $SA \bot \left( {ABCD} \right)$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $CD$ là đoạn vuông góc chung của $BC$ và $SD$.

B. $CD$ là đoạn vuông góc chung của $SB$ và $SA$.

C. $CD$ là đoạn vuông góc chung của $BC$ và $AD$.

D. $CD$ là đoạn vuông góc chung của $SB$ và $SD$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Có $BC \bot CD$ và $CD \bot AD$ ( $ABCD$ là hình chữ nhật).

Lại có $SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot CD$ mà $CD \bot AD \Rightarrow CD \bot \left( {SAD} \right) \Rightarrow CD \bot SD$.

Do đó $CD$ là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau $BC,SD$.

Câu 12. Cho hình chóp $S \cdot ABC$ có $SC$ vuông góc với $\;(ABC)$. Góc giữa $SA$ với $\left( {ABC} \right)$ là góc giữa:

A. $SA$ và $AB$.

B. $SA$ và $SC$.

C. $SB$ và $BC$.

D. $SA$ và $AC$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Vì $SC \bot \left( {ABC} \right)$ nên $CA$ là hình chiếu của $SA$ trên mặt phẳng $\left( {ABC} \right)$.

Do đó góc giữa $SA$ với $\left( {ABC} \right)$ là góc giữa hai đường thẳng $SA$ và $AC$.

Câu 13. Cho hình chóp $S \cdot ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông, cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc phẳng nhị diện $\left[ {S,BC,A} \right]$ là

A. $\widehat {SBA}$.

B. $\widehat {SCA}$.

C. $\;\widehat {ASC}$.

D. $\;\widehat {ASB}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Vì $SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot BC$ mà $BC \bot AB \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow BC \bot SB$.

Khi đó: $AB \bot BC$

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( {SBC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC} \\
{SB \bot BC} \\
{AB \bot BC}
\end{array}} \right.$$ \Rightarrow \left[ {S,BC,A} \right] = \widehat {SBA}$

Câu 14. Cho hình chóp cụt đều $ABCD.MNPQ$. Cặp đường thẳng nào sau đây song song?

A. $AB$ và $PQ$.

B. $AM$ và $CP$.

C. $AM$ và $BC$.

D. $AB$ và $AC$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Có $AB//PQ$ vì cùng song song với $MN$.

Câu 15. Thể tích của khối chóp cụt đều có chiều cao $h$ và $S,S’$ lần lượt là diện tích đáy lớn và đáy nhỏ là

A. $V = \frac{1}{3}h\left( {S + \sqrt {SS’} + S’} \right)$.

B. $V = \frac{1}{6}Sh$.

C. $V = S’h$.

$V = \frac{1}{3}h\left( {S + SS’ + S’} \right)$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

$V = \frac{1}{3}h\left( {S + \sqrt {SS’} + S’} \right)$.

Câu 16. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình vuông, cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$ (như hình vẽ minh hoạ). Hãy chọn khẳng định đúng.

A. $CD \bot \left( {SAB} \right)$.

B. $BC \bot \left( {SAC} \right)$.

C. $AC \bot \left( {SBD} \right)$.

D. $BC \bot \left( {SAB} \right)$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Vì $ABCD$ là hình vuông nên $BC \bot AB\left( 1 \right)$.

Vì $SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot BC$

Từ (1) và (2) $ \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right)$.

Câu 17. Cho hình hộp đứng $ABCD \cdot A’B’C’D’$ đáy $ABCD$ là hình thoi. Chọn khẳng định sai.

A. $AC \bot B’D’$.

B. (ACC’ $\left. {A’} \right) \bot \left( {BDD’B’} \right)$.

C. $\left( {A{A’}B’B} \right) \bot \left( {ABCD} \right)$.

D. $\left( {A{A’}B’B} \right) \bot \left( {BC{C’}B’} \right)$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Vì $AC \bot BD$ mà $BD//B’D’$ nên $AC \bot B’D’$.

Vì $BB’ \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow BB’ \bot AC$ mà $AC \bot BD$ nên $AC \bot \left( {BDD’B’} \right)$.

Suy ra $\left( {ACC’A’} \right) \bot \left( {BDD’B’} \right)$.

Vì $ABCD \cdot A’B’C’D’$ là hình hộp đứng nên $\left( {AA’B’B} \right) \bot \left( {ABCD} \right)$.

Do đó đáp án D sai.

Câu 18. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật, $SA \bot \left( {ABCD} \right),AB = a$ và $SB = \sqrt 2 a$. Khoảng cách từ điểm $S$ đến mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$ bằng

A. $a$.

B. $\sqrt 2 a$.

C. $2a$.

D. $\sqrt 3 a$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Vì $SA \bot \left( {ABCD} \right)$ nên $d\left( {S,\left( {ABCD} \right)} \right) = SA$.

Xét $\vartriangle SAB$ vuông tại $A$, có $SA = \sqrt {S{B^2} – A{B^2}} = \sqrt {2{a^2} – {a^2}} = a$.

Câu 19. Cho hình chóp $S.ABCD$ có $ABCD$ là hình vuông cạnh a. $SA = a\sqrt 2 $ và $SA \bot \left( {ABCD} \right)$. Tính góc giữa $SC$ và mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$.

A. ${30^ \circ }$.

B. ${45^ \circ }$.

C. ${60^ \circ }$.

D. ${90^ \circ }$.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Vì $SA \bot \left( {ABCD} \right)$ nên $AC$ là hình chiếu của $SC$ trên mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$.

Do đó góc giữa $SC$ và mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$ là $SCA$.

Vì $ABCD$ là hình vuông cạnh a nên $AC = a\sqrt 2 $.

Xét $\vartriangle SAC$ vuông tại $A$, có $tanSCA = \frac{{SA}}{{AC}} = 1 \Rightarrow SCA = {45^ \circ }$.

Câu 20. Cho hình chóp $S \cdot ABC$ có $SA \bot \left( {ABC} \right)$, đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$ và $SA = \frac{{3a}}{2}$. Tính số đo góc phẳng nhị diện $\left[ {S,BC,A} \right]$.

A. ${30^ \circ }$.

B. ${45^ \circ }$.

C. ${60^ \circ }$.

D. ${90^ \circ }$.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Gọi $I$ là trung điểm $BC \Rightarrow AI \bot BC$ (vì $ABC$ là tam giác đều).

Ta có:

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{BC \bot AI} \\
{BC \bot SA}
\end{array} \Rightarrow BC \bot \left( {SAI} \right) \Rightarrow BC \bot SI} \right.$

Khi đó:

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( {SBC} \right) \cap \left( {ABC} \right) = BC} \\
{SI \bot BC} \\
{AI \bot BC}
\end{array} \Rightarrow \left[ {S,BC,A} \right] = \mathbb{S}A} \right.$

Mà $\vartriangle ABC$ đều cạnh $a \Rightarrow AI = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}$

Xét $\vartriangle SAI$ vuông tại $A$, ta có: $tanSIA = \frac{{SA}}{{AI}} = \sqrt 3 \Rightarrow SIA = {60^ \circ }$

Câu 21. Xét phép thử gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Gọi $A$ là biến cố “Lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm” và $B$ là biến cố “Lần thứ hai xuất hiện mặt 6 chấm”. Khẳng định nào sau đây SAI?

A. $A$ và $B$ là hai biến cố độc lập.

B. $A \cap B$ là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện của hai lần gieo bằng 12 ”

C. $A \cup B$ là biến cố “Ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm”

D. $A$ và $B$ là hai biến cố xung khắc.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Đáp án sai là $D:A$ và $B$ là hai biến cố xung khắc.

Câu 22. Cho $P\left( A \right) = 0,5;P\left( B \right) = 0,4;P\left( {AB} \right) = 0,2$. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Hai biến cố $A$ và $B$ không thể cùng xảy ra.

B. Hai biến cố $A$ và $B$ là hai biến cố độc lập.

C. Hai biến cố $A$ và $B$ là hai biến cố xung khắc.

D. Ta có $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) = 0,9$.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Vì $P\left( A \right) \cdot P\left( B \right) = 0,5 \cdot 0,4 = 0,2 = P\left( {AB} \right)$ nên $A$ và $B$ là hai biến cố độc lập.

Câu 23. Một hộp đựng 9 tấm thẻ cùng loại được ghi các số từ 1 đến 9 . Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Xét biến cố $A$ “Số ghi trên tấm thẻ rút ra là số chẵn”. Chọn mệnh đề đúng?

A. $A = \left\{ {1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}$.

B. $A = \left\{ {1;3;5;7;9} \right\}$.

C. $A = \left\{ {2;4;6;8} \right\}$.

D. $A = \left\{ {1;9} \right\}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

$A = \left\{ {2;4;6;8} \right\}$.

Câu 24. Bạn Minh gieo một con xúc xắc cân đối, đồng nhất. Cho biết không gian mẫu $\Omega $ ?

A. $\Omega = \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}$.

B. $\Omega = \left\{ {1;6} \right\}$.

C. $\Omega = \left\{ 1 \right\}$.

D. $\Omega = \left\{ 6 \right\}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

$\Omega = \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}$.

Câu 25. Cho $A$ và $B$ là hai biến cố. Khi đó

A. $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)$.

B. $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) – P\left( {AB} \right)$.

C. $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) \cdot P\left( B \right)$.

D. $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( B \right) – P\left( A \right)$.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Ta có $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) – P\left( {AB} \right)$.

Câu 26. Gieo hai con xúc xắc cân đối đồng chất. Gọi $X$ là biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai mặt con súc sắc là số lẻ”. Tính xác suất của X.

A. $\frac{1}{3}$.

B. $\frac{1}{5}$.

C. $\frac{1}{4}$.

D. $\frac{1}{2}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Gọi A là biến cố: “Con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt lẻ” $ \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{1}{2}$.

B là biến cố: “Con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt lẻ” $ \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{1}{2}$.

$C$ là biến cố: “Tích số chấm xuất hiện trên hai mặt con súc sắc là số lẻ”.

Có $C = A \cdot B$ mà $A,B$ là hai biến cố độc lập nên

$P\left( C \right) = P\left( {AB} \right) = P\left( A \right) \cdot P\left( B \right) = \frac{1}{4}$.

Câu 27. Trong một lớp học có 15 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng làm bài tập. Tính xác suất để 4 học sinh lên bảng có cả nam và nữ.

A. $\frac{{400}}{{501}}$.

B. $\frac{{307}}{{506}}$.

C. $\frac{{443}}{{501}}$.

D. $\frac{{443}}{{506}}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Số phần tử của không gian mẫu là $n\left( \Omega \right) = C_{25}^4 = 12650$.

Gọi A là biến cố: “4 học sinh lên bảng có cả nam và nữ”.

TH1: Có 1 nam 3 nữ $ \Rightarrow C_{15}^1 \cdot C_{10}^3 = 1800$ cách

TH2: Có 2 nam 2 nữ $ \Rightarrow C_{15}^2 \cdot C_{10}^2 = 4725$ cách

TH3: Có 3 nam 1 nữ $ \Rightarrow C_{15}^3 \cdot C_{10}^1 = 4550$ cách.

Do đó $n\left( A \right) = 11075$ cách.

Vậy

$P\left( A \right) = \frac{{11075}}{{12650}} = \frac{{443}}{{506}}$

Câu 28. Cho hai biến cố $A$ và $B$ độc lập với nhau. Biết $P\left( A \right) = 0,5;P\left( {AB} \right) = 0,15$. Tính xác suất của biến cố $A \cup B$.

A. 0,65 .

B. 0,3 .

C. 0,15 .

D. 0,45 .

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Vì $A$ và $B$ là hai biến cố độc lập nên $P\left( {AB} \right) = P\left( A \right)P\left( B \right) \Rightarrow P\left( B \right) = 0,3$.

Có $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) – P\left( {AB} \right) = 0,5 + 0,3 – 0,15 = 0,65$.

Câu 29. Bạn Toàn gieo một con xúc xắc cân đối, đồng nhất. Gọi biến cố $A$ “Số chấm trên mặt xuất hiện nhỏ hơn 3” và biến cố B “Số chấm trên mặt xuất hiện lớn hơn 3”. Chọn mệnh đề đúng?

$P\left( {A \cup B} \right) = \frac{5}{6}$.

B. $P\left( {A \cup B} \right) = 1$.

C. $P\left( {A \cup B} \right) = 1$.

D. $P\left( {A \cup B} \right) = \frac{2}{3}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Có $A = \left\{ {1;2} \right\} \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{1}{3}$;

$B = \left\{ {4;5;6} \right\} \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{1}{2}$.

Vì $A,B$ là hai biến cố xung khắc nên $P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) = \frac{1}{3} + \frac{1}{2} = \frac{5}{6}$.

Câu 30. Xác suất bắn trúng mục tiêu của một vận động viên khi bắn một viên đạn là 0,6 . Người đó bắn hai viên đạn một cách độc lập. Xác suất để một viên trúng mục tiêu và một viên trượt mục tiêu là:

A. 0,4 .

B. 0,6 .

C. 0,48 .

D. 0,24 .

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Gọi A là biến cố: “Viên 1 bắn trúng mục tiêu”.

$B$ là biến cố: “Viên 2 bắn trúng mục tiêu”.

$C$ là biến cố: “1 viên trúng mục tiêu và một viên trượt mục tiêu”.

Khi đó, ta có $C = A\overline B \cup \overline A B$.

Theo đề có: $P\left( A \right) = P\left( B \right) = 0,6 \Rightarrow P\left( {\overline A } \right) = P\left( {\overline B } \right) = 0,4$.

Có $P\left( C \right) = P\left( {A\overline B \cup \overline A B} \right) = P\left( A \right)P\left( {\overline B } \right) + P\left( {\overline A } \right)P\left( B \right)$

$ = 0,6.0,4 + 0,4.0,6 = 0,48$.

Câu 31. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ xác định trên $\mathbb{R}$ thỏa mãn $\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{f(x) – f(3)}}{{x – 3}} = 2$. Kết quả đúng là:

A. $f’\left( 2 \right) = 3$.

B. $f’\left( x \right) = 2$.

C. $f’\left( 3 \right) = 2$.

D. $f’\left( x \right) = 3$.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

$f'(3) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{f(x) – f(3)}}{{x – 3}} = 2$.

Câu 32. Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ tại điểm ${M_0}\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)$ là

A. $f\left( {{x_0}} \right)$.

B. $f’\left( {{x_0}} \right)$.

C. $f\left( x \right)$.

D. ${x_0}$.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ tại điểm ${M_0}\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)$ là $f’\left( {{x_0}} \right)$.

Câu 33. Cho hàm số $f\left( x \right) = {x^3} + 2x$, giá trị của $f”\left( 1 \right)$ bằng:

A. 8 .

B. 2 .

C. 6 .

D. 3 .

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Có $f’\left( x \right) = {\left( {{x^3} + 2x} \right)’} = 3{x^2} + 2;f”\left( x \right) = 6x$.

Do đó $f”\left( 1 \right) = 6.1 = 6$.

Câu 34. Phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số $y = {x^2} + 2x$ tại điểm ${x_0} = 1$ là :

A. $y = 4x + 2$.

B. $y = 4x$.

C. $y = 4x – 4$.

D. $y = 4x – 1$.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Có $y’ = 2x + 2 \Rightarrow y’\left( 1 \right) = 4$.

Với ${x_0} = 1 \Rightarrow {y_0} = 3$.

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số là: $y = 4\left( {x – 1} \right) + 3 = 4x – 1$.

Câu 35. Đạo hàm của hàm số $y = \sqrt x + x$ tại điểm ${x_0} = 4$ là:

A. $y’\left( 4 \right) = \frac{3}{2}$.

B. $y’\left( 4 \right) = \frac{9}{2}$.

C. $y’\left( 4 \right) = \frac{5}{4}$.

D. $y’\left( 4 \right) = 6$.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Có $y’ = {(\sqrt x + x)’} = \frac{1}{{2\sqrt x }} + 1$.

Có $y’\left( 4 \right) = \frac{1}{{2\sqrt 4 }} + 1 = \frac{5}{4}$.

III. Lời giải tự luận

Bài 1. (1 điểm) Một thầy giáo có 20 quyển sách khác nhau gồm 7 quyển sách Toán, 5 quyển sách Lí và 8 quyển sách Hóa. Thầy giáo lấy ngẫu nhiên ra 9 quyển sách để tặng cho học sinh. Tính xác suất để thầy giáo để sau khi tặng số sách còn lại của thầy có đủ 3 môn?

Lời giải

Số cách chọn 9 quyển sách bất kì từ 20 quyển sách bằng: $n\left( \Omega \right) = C_{20}^9 = 167960$.

Gọi A là biến cố sau khi tặng số sách còn lại của thầy giáo đủ ba môn

Suy ra $\overline A $ là biến cố sau khi tặng số sách còn lại không đủ cả 3 môn (đồng nghĩa thầy giáo tặng hết một loại sách)

$n\left( {\overline A } \right) = C_7^7 \cdot C_{13}^2 + C_5^5 \cdot C_{15}^4 + C_8^8 \cdot C_{12}^1 = 1455$.

Vậy $P\left( A \right) = 1 – P\left( {\overline A } \right) = 1 – \frac{{n\left( {\overline A } \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}$

$ = 1 – \frac{{1455}}{{167960}} = \frac{{33301}}{{33592}}.$

Bài 2. (1 điểm) Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA$ vuông góc với đáy; $SA = a\sqrt 3 $. Tam giác $ABC$ đều cạnh $a$. Tính khoảng cách $SB$ và $CI$ với $I$ là trung điểm của $AB$.

Lời giải

Vì $\vartriangle ABC$ đều, $I$ là trung điểm của $AB$ nên $CI \bot AB$.

Vì $SA \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SA \bot CI$.

Ta có: $CI \bot AB$ và $CI \bot SA$

$ \Rightarrow CI \bot \left( {SAB} \right)$.

Trong $\left( {SAB} \right)$ kẻ $IH \bot SB$ tại $H$.

Ta có $\left\{ \begin{gathered}
IH \bot SB \hfill \\
IH \bot CI\;\left( {CI \bot \left( {SAB} \right)} \right) \hfill \\
\end{gathered} \right.$$ \Rightarrow d\left( {SB;CI} \right) = IH$

Ta có $ = \frac{a}{2};SB = \sqrt {S{A^2} + A{B^2}} = 2a$

HB vuông tại nên: $I = IB \cdot sin\widehat {IBH} = \frac{a}{2} \cdot \frac{{SA}}{{SB}} = \frac{a}{2} \cdot \frac{{a\sqrt 3 }}{{2a}} = \frac{{\sqrt 3 a}}{4}$

Bài 3. (1 điểm) Cho hàm số $y = – {x^3} + 2x – 2$ có đồ thị $\left( C \right)$. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị $\left( C \right)$ biết tiếp tuyến song song với đường thẳng $\Delta :y = – x – 4$.

Lời giải

$y’ = f’\left( x \right) = – 3{x^2} + 2,\forall x \in \mathbb{R}$.

Giả sử $d$ tiếp xúc với $\left( C \right)$ tại $M\left( {{x_0};{y_0}} \right)$ thì $d$ có hệ số góc là ${k_d} = f’\left( {{x_0}} \right) = – 3{x_0}{\;^2} + 2$.

$d//\Delta \Rightarrow {k_d} = {k_\Delta } \Leftrightarrow – 3x_0^2 + 2 = – 1 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x_0} = 1} \\
{{x_0} = – 1}
\end{array}} \right.$.

${x_0} = 1 \Rightarrow M\left( {1; – 1} \right) \Rightarrow d:y = – x$, thỏa mãn $d//\Delta $.

${x_0} = – 1 \Rightarrow M\left( { – 1; – 3} \right) \Rightarrow d:y = – x – 4$, trường hợp này $d \equiv \Delta $ nên không thỏa mãn.

Vậy có duy nhất một tiếp tuyến thỏa đề bài là $d:y = – x$.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Đề Thi HK2 Toán 11 Kết Nối Tri Thức Giải Chi Tiết-Đề 2
Bài trướcĐề Kiểm Tra Giữa Học Kỳ 2 Toán 8 KNTT Tham Khảo 2023-2024 Có Đáp Án Ma Trận
Bài tiếp theoĐề Giao Lưu HSG Toán 6 Liên Trường Huyện Nga Sơn 2023-2024 Lần 3 Có Đáp Án
de-thi-hk2-toan-11-ket-noi-tri-thuc-giai-chi-tiet-de-2Đề thi HK2 Toán 11 Kết nối tri thức giải chi tiết-Đề 2 rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra học kỳ 2 sắp đến.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments