70 Câu Trắc Nghiệm Về Giới Hạn Của Dãy Số Giải Chi Tiết

0
1935

70 câu trắc nghiệm về giới hạn của dãy số giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu 1: Giá trị của giới hạn $\lim \frac{{ – 3}}{{4{n^2} – 2n + 1}}$ là:

A. $ – \frac{3}{4}.$ B. $ – \infty .$ C. 0. D. $ – 1.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Ta có $\lim \frac{{ – 3}}{{4{n^2} – 2n + 1}} = \lim \frac{{\frac{{ – 3}}{{{n^2}}}}}{{4 – \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}}} = \frac{0}{4} = 0.$

Giải nhanh : Dạng « bậc tử » $ < $ « bậc mẫu » nên kết quả bằng 0.

Câu 2: Giá trị của giới hạn $\lim \frac{{3{n^3} – 2n + 1}}{{4{n^4} + 2n + 1}}$ là:

A. $ + \infty .$ B. 0. C. $\frac{2}{7}.$ D. $\frac{3}{4}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có $\lim \frac{{3{n^3} – 2n + 1}}{{4{n^4} + 2n + 1}} = \lim \frac{{\frac{3}{n} – \frac{2}{{{n^2}}} + \frac{1}{{{n^4}}}}}{{4 + \frac{2}{{{n^3}}} + \frac{1}{{{n^4}}}}} = \frac{0}{4} = 0.$

Giải nhanh : Dạng « bậc tử » $ < $ « bậc mẫu » nên kết quả bằng 0.

Câu 3: Cho hai dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ và $\left( {{v_n}} \right)$ có ${u_n} = \frac{1}{{n + 1}}$ và ${v_n} = \frac{2}{{n + 2}}.$ Khi đó $\lim \frac{{{v_n}}}{{{u_n}}}$ có giá trị bằng:

A. 1. B. 2. C. 0. D. 3.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có $\lim \frac{{{v_n}}}{{{u_n}}} = \lim \frac{{n + 1}}{{n + 2}} = \lim \frac{{1 + \frac{1}{n}}}{{1 + \frac{2}{n}}} = \frac{1}{1} = 1.$

Giải nhanh : $\frac{{n + 1}}{{n + 2}} \sim \frac{n}{n} = 1.$

Câu 4: Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ với ${u_n} = \frac{{an + 4}}{{5n + 3}}$ trong đó $a$ là tham số thực. Để dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ có giới hạn bằng $2$, giá trị của $a$ là:

A. $a = 10.$ B. $a = 8.$ C. $a = 6.$ D. $a = 4.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có $\lim {u_n} = \lim \frac{{an + 4}}{{5n + 3}} = \lim \frac{{a + \frac{4}{n}}}{{5 + \frac{3}{n}}} = \frac{a}{5}.$ Khi đó

$\lim {u_n} = 2 \Leftrightarrow \frac{a}{5} = 2 \Leftrightarrow a = 10$

Giải nhanh : $2 \sim \frac{{an + 4}}{{5n + 3}} \sim \frac{{an}}{{5n}} = \frac{a}{5} \Leftrightarrow a = 10.$

Câu 5: Tính giới hạn $L = \lim \frac{{{n^2} + n + 5}}{{2{n^2} + 1}}.$

A. $L = \frac{3}{2}.$ B. $L = \frac{1}{2}.$ C. $L = 2.$ D. $L = 1.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có $L = \lim \frac{{{n^2} + n + 5}}{{2{n^2} + 1}} = \lim \frac{{1 + \frac{1}{n} + \frac{5}{{{n^2}}}}}{{2 + \frac{1}{{{n^2}}}}} = \frac{1}{2}$

Giải nhanh: $\frac{{{n^2} + n + 5}}{{2{n^2} + 1}} \sim \frac{{{n^2}}}{{2{n^2}}} = \frac{1}{2}.$

Câu 6: Tính giới hạn $L = \lim \frac{{{n^2} – 3{n^3}}}{{2{n^3} + 5n – 2}}.$

A. $L = – \frac{3}{2}.$ B. $L = \frac{1}{5}.$ C. $L = \frac{1}{2}.$ D. $L = 0.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

$L = \lim \frac{{{n^2} – 3{n^3}}}{{2{n^3} + 5n – 2}} = \lim \frac{{\frac{1}{n} – 3}}{{2 + \frac{5}{{{n^2}}} – \frac{2}{{{n^3}}}}} = \frac{{ – 3}}{2}$

Giải nhanh: $\frac{{{n^2} – 3{n^3}}}{{2{n^3} + 5n – 2}} \sim \frac{{ – 3{n^3}}}{{2{n^3}}} = – \frac{3}{2}.$

Câu 7: Tìm tất cả các giá trị của tham số $a$ để $L = \lim \frac{{5{n^2} – 3a{n^4}}}{{\left( {1 – a} \right){n^4} + 2n + 1}} > 0.$

A. $a \leqslant 0;\,a \geqslant 1.$ B. $0 < a < 1.$ C. $a < 0;\,\,a > 1.$ D. $0 \leqslant a < 1.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

$L = \lim \frac{{5{n^2} – 3a{n^4}}}{{\left( {1 – a} \right){n^4} + 2n + 1}} = \lim \frac{{\frac{5}{{{n^2}}} – 3a}}{{\left( {1 – a} \right) + \frac{2}{{{n^3}}} + \frac{1}{{{n^4}}}}} = \frac{{ – 3a}}{{\left( {1 – a} \right)}} > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
a < 0 \hfill \\
a > 1 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Câu 8: Tính giới hạn $L = \lim \frac{{\left( {2n – {n^3}} \right)\left( {3{n^2} + 1} \right)}}{{\left( {2n – 1} \right)\left( {{n^4} – 7} \right)}}.$

A. $L = – \frac{3}{2}.$ B. $L = 1.$ C. $L = 3.$ D. $L = + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có

$L = \lim \frac{{\left( {2n – {n^3}} \right)\left( {3{n^2} + 1} \right)}}{{\left( {2n – 1} \right)\left( {{n^4} – 7} \right)}} = \lim \frac{{{n^3}\left( {\frac{2}{{{n^2}}} – 1} \right).{n^2}\left( {3 + \frac{1}{{{n^2}}}} \right)}}{{n\left( {2 – \frac{1}{n}} \right).{n^4}\left( {1 – \frac{7}{{{n^4}}}} \right)}}$

$ = \lim \frac{{\left( {\frac{2}{{{n^2}}} – 1} \right)\left( {3 + \frac{1}{{{n^2}}}} \right)}}{{\left( {2 – \frac{1}{n}} \right)\left( {1 – \frac{7}{{{n^4}}}} \right)}} = \frac{{ – 1.3}}{{2.1}} = – \frac{3}{2}$

Giải nhanh: $\frac{{\left( {2n – {n^3}} \right)\left( {3{n^2} + 1} \right)}}{{\left( {2n – 1} \right)\left( {{n^4} – 7} \right)}} \sim \frac{{ – {n^3}.3{n^2}}}{{2n.{n^4}}} = – \frac{3}{2}.$

Câu 9: Kết quả của giới hạn $\lim \frac{{{n^3} – 2n}}{{1 – 3{n^2}}}$ là:

A. $ – \frac{1}{3}.$ B. $ + \infty .$ C. $ – \infty .$ D. $\frac{2}{3}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

$\lim \frac{{{n^3} – 2n}}{{1 – 3{n^2}}} = \lim \frac{{{n^3}\left( {1 – \frac{2}{{{n^2}}}} \right)}}{{{n^2}\left( {\frac{1}{{{n^2}}} – 3} \right)}} = \lim n.\frac{{1 – \frac{2}{{{n^2}}}}}{{\frac{1}{{{n^2}}} – 3}}.$ Ta có

$\left\{ \begin{gathered}
\lim n = + \infty \hfill \\
\lim \frac{{1 – \frac{2}{{{n^2}}}}}{{\frac{1}{{{n^2}}} – 3}} = – \frac{1}{3} < 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow[{}]{}im\frac{{{n^3} – 2n}}{{1 – 3{n^2}}} = \lim n.\frac{{1 – \frac{2}{{{n^2}}}}}{{\frac{1}{{{n^2}}} – 3}} = – \infty $

Giải nhanh : $\frac{{{n^3} – 2n}}{{1 – 3{n^2}}} \sim \frac{{{n^3}}}{{ – 3{n^2}}} = – \frac{1}{3}n\xrightarrow[{}]{} – \infty .$

Câu 10: Kết quả của giới hạn $\lim \frac{{2n + 3{n^3}}}{{4{n^2} + 2n + 1}}$ là:

A. $\frac{3}{4}.$ B. $ + \infty .$ C. 0 D. $\frac{5}{7}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\lim \frac{{2n + 3{n^3}}}{{4{n^2} + 2n + 1}} = \lim \frac{{{n^3}\left( {\frac{2}{{{n^2}}} + 3} \right)}}{{{n^2}\left( {4 + \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} \right)}}$

$ = \lim n.\frac{{\frac{2}{{{n^2}}} + 3}}{{4 + \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}}}$

Ta có

$\left\{ \begin{gathered}
\lim n = + \infty \hfill \\
\lim \frac{{\frac{2}{{{n^2}}} + 3}}{{4 + \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}}} = \frac{3}{4} > 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$\xrightarrow[{}]{}im\frac{{2n + 3{n^3}}}{{4{n^2} + 2n + 1}} = \lim n.\frac{{\frac{2}{{{n^2}}} + 3}}{{4 + \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}}} = + \infty $

Giải nhanh : $\frac{{2n + 3{n^3}}}{{4{n^2} + 2n + 1}} \sim \frac{{3{n^3}}}{{4{n^2}}} = \frac{3}{4}.n\xrightarrow[{}]{} + \infty .$

Câu 11: Kết quả của giới hạn $\lim \frac{{3n – {n^4}}}{{4n – 5}}$ là:

A. $0.$ B. $ + \infty .$ C. $ – \infty .$ D. $\frac{3}{4}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

$\lim \frac{{3n – {n^4}}}{{4n – 5}} = \lim \frac{{{n^4}\left( {\frac{3}{{{n^3}}} – 1} \right)}}{{n\left( {4 – \frac{5}{n}} \right)}} = \lim {n^3}.\frac{{\frac{3}{{{n^3}}} – 1}}{{4 – \frac{5}{n}}}.$
Ta có

$\left\{ \begin{gathered}
\lim {n^3} = + \infty \hfill \\
\lim \frac{{\frac{3}{{{n^3}}} – 1}}{{4 – \frac{5}{n}}} = – \frac{1}{4} < 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$\xrightarrow[{}]{}\lim \frac{{3n – {n^4}}}{{4n – 5}} = \operatorname{l} \lim {n^3}.\frac{{\frac{3}{{{n^3}}} – 1}}{{4 – \frac{5}{n}}} = – \infty $

Giải nhanh : $\frac{{3n – {n^4}}}{{4n – 5}} \sim \frac{{ – {n^4}}}{{4n}} = – \frac{1}{4}.{n^3}\xrightarrow[{}]{} – \infty .$

Câu 12: Trong các giới hạn sau đây, giới hạn nào bằng 0?

A. $\lim \frac{{3 + 2{n^3}}}{{2{n^2} – 1}}.$ B. $\lim \frac{{2{n^2} – 3}}{{ – 2{n^3} – 4}}.$ C. $\lim \frac{{2n – 3{n^3}}}{{ – 2{n^2} – 1}}.$ D. $\lim \frac{{2{n^2} – 3{n^4}}}{{ – 2{n^4} + {n^2}}}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

. Theo dấu hiệu ở đã nêu ở phần Chú ý trên thì ta chọn giới hạn nào rơi vào trường hợp « bậc tử » $ < $ « bậc mẫu » !

$\lim \frac{{3 + 2{n^3}}}{{2{n^2} – 1}} = + \infty $ : « bậc tử » $ > $ « bậc mẫu » và ${a_m}{b_k} = 2.2 = 4 > 0.$

$\lim \frac{{2{n^2} – 3}}{{ – 2{n^3} – 4}} = 0$ : « bậc tử » $ < $ « bậc mẫu ».

$\lim \frac{{2n – 3{n^3}}}{{ – 2{n^2} – 1}} = + \infty $ : « bậc tử » $ > $ « bậc mẫu » và ${a_n}{b_k} = \left( { – 3} \right).\left( { – 2} \right) > 0.$

$\lim \frac{{2{n^2} – 3{n^4}}}{{ – 2{n^4} + {n^2}}} = \frac{{ – 3}}{{ – 2}} = \frac{3}{2}$ : « bậc tử » $ = $ « bậc mẫu » và $\frac{{{a_m}}}{{{b_k}}} = \frac{{ – 3}}{{ – 2}} = \frac{3}{2}.$

Câu 13: Dãy số nào sau đây có giới hạn là $ – \infty ?$

A. $\frac{{1 + 2n}}{{5n + 5{n^2}}}.$ B. ${u_n} = \frac{{{n^3} + 2n – 1}}{{ – n + 2{n^3}}}.$ C. ${u_n} = \frac{{2{n^2} – 3{n^4}}}{{{n^2} + 2{n^3}}}.$ D. ${u_n} = \frac{{{n^2} – 2n}}{{5n + 1}}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Ta chọn đáp án dạng « bậc tử » $ = $ « bậc mẫu » và ${a_m}{b_k} < 0.$

${u_n} = \frac{{2{n^2} – 3{n^4}}}{{{n^2} + 2{n^3}}}$ : « bậc tử » $ > $ « bậc mẫu » và ${a_m}{b_k} = – 3.2 = – 6 < 0\xrightarrow[{}]{}\lim {u_n} = – \infty .$

Chú ý : (i) $\lim \left( {{a_m}{n^m} + {a_{n – 1}}{n^{m – 1}} + \cdots + {a_1}n + {a_0}} \right) = \left\{ \begin{gathered}
+ \infty \,\,\,\,khi\,\,{a_n} > 0 \hfill \\
– \infty \,\,\,\,khi\,\,{a_n} < 0 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

(ii) Giả sử $\,\left| q \right| > \max \left\{ {\left| {{q_i}} \right|:i = 1;2 \ldots ;m} \right\}$ thì

$\lim \left( {a.{q^n} + {a_m}q_m^n + \cdots + {a_1}q_1^n + {a_0}} \right) = \left\{ \begin{gathered}
{a_0}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,\left| q \right| < 1 \hfill \\
+ \infty \,\,\,\,\,khi\,\,\,a > 0,\,\,q > 1 \hfill \\
– \infty \,\,\,\,\,khi\,\,a < 0,\,\,q > 1 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Ta dùng « dấu hiệu nhanh » này để đưa ra kết quả nhanh chóng cho các bài sau.

Câu 14: Tính giới hạn $L = \lim \left( {3{n^2} + 5n – 3} \right).$

A. $L = 3.$ B. $L = – \infty .$ C. $L = 5.$ D. $L = + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

. $L = \lim \left( {3{n^2} + 5n – 3} \right) = \lim {n^2}\left( {2 + \frac{5}{n} – \frac{3}{{{n^2}}}} \right) = + \infty $ vì $\left\{ \begin{gathered}
\lim {n^2} = + \infty \hfill \\
\lim \left( {2 + \frac{5}{n} – \frac{3}{{{n^2}}}} \right) = 2 > 0 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Giải nhanh :$3{n^2} + 5n – 3 \sim 3{n^2}\xrightarrow[{}]{} + \infty .$

Câu 15: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số $a$ thuộc khoảng $\left( { – 10;10} \right)$ để $L = \lim \left( {5n – 3\left( {{a^2} – 2} \right){n^3}} \right) = – \infty $.

A. 17. B. 3. C. 5. D. 10.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có

$\lim \left( {5n – 3\left( {{a^2} – 2} \right){n^3}} \right) = \lim {n^3}\left( {\frac{5}{{{n^2}}} – 3\left( {{a^2} – 2} \right)} \right) = – \infty $

$ \Leftrightarrow \lim \left( {\frac{5}{{{n^2}}} – 3\left( {{a^2} – 2} \right)} \right) = {a^2} – 2 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
a < – \sqrt 2 \hfill \\
a > \sqrt 2 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Câu 16: Tính giới hạn $\lim \left( {3{n^4} + 4{n^2} – n + 1} \right).$

A. $L = 7.$ B. $L = – \infty .$ C. $L = 3.$ D. $L = + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Ta có

$\lim \left( {3{n^4} + 4{n^2} – n + 1} \right) = \lim {n^4}\left( {3 + \frac{4}{{{n^2}}} – \frac{1}{{{n^3}}} + \frac{1}{{{n^4}}}} \right) = + \infty $ vì $\left\{ \begin{gathered}
\lim {n^4} = + \infty \hfill \\
\lim \left( {3 + \frac{4}{{{n^2}}} – \frac{1}{{{n^3}}} + \frac{1}{{{n^4}}}} \right) = 3 > 0 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Giải nhanh : $3{n^4} + 4{n^2} – n + 1 \sim 3{n^4}\xrightarrow[{}]{} + \infty .$

Câu 17: Giá trị của giới hạn $\lim \left( {\sqrt {n + 5} – \sqrt {n + 1} } \right)$ bằng:

A. $0.$ B. $1.$ C. $3.$ D. $5.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

$\sqrt {n + 5} – \sqrt {n + 1} \sim \sqrt n – \sqrt n = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt {n + 5} – \sqrt {n + 1} } \right) = \lim \frac{4}{{\sqrt {n + 5} + \sqrt {n + 1} }} = 0$

Câu 18: Giá trị của giới hạn $\lim \left( {\sqrt {{n^2} – 1} – \sqrt {3{n^2} + 2} } \right)$ là:

A. $ – 2.$ B. $0.$ C. $ – \infty .$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

$\lim \left( {\sqrt {{n^2} – 1} – \sqrt {3{n^2} + 2} } \right) = \lim n\left( {\sqrt {1 – \frac{1}{{{n^2}}}} – \sqrt {3 + \frac{2}{{{n^2}}}} } \right) = – \infty $ vì

$\lim n = + \infty ,\,\,\lim \left( {\sqrt {1 – \frac{1}{{{n^2}}}} – \sqrt {3 + \frac{2}{{{n^2}}}} } \right) = 1 – \sqrt 3 < 0.$

Giải nhanh : $\sqrt {{n^2} – 1} – \sqrt {3{n^2} + 2} \sim \sqrt {{n^2}} – \sqrt {3{n^2}} = \left( {1 – \sqrt 3 } \right)n\xrightarrow[{}]{} – \infty .$

Câu 19: Giá trị của giới hạn $\lim \left( {\sqrt {{n^2} + 2n} – \sqrt {{n^2} – 2n} } \right)$ là:

A. $1.$ B. $2.$ C. $4.$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\sqrt {{n^2} + 2n} – \sqrt {{n^2} – 2n} \sim \sqrt {{n^2}} – \sqrt {{n^2}} = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt {{n^2} + 2n} – \sqrt {{n^2} – 2n} } \right) = \lim \frac{{4n}}{{\sqrt {{n^2} + 2n} + \sqrt {{n^2} – 2n} }}$

$ = \lim \frac{4}{{\sqrt {1 + \frac{2}{n}} + \sqrt {1 – \frac{2}{n}} }} = 2$

Giải nhanh : $\sqrt {{n^2} + 2n} – \sqrt {{n^2} – 2n} = \frac{{4n}}{{\sqrt {{n^2} + 2n} + \sqrt {{n^2} – 2n} }} \sim \frac{{4n}}{{\sqrt {{n^2}} + \sqrt {{n^2}} }} = 2.$

Câu 20: Có bao nhiêu giá trị của $a$ để $\lim \left( {\sqrt {{n^2} + {a^2}n} – \sqrt {{n^2} + \left( {a + 2} \right)n + 1} } \right) = 0.$

A. $0.$ B. 2. C. $1.$ D. 3.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\sqrt {{n^2} + {a^2}n} – \sqrt {{n^2} + \left( {a + 2} \right)n + 1} \sim \sqrt {{n^2}} – \sqrt {{n^2}} = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp:

Ta có $\lim \left( {\sqrt {{n^2} + {a^2}n} – \sqrt {{n^2} + \left( {a + 2} \right)n + 1} } \right) = \lim \frac{{\left( {{a^2} – a – 2} \right)n – 1}}{{\sqrt {{n^2} + n} + \sqrt {{n^2} + 1} }}$

$ = \lim \frac{{{a^2} – a – 2 – \frac{1}{n}}}{{\sqrt {1 + \frac{1}{n}} + \sqrt {1 + \frac{1}{{{n^2}}}} }} = \frac{{{a^2} – a – 2}}{2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
a = – 1 \hfill \\
a = 2 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Câu 21: Giá trị của giới hạn $\lim \left( {\sqrt {2{n^2} – n + 1} – \sqrt {2{n^2} – 3n + 2} } \right)$ là:

A. $0.$ B. $\frac{{\sqrt 2 }}{2}.$ C. $ – \infty .$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\sqrt {2{n^2} – n + 1} – \sqrt {2{n^2} – 3n + 2} \sim \sqrt {2{n^2}} – \sqrt {2{n^2}} = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt {2{n^2} – n + 1} – \sqrt {2{n^2} – 3n + 2} } \right) = \lim \frac{{2n – 1}}{{\sqrt {2{n^2} – n + 1} + \sqrt {2{n^2} – 3n + 2} }}$

$ = \lim \frac{{2 – \frac{1}{n}}}{{\sqrt {2 – \frac{1}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} + \sqrt {2 – \frac{3}{n} + \frac{2}{{{n^2}}}} }} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}$

Giải nhanh :

$\sqrt {2{n^2} – n + 1} – \sqrt {2{n^2} – 3n + 2} $

$ = \frac{{2n – 1}}{{\sqrt {2{n^2} – n + 1} + \sqrt {2{n^2} – 3n + 2} }} \sim \frac{{2n}}{{\sqrt {2{n^2}} + \sqrt {2{n^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}$

Câu 22: Giá trị của giới hạn $\lim \left( {\sqrt {{n^2} + 2n – 1} – \sqrt {2{n^2} + n} } \right)$ là:

A. $ – 1.$ B. $1 – \sqrt 2 .$ C. $ – \infty .$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Giải nhanh :$\sqrt {{n^2} + 2n – 1} – \sqrt {2{n^2} + n} \sim \sqrt {{n^2}} – \sqrt {2{n^2}} = \left( {1 – \sqrt 2 } \right)n\xrightarrow[{}]{} – \infty .$

Cụ thể : $\lim \left( {\sqrt {{n^2} + 2n – 1} – \sqrt {2{n^2} + n} } \right) = \lim n.\left( {\sqrt {1 + \frac{2}{n} – \frac{1}{{{n^2}}}} – \sqrt {2 + \frac{1}{n}} } \right) = – \infty $

$\lim n = + \infty ,\,\,\lim \left( {\sqrt {1 + \frac{2}{n} – \frac{1}{{{n^2}}}} – \sqrt {2 + \frac{1}{n}} } \right) = 1 – \sqrt 2 < 0$

Câu 23: Có bao nhiêu giá trị nguyên của $a$ thỏa $\lim \left( {\sqrt {{n^2} – 8n} – n + {a^2}} \right) = 0$.

A. $0.$ B. 2. C. 1. D. Vô số.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Nếu $\sqrt {{n^2} – 8n} – n + {a^2} \sim \sqrt {{n^2}} – n = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

Ta có $\lim \left( {\sqrt {{n^2} – 8n} – n + {a^2}} \right) = \lim \frac{{\left( {2{a^2} – 8} \right)n}}{{\sqrt {{n^2} + n} + n}} = \lim \frac{{2{a^2} – 8}}{{\sqrt {1 + \frac{1}{n}} + 1}}$

$ = {a^2} – 4 = 0 \Leftrightarrow a = \pm 2.$

Câu 24: Giá trị của giới hạn $\lim \left( {\sqrt {{n^2} – 2n + 3} – n} \right)$ là:

A. $ – 1.$ B. $0.$ C. $1.$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

$\sqrt {{n^2} – 2n + 3} – n \sim \sqrt {{n^2}} – n = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt {{n^2} – 2n + 3} – n} \right) = \lim \frac{{ – 2n + 3}}{{\sqrt {{n^2} – 2n + 3} + n}}$

$ = \lim \frac{{ – 2 + \frac{3}{n}}}{{\sqrt {1 – \frac{2}{n} + \frac{3}{{{n^2}}}} + 1}} = – 1$

Giải nhanh : $\sqrt {{n^2} – 2n + 3} – n = \frac{{ – 2n + 3}}{{\sqrt {{n^2} – 2n + 3} + n}} \sim \frac{{ – 2n}}{{\sqrt {{n^2}} + n}} = – 1.$

Câu 25: Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ với ${u_n} = \sqrt {{n^2} + an + 5} – \sqrt {{n^2} + 1} $, trong đó $a$ là tham số thực. Tìm $a$ để $\lim {u_n} = – 1.$

A. $3.$ B. $2.$ C. $ – 2.$ D. $ – 3.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

$\sqrt {{n^2} + an + 5} – \sqrt {{n^2} + 1} \sim \sqrt {{n^2}} – \sqrt {{n^2}} = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$ – 1 = \lim {u_n} = \lim \left( {\sqrt {{n^2} + an + 5} – \sqrt {{n^2} + 1} } \right)$

$ = \lim \frac{{an + 4}}{{\sqrt {{n^2} + an + 5} + \sqrt {{n^2} + 1} }}$

$ = \lim \frac{{a + \frac{4}{n}}}{{\sqrt {1 + \frac{a}{n} + \frac{5}{{{n^2}}}} + \sqrt {1 + \frac{1}{{{n^2}}}} }} = \frac{a}{2} \Leftrightarrow a = – 2.$

Giải nhanh :

$ – 1 \sim \sqrt {{n^2} + an + 5} – \sqrt {{n^2} + 1} = \frac{{an + 4}}{{\sqrt {{n^2} + an + 5} + \sqrt {{n^2} + 1} }} \sim \frac{{an}}{{\sqrt {{n^2}} + \sqrt {{n^2}} }} = \frac{a}{2} \Leftrightarrow a = – 2.$

Câu 26: Giá trị của giới hạn $\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^3} + 1}} – \sqrt[3]{{{n^3} + 2}}} \right)$ bằng:

A. $3.$ B. $2.$ C. $0.$ D. $1.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

$\sqrt[3]{{{n^3} + 1}} – \sqrt[3]{{{n^3} + 2}} \sim \sqrt[3]{{{n^3}}} – \sqrt[3]{{{n^3}}} = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^3} + 1}} – \sqrt[3]{{{n^3} + 2}}} \right) = \lim \frac{{ – 1}}{{\sqrt[3]{{{{\left( {{n^3} + 1} \right)}^2}}} + \sqrt[3]{{{n^3} + 1}}.\sqrt[3]{{{n^3} + 2}} + \sqrt[3]{{\left( {{n^3} + 2} \right)}}}} = 0.$

Câu 27: Giá trị của giới hạn $\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^3} – 2{n^2}}} – n} \right)$ bằng:

A. $\frac{1}{3}.$ B. $ – \frac{2}{3}.$ C. $0.$ D. $1.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\sqrt[3]{{{n^3} – 2{n^2}}} – n \sim \sqrt[3]{{{n^3}}} – n = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^3} – 2{n^2}}} – n} \right) = \lim \frac{{ – 2{n^2}}}{{\sqrt[3]{{{{\left( {{n^3} – 2{n^2}} \right)}^2}}} + n.\sqrt[3]{{{n^3} – 2{n^2}}} + {n^2}}}$

$ = \lim \frac{{ – 2}}{{\sqrt[3]{{{{\left( {1 – \frac{2}{n}} \right)}^2}}} + \sqrt[3]{{1 – \frac{2}{n}}} + 1}} = – \frac{2}{3}$

Giải nhanh : $\sqrt[3]{{{n^3} – 2{n^2}}} – n = \frac{{ – 2{n^2}}}{{\sqrt[3]{{{{\left( {{n^3} – 2{n^2}} \right)}^2}}} + n.\sqrt[3]{{{n^3} – 2{n^2}}} + {n^2}}}$

$ \sim \frac{{ – 2{n^2}}}{{\sqrt[3]{{{n^6}}} + n.\sqrt[3]{{{n^3}}} + {n^2}}} = – \frac{2}{3}$

Câu 28: Giá trị của giới hạn $\lim \left[ {\sqrt n \left( {\sqrt {n + 1} – \sqrt {n – 1} } \right)} \right]$ là:

A. $ – 1.$ B. $ + \infty .$ C. $0.$ D. $1.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

$\sqrt n \left( {\sqrt {n + 1} – \sqrt {n – 1} } \right) \sim \sqrt n \left( {\sqrt n – \sqrt n } \right) = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \sqrt n \left( {\sqrt {n + 1} – \sqrt {n – 1} } \right) = \lim \frac{{2\sqrt n }}{{\sqrt {n + 1} + \sqrt {n – 1} }} = \lim \frac{2}{{\sqrt {1 + \frac{1}{n}} + \sqrt {1 – \frac{1}{n}} }} = 1$

Giải nhanh : $\sqrt n \left( {\sqrt {n + 1} – \sqrt {n – 1} } \right) = \frac{{2\sqrt n }}{{\sqrt {n + 1} + \sqrt {n – 1} }} \sim \frac{{2\sqrt n }}{{\sqrt n + \sqrt n }} = 1.$

Câu 29: Giá trị của giới hạn $\lim \left[ {n\left( {\sqrt {{n^2} + 1} – \sqrt {{n^2} – 3} } \right)} \right]$ bằng:

A. $ – 1.$ B. $2.$ C. $4.$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$n\left( {\sqrt {{n^2} + 1} – \sqrt {{n^2} – 3} } \right) \sim n\left( {\sqrt {{n^2}} – \sqrt {{n^2}} } \right) = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim n\left( {\sqrt {{n^2} + 1} – \sqrt {{n^2} – 3} } \right) = \lim \frac{{4n}}{{\sqrt {{n^2} + 1} + \sqrt {{n^2} – 3} }}$

$ = \lim \frac{4}{{\sqrt {1 + \frac{1}{{{n^2}}}} + \sqrt {1 – \frac{3}{{{n^2}}}} }} = 2$

Giải nhanh : $n\left( {\sqrt {{n^2} + 1} – \sqrt {{n^2} – 3} } \right) = \frac{{4n}}{{\sqrt {{n^2} + 1} + \sqrt {{n^2} – 3} }} \sim \frac{{4n}}{{\sqrt {{n^2}} + \sqrt {{n^2}} }} = 2.$

Câu 30: Giá trị của giới hạn $\lim \left[ {n\left( {\sqrt {{n^2} + n + 1} – \sqrt {{n^2} + n – 6} } \right)} \right]$ là:

A. $\sqrt 7 – 1.$ B. $3.$ C. $\frac{7}{2}.$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

$n\left( {\sqrt {{n^2} + n + 1} – \sqrt {{n^2} + n – 6} } \right) \sim n\left( {\sqrt {{n^2}} – \sqrt {{n^2}} } \right) = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim n\left( {\sqrt {{n^2} + n + 1} – \sqrt {{n^2} + n – 6} } \right) = \lim \frac{{7n}}{{\sqrt {{n^2} + n + 1} + \sqrt {{n^2} + n – 6} }}$

$ = \lim \frac{7}{{\sqrt {1 + \frac{1}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} + \sqrt {1 + \frac{1}{n} – \frac{6}{{{n^2}}}} }} = \frac{7}{2}$

Giải nhanh : $n\left( {\sqrt {{n^2} + n + 1} – \sqrt {{n^2} + n – 6} } \right)$

$ = \frac{{7n}}{{\sqrt {{n^2} + n + 1} + \sqrt {{n^2} + n – 6} }} \sim \frac{{7n}}{{\sqrt {{n^2}} + \sqrt {{n^2}} }} = \frac{7}{2}$

Câu 31: Giá trị của giới hạn $\lim \frac{1}{{\sqrt {{n^2} + 2} – \sqrt {{n^2} + 4} }}$ là:

A. $1.$ B. $0.$ C. $ – \infty .$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

$\sqrt {{n^2} + 2} – \sqrt {{n^2} + 4} \sim \sqrt {{n^2}} – \sqrt {{n^2}} = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \frac{1}{{\sqrt {{n^2} + 2} – \sqrt {{n^2} + 4} }} = \lim – \frac{1}{2}\left( {\sqrt {{n^2} + 2} + \sqrt {{n^2} + 4} } \right)$

$ = \lim n.\left[ { – \frac{1}{2}\left( {\sqrt {1 + \frac{2}{{{n^2}}}} + \sqrt {1 + \frac{4}{{{n^2}}}} } \right)} \right] = – \infty $

vì $\lim n = + \infty ,\,\,\lim \left[ { – \frac{1}{2}\left( {\sqrt {1 + \frac{2}{{{n^2}}}} + \sqrt {1 + \frac{4}{{{n^2}}}} } \right)} \right] = – 1 < 0$

Giải nhanh :

$\frac{1}{{\sqrt {{n^2} + 2} – \sqrt {{n^2} + 4} }} = – \frac{1}{2}\left( {\sqrt {{n^2} + 2} + \sqrt {{n^2} + 4} } \right)$

$ \sim – \frac{1}{2}\left( {\sqrt {{n^2}} + \sqrt {{n^2}} } \right) = – n\xrightarrow[{}]{} – \infty $

Câu 32: Giá trị của giới hạn $\lim \frac{{\sqrt {9{n^2} – n} – \sqrt {n + 2} }}{{3n – 2}}$ là:

A. $1.$ B. $0.$ C. $3.$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

$\sqrt {9{n^2} – n} – \sqrt {n + 2} \sim \sqrt {9{n^2}} = 3n\not = 0\xrightarrow[{}]{}$giải nhanh :

$\frac{{\sqrt {9{n^2} – n} – \sqrt {n + 2} }}{{3n – 2}} \sim \frac{{\sqrt {9{n^2}} }}{{3n}} = 1$

Cụ thể : $\lim \frac{{\sqrt {9{n^2} – n} – \sqrt {n + 2} }}{{3n – 2}} = $

$\lim \frac{{\sqrt {9 – \frac{1}{n}} – \sqrt {\frac{1}{n} + \frac{2}{{{n^2}}}} }}{{3 – \frac{2}{n}}} = \frac{{\sqrt 9 }}{3} = 1$

Câu 33: Giá trị của giới hạn $\lim \frac{1}{{\sqrt[3]{{{n^3} + 1}} – n}}$ là:

A. $2.$ B. $0.$ C. $ – \infty .$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\sqrt[3]{{{n^3} + 1}} – n \sim \sqrt[3]{{{n^3}}} – n = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^3} + 1}} – n} \right) = \lim \frac{1}{{\sqrt[3]{{{{\left( {{n^3} + 1} \right)}^2}}} + n\sqrt[3]{{{n^3} + 1}} + {n^2}}} = 0$

Câu 34: Kết quả của giới hạn $\lim \frac{{2 – {5^{n + 2}}}}{{{3^n} + {{2.5}^n}}}$ bằng:

A. $ – \frac{{25}}{2}.$ B. $\frac{5}{2}.$ C. $1.$ D. $ – \frac{5}{2}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Cụ thể : $\lim \frac{{2 – {5^{n + 2}}}}{{{3^n} + {{2.5}^n}}} = \lim \frac{{2{{\left( {\frac{1}{5}} \right)}^n} – 25}}{{{{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^n} + 2}} = – \frac{{25}}{2}.$

Giải nhanh : $\frac{{2 – {5^{n + 2}}}}{{{3^n} + {{2.5}^n}}} \sim \frac{{ – {5^{n + 2}}}}{{{{2.5}^n}}} = – \frac{{25}}{2}$

Câu 35: Kết quả của giới hạn $\lim \frac{{{3^n} – 1}}{{{2^n} – {{2.3}^n} + 1}}$ bằng:

A. $ – 1.$ B. $ – \frac{1}{2}.$ C. $\frac{1}{2}.$ D. $\frac{3}{2}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Giải nhanh : $\frac{{{3^n} – 1}}{{{2^n} – {{2.3}^n} + 1}} \sim \frac{{{3^n}}}{{ – {{2.3}^n}}} = – \frac{1}{2}$

Cụ thể : $\lim \frac{{{3^n} – 1}}{{{2^n} – {{2.3}^n} + 1}} = \lim \frac{{1 – {{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^n}}}{{{{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n} – 2 + {{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^n}}} = – \frac{1}{2}.$

Câu 36: Biết rằng $\lim \left( {\frac{{{{\left( {\sqrt 5 } \right)}^n} – {2^{n + 1}} + 1}}{{{{5.2}^n} + {{\left( {\sqrt 5 } \right)}^{n + 1}} – 3}} + \frac{{2{n^2} + 3}}{{{n^2} – 1}}} \right) = \frac{{a\sqrt 5 }}{b} + c$ với $a,\,\,b,\,\,c \in \mathbb{Z}.$ Tính giá trị của biểu thức $S = {a^2} + {b^2} + {c^2}.$

A. $S = 26.$ B. $S = 30.$ C. $S = 21.$ D. $S = 31.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\lim \left( {\frac{{{{\left( {\sqrt 5 } \right)}^n} – {2^{n + 1}} + 1}}{{{{5.2}^n} + {{\left( {\sqrt 5 } \right)}^{n + 1}} – 3}} + + \frac{{2{n^2} + 3}}{{{n^2} – 1}}} \right)$

$ = \lim \left( {\frac{{1 – 2.{{\left( {\frac{2}{{\sqrt 5 }}} \right)}^n} + {{\left( {\frac{1}{{\sqrt 5 }}} \right)}^n}}}{{5.{{\left( {\frac{2}{{\sqrt 5 }}} \right)}^n} + \sqrt 5 – .{{\left( {\frac{1}{{\sqrt 5 }}} \right)}^n}}} + \frac{{2 + \frac{3}{{{n^2}}}}}{{1 – \frac{1}{{{n^2}}}}}} \right)$

$ = \frac{1}{{\sqrt 5 }} + 2 = \frac{{\sqrt 5 }}{5} + 2.$

Giải nhanh :

$\frac{{{{\left( {\sqrt 5 } \right)}^n} – {2^{n + 1}} + 1}}{{{{5.2}^n} + {{\left( {\sqrt 5 } \right)}^{n + 1}} – 3}} + \frac{{2{n^2} + 3}}{{{n^2} – 1}} \sim \frac{{{{\left( {\sqrt 5 } \right)}^n}}}{{{{\left( {\sqrt 5 } \right)}^{n + 1}}}} + \frac{{2{n^2}}}{{{n^2}}}$

$ = \frac{1}{{\sqrt 5 }} + 2 = \frac{{\sqrt 5 }}{5} + 2\xrightarrow[{}]{}\left\{ \begin{gathered}
a = 1 \hfill \\
b = 5 \hfill \\
c = 2 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Vậy $S = {1^2} + {5^2} + {2^2} = 30.$

Câu 37: Kết quả của giới hạn $\lim \frac{{{\pi ^n} + {3^n} + {2^{2n}}}}{{3{\pi ^n} – {3^n} + {2^{2n + 2}}}}$ là:

A. $1.$ B. $\frac{1}{3}.$ C. $ + \infty .$ D. $\frac{1}{4}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Giải nhanh: $\frac{{{\pi ^n} + {3^n} + {2^{2n}}}}{{3{\pi ^n} – {3^n} + {2^{2n + 2}}}} = \frac{{{\pi ^n} + {3^n} + {4^n}}}{{3{\pi ^n} – {3^n} + {{4.4}^n}}} \sim \frac{{{4^n}}}{{{{4.4}^n}}} = \frac{1}{4}$

Cụ thể : $\lim \frac{{{\pi ^n} + {3^n} + {2^{2n}}}}{{3{\pi ^n} – {3^n} + {2^{2n + 2}}}} = \lim \frac{{{{\left( {\frac{\pi }{4}} \right)}^n} + {{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^n} + 1}}{{3.{{\left( {\frac{\pi }{4}} \right)}^n} – 3.{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^n} + 4}} = \frac{1}{4}.$

Câu 38: Kết quả của giới hạn $\lim \left[ {{3^n} – {{\sqrt 5 }^n}} \right]$ là:

A. $3.$ B. $ – \sqrt 5 .$ C. $ – \infty .$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Giải nhanh : Vì $3 > \sqrt 5 $ nên ${3^n} – {\sqrt 5 ^n} \sim {3^n}\xrightarrow[{}]{} + \infty .$

Cụ thể : $\lim \left[ {{3^n} – {{\sqrt 5 }^n}} \right] = \lim {3^n}\left( {1 – {{\left( {\frac{{\sqrt 5 }}{3}} \right)}^n}} \right) = + \infty $ vì $\left\{ \begin{gathered}
\lim {3^n} = + \infty \hfill \\
\lim 1 – {\left( {\frac{{\sqrt 5 }}{3}} \right)^n} = 1 > 0 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Câu 39: Kết quả của giới hạn $\lim \left( {{3^4}{{.2}^{n + 1}} – {{5.3}^n}} \right)$ là:

A. $\frac{{\sqrt 2 }}{3}.$ B. $ – 1.$ C. $ – \infty .$ D. $\frac{1}{3}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Giải nhanh : ${3^4}{.2^{n + 1}} – {5.3^n} \sim – {5.3^n} = – \infty \,\,\left( { – 5 < 0} \right).$

Cụ thể : $\lim \left( {{3^4}{{.2}^{n + 1}} – {{5.3}^n}} \right) = \lim {3^n}\left( {162.{{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n} – 5} \right) = – \infty $ vì $\left\{ \begin{gathered}
\lim {3^n} = + \infty \hfill \\
\lim \left( {162.{{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n} – 5} \right) = – 5 < 0 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Câu 40: Kết quả của giới hạn $\lim \frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{3.2n + {4^n}}}$ là:

A. $0.$ B. $1.$ C. $ – \infty .$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Giải nhanh : $\frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{3.2n + {4^n}}} \sim \frac{{{3^n}}}{{{4^n}}} = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^n}\xrightarrow[{}]{}0.$

Cụ thể : $0 \leqslant \left| {\frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{3.2n + {4^n}}}} \right| \leqslant \frac{{{{8.3}^{n + 1}}}}{{{4^n}}} = 24.{\left( {\frac{3}{4}} \right)^n}$

$ \to 0\xrightarrow[{}]{}\lim \frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{3.2n + {4^n}}} = 0$

Câu 41: Kết quả của giới hạn $\lim \frac{{{2^{n + 1}} + 3n + 10}}{{3{n^2} – n + 2}}$ là:

A. $ + \infty .$ B. $\frac{2}{3}.$ C. $\frac{3}{2}.$ D. $ – \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có ${2^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k} \Rightarrow {2^n} \geqslant C_n^3 = \frac{{n\left( {n – 1} \right)\left( {n – 2} \right)}}{6} \sim \frac{{{n^3}}}{6}$

$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
\frac{n}{{{2^n}}} \to 0 \hfill \\
\frac{{{2^n}}}{{{n^2}}} \to + \infty \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Khi đó:

$\lim \frac{{{2^{n + 1}} + 3n + 10}}{{3{n^2} – n + 2}} = \lim \frac{{{2^n}}}{{{n^2}}}.\frac{{2 + 3.\frac{n}{{{2^n}}} + 10.{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}}}{{3 – \frac{1}{n} + \frac{2}{{{n^2}}}}} = + \infty $ vì $\left\{ \begin{gathered}
\lim \frac{{{2^n}}}{{{n^2}}} = + \infty \hfill \\
\lim \frac{{2 + 3.\frac{n}{{{2^n}}} + 10.{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}}}{{3 – \frac{1}{n} + \frac{2}{{{n^2}}}}} = \frac{2}{3} > 0 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Câu 42: Tìm tất cả giá trị nguyên của $a$ thuộc $\left( {0;2018} \right)$ để $\lim \sqrt[4]{{\frac{{{4^n} + {2^{n + 1}}}}{{{3^n} + {4^{n + a}}}}}} \leqslant \frac{1}{{1024}}.$

A. $2007.$ B. $2008.$ C. $2017.$ D. $2016.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\lim \sqrt[4]{{\frac{{{4^n} + {2^{n + 1}}}}{{{3^n} + {4^{n + a}}}}}} = \lim \sqrt[4]{{\frac{{1 + 2.{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}}}{{{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^n} + {4^a}}}}} = \sqrt {\frac{1}{{{4^a}}}} = \sqrt {\frac{1}{{{{\left( {{2^a}} \right)}^2}}}} = \frac{1}{{{2^a}}}.$

Giải nhanh: $\sqrt[4]{{\frac{{{4^n} + {2^{n + 1}}}}{{{3^n} + {4^{n + 2}}}}}} \sim \sqrt[4]{{\frac{{{4^n}}}{{{4^{n + a}}}}}} = \frac{1}{{{2^a}}} \leqslant \frac{1}{{1024}}$

$ \Leftrightarrow {2^a} \geqslant 1024 = {2^{10}} \Leftrightarrow a \geqslant 10$

Mà $a \in \left( {0;2018} \right)$ và $a \in \mathbb{Z}$ nên $a \in \left\{ {10;2017} \right\}\xrightarrow[{}]{}$có 2008 giá trị $a.$

Câu 43: Kết quả của giới hạn $\lim \left( {\frac{{\sqrt {{n^2} + 2n} }}{{3n – 1}} + \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}}}{{{3^n}}}} \right)$ bằng:

A. $\frac{{\sqrt 2 }}{3}.$ B. $ – 1.$ C. $\frac{1}{3}.$ D. $ – \frac{1}{3}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Ta có $\lim \left( {\frac{{\sqrt {{n^2} + 2n} }}{{3n – 1}} + \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}}}{{{3^n}}}} \right) = \lim \frac{{\sqrt {{n^2} + 2n} }}{{3n – 1}} + \lim \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}}}{{{3^n}}}.$
Ta có

$\left\{ \begin{gathered}
\lim \frac{{\sqrt {{n^2} + 2n} }}{{3n – 1}} = \lim \frac{{\sqrt {1 + \frac{2}{n}} }}{{3 – \frac{1}{n}}} = \frac{1}{3} \hfill \\
0 \leqslant \left| {\frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}}}{{{3^n}}}} \right| \leqslant {\left( {\frac{1}{3}} \right)^n} \to 0 \Rightarrow \lim \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}}}{{{3^n}}} = 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$ \Rightarrow \lim \left( {\frac{{\sqrt {{n^2} + 2n} }}{{3n – 1}} + \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}}}{{{3^n}}}} \right) = \frac{1}{3}$

Câu 44: Kết quả của giới hạn $\lim \left( {\frac{{\sqrt {3n} + {{\left( { – 1} \right)}^n}\cos 3n}}{{\sqrt n – 1}}} \right)$ bằng:

A. $\frac{{\sqrt 3 }}{2}.$ B. $\sqrt 3 .$ C. $\sqrt 5 .$ D. $ – 1.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$\lim \left( {\frac{{\sqrt {3n} + {{\left( { – 1} \right)}^n}\cos 3n}}{{\sqrt n – 1}}} \right) = \lim \left( {\frac{{\sqrt {3n} }}{{\sqrt n – 1}} + \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}\cos 3n}}{{\sqrt n }}} \right).$
Ta có :

$\left\{ \begin{gathered}
\lim \frac{{\sqrt {3n} }}{{\sqrt n – 1}} = \frac{{\sqrt 3 }}{1} = \sqrt 3 \hfill \\
0 \leqslant \left| {\frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}\cos 3n}}{{\sqrt n – 1}}} \right| \leqslant \frac{1}{{\sqrt n – 1}} \to 0 \Rightarrow \lim \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}\cos 3n}}{{\sqrt n – 1}} = 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$ \Rightarrow \lim \left( {\frac{{\sqrt {3n} + {{\left( { – 1} \right)}^n}\cos 3n}}{{\sqrt n – 1}}} \right) = \sqrt 3 $

Câu 45: Kết quả của giới hạn $\lim \sqrt {{{2.3}^n} – n + 2} $ là:

A. $0.$ B. $2.$ C. $3.$ D. $ + \infty .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Ta có $\lim \sqrt {{{2.3}^n} – n + 2} = \lim \sqrt {{3^n}} .\sqrt {2 – \frac{n}{{{3^n}}} + 2.{{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^n}} .$ Vì

$\left. \begin{gathered}
\lim \sqrt {{3^n}} = + \infty \hfill \\
0 \leqslant \frac{n}{{{3^n}}} \leqslant \frac{n}{{C_n^2}} = \frac{n}{{\frac{{n\left( {n – 1} \right)}}{2}}} = \frac{2}{{n – 1}} \to 0 \Rightarrow \lim \frac{n}{{{3^n}}} = 0 \hfill \\
\lim {\left( {\frac{1}{3}} \right)^n} = 0 \hfill \\
\end{gathered} \right\}$

$\xrightarrow[{}]{}\left\{ \begin{gathered}
\lim \sqrt {{3^n}} = + \infty \hfill \\
\lim \sqrt {2 – \frac{n}{{{3^n}}} + 2.{{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^n}} = \sqrt 2 > 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Do đó $\lim \sqrt {{{2.3}^n} – n + 2} = + \infty $

Câu 46: Tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn bằng $2$, tổng của ba số hạng đầu tiên của cấp số nhân bằng $\frac{9}{4}$. Số hạng đầu ${u_1}$ của cấp số nhân đó là:

A. ${u_1} = 3.$ B. ${u_1} = 4.$ C. ${u_1} = \frac{9}{2}.$ D. ${u_1} = 5.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Gọi $q$ là công bội của cấp số nhân, ta có :

$\left\{ \begin{gathered}
\frac{{{u_1}}}{{1 – q}} = 2 \hfill \\
{S_3} = {u_1}.\frac{{1 – {q^3}}}{{1 – q}} = \frac{9}{4} \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
{u_1} = 2\left( {1 – q} \right) \hfill \\
2\left( {1 – {q^3}} \right) = \frac{9}{4} \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
q = – \frac{1}{2} \hfill \\
{u_1} = 2\left( {1 + \frac{1}{2}} \right) = 3 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Câu 47: Tính tổng $S = 9 + 3 + 1 + \frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \cdots + \frac{1}{{{3^{n – 3}}}} + \cdots $

A. $S = \frac{{27}}{2}.$ B. $S = 14.$ C. $S = 16.$ D. $S = 15.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có

$S = 9 + 3 + 1 + \frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \cdots + \frac{1}{{{3^{n – 3}}}} + \cdots $

$ = 9\left( {\underbrace {1 + \frac{1}{3} + \frac{1}{{{3^2}}} + \frac{1}{{{3^4}}} + \cdots + \frac{1}{{{3^{n – 1}}}} + \cdots }_{CSN\,lvh:\,\,{u_1} = 1,\,q = \frac{1}{3}}} \right)$

$ = 9\left( {\frac{1}{{1 – \frac{1}{3}}}} \right) = \frac{{27}}{2}$

Câu 48: Tính tổng $S = \sqrt 2 \left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{1}{8} + \cdots + \frac{1}{{{2^n}}} + \cdots } \right)$.

A. $S = \sqrt 2 + 1.$ B. $S = 2.$ C. $S = 2\sqrt 2 .$ D. $S = \frac{1}{2}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Ta có

$S = \sqrt 2 \left( {\underbrace {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \frac{1}{8} + \cdots + \frac{1}{{{2^n}}} + \cdots }_{CSN\,lvh:\,\,{u_1} = 1,\,\,q = \frac{1}{2}}} \right) = \sqrt 2 \left( {\frac{1}{{1 – \frac{1}{2}}}} \right) = 2\sqrt 2 .$

Câu 49: Tính tổng $S = 1 + \frac{2}{3} + \frac{4}{9} + \cdots + \frac{{{2^n}}}{{{3^n}}} + \cdots $.

A. $S = 3.$ B. $S = 4.$ C. $S = 5.$ D. $S = 6.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có

$S = 1 + \frac{2}{3} + \frac{4}{9} + \cdots + \frac{{{2^n}}}{{{3^n}}} + \cdots $

$ = \underbrace {1 + \frac{2}{3} + {{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^2} + \cdots + {{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^n} + \cdots }_{CSN\,\,lvh:\,\,\,{u_1} = 1,\,\,q = \frac{2}{3}} = \frac{1}{{1 – \frac{2}{3}}} = 3$

Câu 50: Tổng của cấp số nhân vô hạn $\frac{1}{2}, – \frac{1}{6},\frac{1}{{18}},…,\frac{{{{\left( { – 1} \right)}^{n + 1}}}}{{{{2.3}^{n – 1}}}},…$ bằng:

A. $\frac{3}{4}.$ B. $\frac{8}{3}.$ C. $\frac{2}{3}.$ D. $\frac{3}{8}.$

Xem đáp án và lời giải

Chon D

. Ta có :

$S = \frac{1}{2} – \frac{1}{6} + \frac{1}{{18}} + \cdots + \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^{n + 1}}}}{{{{2.3}^{n – 1}}}} + \cdots $

$ = \frac{1}{2}\left( {\underbrace {1 – \frac{1}{3} + \frac{1}{{{3^2}}} + \cdots + \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^{n + 1}}}}{{{3^{n – 1}}}}}_{CSN\,\,lvh:\,{u_1} = 1,\,\,q = – \frac{1}{3}}} \right) = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{{1 + \frac{1}{3}}}} \right) = \frac{3}{8}$

Câu 51: Tính tổng $S = \left( {\frac{1}{2} – \frac{1}{3}} \right) + \left( {\frac{1}{4} – \frac{1}{9}} \right) + … + \left( {\frac{1}{{{2^n}}} – \frac{1}{{{3^n}}}} \right) + …$.

A. $1.$ B. $\frac{2}{3}.$ C. $\frac{3}{4}.$ D. $\frac{1}{2}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Ta có

$S = \left( {\frac{1}{2} – \frac{1}{3}} \right) + \left( {\frac{1}{4} – \frac{1}{9}} \right) + … + \left( {\frac{1}{{{2^n}}} – \frac{1}{{{3^n}}}} \right) + …$

$ = \left( {\underbrace {\frac{1}{2} + \frac{1}{4} + \cdots + \frac{1}{{{2^n}}} + \cdots }_{CSN\,lvh:\,\,{u_1} = q = \frac{1}{2}}} \right) – \left( {\underbrace {\frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \cdots + \frac{1}{{{3^n}}} + \cdots }_{CSN\,\,lvh:\,{u_1} = q = \frac{1}{3}}} \right)$

$ = \frac{{\frac{1}{2}}}{{1 – \frac{1}{2}}} – \frac{{\frac{1}{3}}}{{1 – \frac{1}{3}}} = 1 – \frac{1}{2} = \frac{1}{2}$

Câu 52: Giá trị của giới hạn $\lim \frac{{1 + a + {a^2} + … + {a^n}}}{{1 + b + {b^2} + … + {b^n}}}\,\left( {\left| a \right| < 1,\left| b \right| < 1} \right)$ bằng:

A. $0.$ B. $\frac{{1 – b}}{{1 – a}}.$ C. $\frac{{1 – a}}{{1 – b}}.$ D. Không tồn tại.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có $1 + a + {a^2} + … + {a^n}$ là tổng $n + 1$ số hạng đầu tiên của cấp số nhân với số hạng đầu là $1$ và công bội là $a$, nên $1 + a + {a^2} + … + {a^n} = \frac{{1.\left( {1 – {a^{n + 1}}} \right)}}{{1 – a}} = \frac{{1 – {a^{n + 1}}}}{{1 – a}}.$

Tương tự: $1 + b + {b^2} + … + {b^n} = \frac{{1\left( {1 – {b^{n + 1}}} \right)}}{{1 – b}} = \frac{{1 – {b^{n + 1}}}}{{1 – b}}.$

Do đó $\lim \frac{{1 + a + {a^2} + … + {a^n}}}{{1 + b + {b^2} + … + {b^n}}}\, = \lim \frac{{\frac{{1 – {a^{n + 1}}}}{{1 – a}}}}{{\frac{{1 – {b^{n + 1}}}}{{1 – b}}}}$

$ = \lim \frac{{1 – b}}{{1 – a}}.\frac{{1 – {a^{n + 1}}}}{{1 – {b^{n + 1}}}} = \frac{{1 – b}}{{1 – a}}\,\,\,\left( {\left| a \right| < 1,\left| b \right| < 1} \right)$

Câu 53: Rút gọn $S = 1 + {\cos ^2}x + {\cos ^4}x + {\cos ^6}x + \cdots + {\cos ^{2n}}x + \cdots $ với $\cos x \ne \pm 1.$

A. $S = {\sin ^2}x.$ B. $S = {\cos ^2}x.$ C. $S = \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}.$ D. $S = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Ta có

$S = \underbrace {1 + {{\cos }^2}x + {{\cos }^4}x + {{\cos }^6}x + \cdots + {{\cos }^{2n}}x + \cdots }_{CSN\,\,lvh:\,\,{u_1} = 1,\,\,q = {{\cos }^2}x}$

$ = \frac{1}{{1 – {{\cos }^2}x}} = \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}.$

Câu 54: Rút gọn $S = 1 – {\sin ^2}x + {\sin ^4}x – {\sin ^6}x + \cdots + {\left( { – 1} \right)^n}.{\sin ^{2n}}x + \cdots $ với $\sin x \ne \pm 1.$

A. $S = {\sin ^2}x.$ B. $S = {\cos ^2}x.$ C. $S = \frac{1}{{1 + {{\sin }^2}x}}.$ D. $S = {\tan ^2}x.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Ta có

$S = \underbrace {1 – {{\sin }^2}x + {{\sin }^4}x – {{\sin }^6}x + \cdots + {{\left( { – 1} \right)}^n}.{{\sin }^{2n}}x + \cdots }_{CSN\,\,lvh:\,\,{u_1} = 1,\,\,q = – {{\sin }^2}x}$

$ = \frac{1}{{1 + {{\sin }^2}x}}$

Câu 55: Thu gọn $S = 1 – \tan \alpha + {\tan ^2}\alpha – {\tan ^3}\alpha + \ldots $ với $0 < \alpha < \frac{\pi }{4}.$

A. $S = \frac{1}{{1 – \tan \alpha }}.$ B. $S = \frac{{\cos \alpha }}{{\sqrt 2 \sin \left( {\alpha + \frac{\pi }{4}} \right)}}.$ C. $S = \frac{{\tan \alpha }}{{1 + \tan \alpha }}.$ D. $S = {\tan ^2}\alpha .$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có $\tan \alpha \in \left( {0;1} \right)$ với mọi $\alpha \in \left( {0;\frac{\pi }{4}} \right),$ do đó

$S = \underbrace {1 – \tan \alpha + {{\tan }^2}\alpha – {{\tan }^3}\alpha + \ldots }_{CSN\,\,lvh:\,\,{u_1} = 1,\,q = – \tan \alpha }$

$ = \frac{1}{{1 + \tan \alpha }} = \frac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha + \cos \alpha }} = \frac{{\cos \alpha }}{{\sqrt 2 \sin \left( {\alpha + \frac{\pi }{4}} \right)}}$

Câu 56: Cho $m,\,\,n$ là các số thực thuộc $\left( { – 1;1} \right)$ và các biểu thức:

$M = 1 + m + {m^2} + {m^3} + \cdots $

$N = 1 + n + {n^2} + {n^3} + \cdots $

$A = 1 + mn + {m^2}{n^2} + {m^3}{n^3} + \cdots $

Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. $A = \frac{{MN}}{{M + N – 1}}.$ B. $A = \frac{{MN}}{{M + N + 1}}.$ C. $A = \frac{1}{M} + \frac{1}{N} – \frac{1}{{MN}}.$ D. $A = \frac{1}{M} + \frac{1}{N} + \frac{1}{{MN}}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có $\left\{ \begin{gathered}
M = \frac{1}{{1 – m}} \hfill \\
N = \frac{1}{{1 – n}} \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
m = 1 – \frac{1}{M} \hfill \\
n = 1 – \frac{1}{N} \hfill \\
\end{gathered} \right.,$ khi đó

$A = \frac{1}{{1 – mn}} = \frac{1}{{1 – \left( {1 – \frac{1}{M}} \right)\left( {1 – \frac{1}{N}} \right)}} = \frac{{MN}}{{M + N – 1}}.$

Câu 57: Số thập phân vô hạn tuần hoàn $0,5111 \cdots $ được biểu diễn bởi phân số tối giản $\frac{a}{b}$. Tính tổng $T = a + b.$

A. $17.$ B. $68.$ C. $133.$ D. $137.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có $0,5111 \cdots = 0,5 + {10^{ – 2}} + {10^{ – 3}} + \cdots + {10^{ – n}} + \cdots $

Dãy số ${10^{ – 2}};{10^{ – 3}};…;{10^{ – n}};…$là một cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu bằng ${u_1} = {10^{ – 2}},$ công bội bằng $q = {10^{ – 1}}$ nên $S = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}} = \frac{{{{10}^{ – 2}}}}{{1 – {{10}^{ – 1}}}} = \frac{1}{{90}}.$

Vậy $0,5111… = 0,5 + S = \frac{{46}}{{90}} = \frac{{23}}{{45}}\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{gathered}
a = 23 \hfill \\
b = 45 \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{}}T = a + b = 68.$

Câu 58: Số thập phân vô hạn tuần hoàn $A = 0,353535…$ được biểu diễn bởi phân số tối giản $\frac{a}{b}$. Tính $T = ab.$

A. $3456.$ B. $3465.$ C. $3645.$ D. $3546.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có

$A = 0,353535… = 0,35 + 0,0035 + … = \frac{{35}}{{{{10}^2}}} + \frac{{35}}{{{{10}^4}}} + …$

$ = \frac{{\frac{{35}}{{{{10}^2}}}}}{{1 – \frac{1}{{{{10}^2}}}}} = \frac{{35}}{{99}} \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
a = 35 \hfill \\
b = 99 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow T = 3465$

Câu 59: Số thập phân vô hạn tuần hoàn $B = 5,231231…$ được biểu diễn bởi phân số tối giản $\frac{a}{b}$. Tính $T = a – b.$

A. $1409.$ B. $1490.$ C. $1049.$ D. $1940.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có

$B = 5,231231… = 5 + 0,231 + 0,000231 + …$

$ = 5 + \frac{{231}}{{{{10}^3}}} + \frac{{231}}{{{{10}^6}}} + … = 5 + \frac{{\frac{{231}}{{{{10}^3}}}}}{{1 – \frac{1}{{{{10}^3}}}}}$

$ = 5 + \frac{{231}}{{999}} = \frac{{1742}}{{333}}\xrightarrow[{}]{}\left\{ \begin{gathered}
a = 1742 \hfill \\
b = 333 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow T = 1409$

Câu 60: Số thập phân vô hạn tuần hoàn $0,17232323 \ldots $ được biểu diễn bởi phân số tối giản $\frac{a}{b}$. Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. $a – b > {2^{15}}.$ B. $a – b > {2^{14}}.$ C. $a – b > {2^{13}}.$ D. $a – b > {2^{12}}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Ta có $0,17232323 \ldots = 0,17 + 23\left( {\frac{1}{{{{10}^4}}} + \frac{1}{{{{10}^6}}} + \frac{1}{{{{10}^8}}} \cdots } \right)$

$ = \frac{{17}}{{100}} + 23.\frac{{\frac{1}{{10000}}}}{{1 – \frac{1}{{100}}}} = \frac{{17}}{{100}} + \frac{{23}}{{100.99}} = \frac{{1706}}{{9900}} = \frac{{853}}{{4950}}$

$\xrightarrow[{}]{}\left\{ \begin{gathered}
a = 853 \hfill \\
b = 4950 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow {2^{12}} < T = 4097 < {2^{13}}.$

Câu 61: Tính giới hạn: $\lim \frac{{1 + 3 + 5 + … + \left( {2n + 1} \right)}}{{3{n^2} + 4}}.$

A. 0. B. $\frac{1}{3}.$ C. $\frac{2}{3}.$ D. 1.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có: $1 + 3 + 5 + … + \left( {2n + 1} \right) = {\left( {n + 1} \right)^2}.$

Vậy: $\lim \frac{{1 + 3 + 5 + … + \left( {2n + 1} \right)}}{{3{n^2} + 4}} = \lim \frac{{{{\left( {n + 1} \right)}^2}}}{{3{n^2} + 4}}$

$ = \lim \frac{{{n^2} + 2n + 1}}{{3{n^2} + 4}} = \lim \frac{{1 + \frac{2}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}}}{{3 + \frac{4}{{{n^2}}}}} = \frac{1}{3}.$

Câu 62: Tính giới hạn: $\lim \left[ {\frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}}} \right].$

A. 0. B. 1. C. $\frac{3}{2}.$ D. Không có giới hạn.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có: $\lim \left[ {\frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}}} \right]$

$ = \lim \left( {1 – \frac{1}{2} + \frac{1}{2} – \frac{1}{3} + … + \frac{1}{n} – \frac{1}{{n + 1}}} \right)$

$ = \lim \left( {1 – \frac{1}{{n + 1}}} \right) = 1.$

Câu 63: Tính giới hạn: $\lim \left[ {\frac{1}{{1.3}} + \frac{1}{{3.5}} + … + \frac{1}{{n\left( {2n – 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}} \right].$

A. 1. B. 0. C. $\frac{1}{2}.$ D. 2.

Xem đáp án và lời giải

Chọn c

Ta có: $\lim \left[ {\frac{1}{{1.3}} + \frac{1}{{3.5}} + … + \frac{1}{{n\left( {2n – 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}} \right]$

$ = \frac{1}{2}\lim \left( {1 – \frac{1}{3} + \frac{1}{3} – \frac{1}{5} + … + \frac{1}{{2n – 1}} – \frac{1}{{2n + 1}}} \right)$

$ = \frac{1}{2}\lim \left( {1 – \frac{1}{{2n + 1}}} \right) = \frac{1}{2}.$

Câu 64: Tính giới hạn: $\lim \left[ {\frac{1}{{1.3}} + \frac{1}{{2.4}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 2} \right)}}} \right].$

A. $\frac{3}{4}.$ B. 1. C. 0. D. $\frac{2}{3}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có: $\frac{1}{{1.3}} + \frac{1}{{2.4}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 2} \right)}}$

$ = \frac{1}{2}\left( {1 – \frac{1}{3} + \frac{1}{2} – \frac{1}{4} + \frac{1}{3} – \frac{1}{5} + … + \frac{1}{{n – 1}} – \frac{1}{{n + 1}} + \frac{1}{n} – \frac{1}{{n + 2}}} \right)$

$ = \frac{1}{2}\left( {1 + \frac{1}{2} – \frac{1}{{n + 1}} – \frac{1}{{n + 2}}} \right)$

Vậy $\lim \left[ {\frac{1}{{1.3}} + \frac{1}{{2.4}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 2} \right)}}} \right] = \frac{3}{4}.$

Câu 65: Tính giới hạn: $\lim \left[ {\frac{1}{{1.4}} + \frac{1}{{2.5}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 3} \right)}}} \right].$

A. $\frac{{11}}{{18}}.$ B. 2. C. 1. D. $\frac{3}{2}.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có: $\frac{1}{{1.4}} + \frac{1}{{2.5}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 3} \right)}}$

$ = \frac{1}{3}\left( {\frac{1}{1} – \frac{1}{4} + \frac{1}{2} – \frac{1}{5} + \frac{1}{3} – \frac{1}{6} + \frac{1}{4} – \frac{1}{7} + … + \frac{1}{{n – 3}} – \frac{1}{n} + \frac{1}{{n – 2}} – \frac{1}{{n + 1}} + \frac{1}{{n – 1}} – \frac{1}{{n + 2}} + \frac{1}{n} – \frac{1}{{n + 3}}} \right)$

$ = \frac{1}{3}\left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} – \frac{1}{{n + 1}} – \frac{1}{{n + 2}} – \frac{1}{{n + 3}}} \right)$

Vậy: $\lim \left[ {\frac{1}{{1.4}} + \frac{1}{{2.5}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 3} \right)}}} \right] = \frac{{11}}{{18}}.$

Câu 66: Cho dãy $\left( {{u_n}} \right)$ với ${u_n} = \frac{{1 + 2 + 3 + … + n}}{{{n^2} + 1}}.$ Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

A. $\lim {u_n} = 0.$ B. $\lim {u_n} = \frac{1}{2}.$ C. $\lim {u_n} = 1.$ D. $\lim {u_n}$ không tồn tại.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Dãy số 1, 2, 3, …, n là cấp số cộng có số hạng đầu là ${u_1} = 1$ số hạng cuối cùng ${u_n} = n$, công sai $d = 1$.

Khi đó ${S_n} = 1 + 2 + 3 + … + n = \frac{{n\left( {{u_1} + n} \right)}}{2} = \frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2}.$

Viết lại: ${u_n} = \frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{{2\left( {{n^2} + 1} \right)}}$

$\lim {u_n} = \lim \frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{{2\left( {{n^2} + 1} \right)}} = \lim \frac{{{n^2}\left( {1 + \frac{1}{n}} \right)}}{{{n^2}\left( {2 + \frac{2}{{{n^2}}}} \right)}} = \lim \frac{1}{2}.$

Câu 67: Tìm giới hạn của dãy: $\left\{ \begin{gathered}
{U_1} = \frac{1}{2} \hfill \\
{U_{n + 1}} = \frac{1}{2} + \frac{{U_n^2}}{2};\,\,n \in {\mathbb{N}^*} \hfill \\
\end{gathered} \right..$

A. 2. B. 1. C. $\sqrt 2 .$ D. Không có giới hạn.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có: ${U_1} = \frac{1}{2};\,\,{U_2} = \frac{5}{8};\,\,{U_3} = \frac{{57}}{{64}};…$

Ta chứng minh: ${U_n} < 1\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}$ (bằng phương pháp quy nạp). Vậy dãy bị chặn trên.

Ta chứng minh $\left( {{U_n}} \right)$ là dãy tăng. Thật vậy:

Ta có: ${U_{n + 1}} > {U_n} \Leftrightarrow \frac{1}{2} + \frac{{U_n^2}}{2} > {U_n}$

$ \Leftrightarrow U_n^2 – 2{U_n} + 1 > 0 \Leftrightarrow {\left( {{U_n} – 1} \right)^2} > 0$ luôn đúng $\forall n \in {\mathbb{N}^*}$, vì ${U_n} < 1$.

Vậy dãy có giới hạn. Đặt $a = \lim {U_n} = \lim {U_{n + 1}}$.

Ta có: $\lim {U_{n + 1}} = \lim \left( {\frac{1}{2} + \frac{{U_n^2}}{2}} \right) \Rightarrow a = \frac{1}{2} + \frac{{{a^2}}}{2} \Rightarrow 2a = 1 + {a^2}$

$ \Rightarrow {a^2} – 2a + 1 = 0 \Rightarrow a = 1$.

Câu 68: Tìm giới hạn của dãy: $\left\{ \begin{gathered}
{U_1} = 5 \hfill \\
{U_{n + 1}} = \frac{{2 + U_n^2}}{{2{U_n}}};\,\,n \in {\mathbb{N}^*} \hfill \\
\end{gathered} \right..$

A. 1. B. $\sqrt 2 .$ C. $\sqrt 3 .$ D. Không có giới hạn.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có: ${U_{n + 1}} = \frac{1}{{{U_n}}} + \frac{1}{2}{U_n} \geqslant \sqrt 2 $ (theo bất đẳng thức Cô-si với ${U_n} > 0$). Vậy $\left( {{U_n}} \right)$ là dãy bị chặn dưới.

Dấu “=” không xảy ra, nên ${U_n} > \sqrt 2 ,\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}.$

Lại có: $\frac{{{U_{n + 1}}}}{{{U_n}}} = \frac{{2 + U_n^2}}{{2U_n^2}} = \frac{1}{{U_n^2}} + \frac{1}{2}$. Vì ${U_n} > \sqrt 2 \Rightarrow U_n^2 > 2$

$ \Rightarrow \frac{1}{{U_n^2}} < \frac{1}{2} \Rightarrow \frac{1}{{U_n^2}} + \frac{1}{2} < \frac{1}{2} + \frac{1}{2} = 1$

$ \Rightarrow {U_{n + 1}} < {U_n},\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}.$

Vậy dãy giảm, khi đó ${U_n}$ có giới hạn. Đặt $\lim {U_{n + 1}} = \lim {U_n} = a$ $\left( {a > 0} \right)$.

Ta có: $\lim {U_{n + 1}} = \lim \frac{{2 + U_n^2}}{{2{U_n}}} \Rightarrow a = \frac{{2 + {a^2}}}{{2a}} \Rightarrow 2{a^2} = 2 + {a^2}$

$ \Rightarrow {a^2} = 2 \Rightarrow a = \sqrt 2 $ (vì $a > 0$).

Câu 69: Tìm giới hạn của dãy: $\left\{ \begin{gathered}
{U_1} = \sqrt 2 \hfill \\
{U_{n + 1}} = \sqrt {2.{U_n}} ;\,\,n \in {\mathbb{N}^*} \hfill \\
\end{gathered} \right.$

A. 2. B. $1 + \sqrt 2 .$ C. $\frac{{1 + \sqrt 7 }}{2}.$ D. Không có giới hạn.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có: ${U_1} = \sqrt 2 ;\,\,{U_2} = \sqrt {2\sqrt 2 } $;…

Ta sẽ chứng minh ${U_n} < 2$; $\forall n \in {\mathbb{N}^*}$ (bằng phương pháp quy nạp).

$n = 1,\,\,{U_1} = \sqrt 2 < 2$. Giả sử ${U_k} < 2,\,\,\forall k \geqslant 1$.

Ta có: ${U_{k + 1}} = \sqrt {2{U_k}} < \sqrt {2.2} = \sqrt 4 = 2.$

Vậy ${U_n} < 2,\,\,\forall n \in \mathbb{N}$. Lại có: ${U_n} > 0,\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}.$

Lại có: $\frac{{{U_{n + 1}}}}{{{U_n}}} = \frac{{\sqrt {2{U_n}} }}{{{U_n}}} = \sqrt {\frac{2}{{{U_n}}}} > \sqrt {\frac{2}{2}} = 1 \Rightarrow $ dãy tăng.

Vậy dãy đã cho có giới hạn. Đặt $\lim {U_{n + 1}} = \lim {U_n} = a\,\,\left( {a > 0} \right)$

Ta có: $\lim {U_{n + 1}} = \lim \sqrt {2{U_n}} \Rightarrow a = \sqrt {2a} \Rightarrow {a^2} = 2a \Rightarrow a = 2.$

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
70 Câu Trắc Nghiệm Về Giới Hạn Của Dãy Số Giải Chi Tiết
Bài trướcĐề Ôn Thi Học Kỳ 1 Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án-Đề 6
Bài tiếp theoĐề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Công Nghệ Thiết Kế 10 Có Đáp Án
70-cau-trac-nghiem-ve-gioi-han-cua-day-so-giai-chi-tiet70 câu trắc nghiệm về giới hạn của dãy số giải chi tiết rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập cũng cố kiến thức.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments