60 Câu Trắc Nghiệm Chương Quan Hệ Song Song Trong Không Gian Giải Chi Tiết

0
2525

60 câu trắc nghiệm chương quan hệ song song trong không gian giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 2 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu 1: Trong các hình chóp, hình chóp có ít cạnh nhất có số cạnh là bao nhiêu?

A. $3$. B. $4$. C. $5$. D. $6$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Hình tứ diện là hình chóp có số cạnh ít nhất.

Câu 2: Cho $ABCD$ là một tứ giác lồi. Hình nào sau đây không thể là thiết diện của hình chóp $S.ABCD$?

A. Tam giác. B. Tứ giác. C. Ngũ giác. D. Lục giác.

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Hình chóp $S.ABCD$ có $5$ mặt nên thiết diện của hình chóp có tối đa 5 cạnh. Vậy thiết diện không thể là lục giác.

Câu 3: Cho hình chóp $S.ABCD$ với đáy $ABCD$ là tứ giác lồi. Thiết diện của mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ tuỳ ý với hình chóp không thể là:

A. Lục giác. B. Ngũ giác. C. Tứ giác. D. Tam giác.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Thiết diện của mặt phẳng với hình chóp là đa giác được tạo bởi các giao tuyến của mặt phẳng đó với mỗi mặt của hình chóp.

Hai mặt phẳng bất kì có nhiều nhất một giao tuyến.

Hình chóp tứ giác $S.ABCD$ có 5 mặt nên thiết diện của $\left( \alpha \right)$ với $S.ABCD$ có không qua 5 cạnh, không thể là hình lục giác 6 cạnh.

Câu 4: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Qua $2$ điểm phân biệt có duy nhất một mặt phẳng.

B. Qua $3$ điểm phân biệt bất kì có duy nhất một mặt phẳng.

C. Qua $3$ điểm không thẳng hàng có duy nhất một mặt phẳng.

D. Qua $4$ điểm phân biệt bất kì có duy nhất một mặt phẳng.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

• A sai. Qua $2$ điểm phân biệt, tạo được $1$ đường thẳng, khi đó chưa đủ điều kiện để lập một mặt phẳng xác định. Có vô số mặt phẳng đi qua $2$ điểm đã cho.

• B sai. Trong trường hợp $3$ điểm phân biệt thẳng hàng thì chỉ tạo được đường thẳng, khi đó có vô số mặt phẳng đi qua $3$ điểm phân biệt thẳng hàng.

• D sai. Trong trường hợp $4$ điểm phân biệt thẳng hàng thì có vô số mặt phẳng đi qua 4 điểm đó hoặc trong trường hợp 4 điểm mặt phẳng không đồng phẳng thì sẽ tạo không tạo được mặt phẳng nào đi qua cả $4$ điểm.

Câu 5: Trong không gian, cho $4$ điểm không đồng phẳng. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đã cho?

A. $6.$ B. $4.$ C. $3.$ D. $2.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Với $3$ điểm phân biệt không thẳng hàng, ta luôn tạo được $1$ mặt phẳng xác định.

Khi đó, với $4$ điểm không đồng phẳng ta tạo được tối đa $C_4^3 = 4$ mặt phẳng.

Câu 6: Trong mặt phẳng $\left( \alpha \right)$, cho $4$ điểm $A,\;B,\;C,\;D$ trong đó không có $3$ điểm nào thẳng hàng. Điểm $S$ không thuộc mặt phẳng $\left( \alpha \right)$. Có mấy mặt phẳng tạo bởi $S$ và $2$ trong $4$ điểm nói trên?

A. $4.$ B. $5.$ C. $6.$ D. $8.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Với điểm $S$ không thuộc mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ và 4 điểm $A,\;B,\;C,\;D$ thuộc mặt phẳng $\left( \alpha \right)$, ta có $C_4^2$ cách chọn $2$ trong $4$ điểm $A,\;B,\;C,\;D$ cùng với điểm $S$ lập thành $1$ mặt phẳng xác định. Vậy số mặt phẳng tạo được là $6$.

Câu 7: Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?

A. Ba điểm phân biệt. B. Một điểm và một đường thẳng.

C. Hai đường thẳng cắt nhau. D. Bốn điểm phân biệt.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

• A sai. Trong trường hợp $3$ điểm phân biệt thẳng hàng thì sẽ có vô số mặt phẳng chứa $3$ điểm thẳng hàng đã cho.

• B sai. Trong trường hợp điểm thuộc đường thẳng đã cho, khi đó ta chỉ có $1$ đường thẳng, có vô số mặt phẳng đi qua đường thẳng đó.

• D sai. Trong trường hợp $4$ điểm phân biệt thẳng hàng thì có vô số mặt phẳng đi qua $4$ điểm đó hoặc trong trường hợp $4$ điểm mặt phẳng không đồng phẳng thì sẽ tạo không tạo được mặt phẳng nào đi qua cả $4$ điểm.

Câu 8: Cho tứ giác $ABCD$. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng chứa tất cả các định của tứ giác $ABCD$.

A. $1.$ B. $2.$ C. $3.$ D. $0.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

$4$ điểm $A,\;B,\;C,\;D$ tạo thành $1$ tứ giác, khi đó $4$ điểm $A,\;B,\;C,\;D$ đã đồng phẳng và tạo thành $1$ mặt phẳng duy nhất là mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$.

Câu 9: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Nếu $3$ điểm $A,\;B,\;C$ là 3 điểm chung của 2 mặt phẳng $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$ thì $A,\;B,\;C$ thẳng hàng.

B. Nếu $A,\;B,\;C$ thẳng hàng và $\left( P \right)$, $\left( Q \right)$ có điểm chung là $A$ thì $B,\;C$ cũng là 2 điểm chung của $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$.

C. Nếu 3 điểm $A,\;B,\;C$ là 3 điểm chung của 2 mặt phẳng $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$ phân biệt thì $A,\;B,\;C$ không thẳng hàng.

D. Nếu $A,\;B,\;C$ thẳng hàng và $A,\;B$ là 2 điểm chung của $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$ thì $C$ cũng là điểm chung của $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Hai mặt phẳng phân biệt không song song với nhau thì chúng có duy nhất một giao tuyến.

• A sai. Nếu $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$ trùng nhau thì 2 mặt phẳng có vô số điểm chung. Khi đó, chưa đủ điều kiện để kết luận $A,\;B,\;C$ thẳng hàng.

• B sai. Có vô số đường thẳng đi qua $A$, khi đó $B,\;C$ chưa chắc đã thuộc giao tuyến của $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$.

• C sai. Hai mặt phẳng $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$ phân biệt giao nhau tại 1 giao tuyến duy nhất, nếu 3 điểm $A,\;B,\;C$ là 3 điểm chung của 2 mặt phẳng thì $A,\;B,\;C$ cùng thuộc giao tuyết.

Câu 10: Cho bốn điểm $A,\,\,B,\,\,C,\,\,D$ không đồng phẳng. Gọi $M,\,\,N$ lần lượt là trung điểm của $AC$ và $BC$. Trên đoạn $BD$ lấy điểm $P$ sao cho $BP = 2PD$. Giao điểm của đường thẳng $CD$ và mặt phẳng $\left( {MNP} \right)$ là giao điểm của

A. $CD$ và $NP$. B. $CD$ và $MN$. C. $CD$ và $MP$. D. $CD$ và $AP$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Cách 1. Xét mặt phẳng $\left( {BCD} \right)$ chứa $CD\,.$

Do $NP$ không song song $CD$ nên $NP$ cắt $CD$ tại $E\,.$

Điểm $E \in NP\,\, \Rightarrow \,\,E \in \left( {MNP} \right).$ Vậy $CD \cap \left( {MNP} \right)$ tại $E.$

Cách 2. Ta có $\left\{ \begin{gathered}
N \in BC \hfill \\
P \in BD \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow NP \subset \left( {BCD} \right)$
Suy ra $NP,\,\,CD$ đồng phẳng.

Gọi $E$ là giao điểm của $NP$ và $CD$ mà $NP \subset \left( {MNP} \right)$ suy ra $CD \cap \left( {MNP} \right) = E\,.$

Vậy giao điểm của $CD$ và $mp\;\left( {MNP} \right)$ là giao điểm $E$ của $NP$ và $CD\,.$

Câu 11: Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?

A. Ba điểm. B. Một điểm và một đường thẳng.

C. Hai đường thẳng cắt nhau. D. Bốn điểm.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

A Sửa lại cho đúng: Ba điểm không thẳng hàng.

B Sửa lại cho đúng: Một điểm và một đường thẳng không chứa điểm đó.

Câu 12: Cho tam giác $ABC$. Có thể xác định được bao nhiêu mặt phẳng chứa tất cả các đỉnh tam giác $ABC$?

A. $4$. B. $3$. C. $2$. D. $1$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Ta có $ABC$ là tam giác $\xrightarrow{{}}$ ba điểm $A$, $B$, $C$ không thẳng hàng. Vậy có duy nhất một mặt phẳng chứa $A$, $B$, $C$.

Câu 13: Trong mp$\left( \alpha \right)$, cho bốn điểm $A$, $B$, $C$, $D$ trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Điểm $S \notin mp\left( \alpha \right)$. Có mấy mặt phẳng tạo bởi $S$ và hai trong số bốn điểm nói trên?

A. $4$. B. $5$. C. $6$. D. $8$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Điểm $S$ cùng với hai trong số bốn điểm $A$, $B$, $C$, $D$ tạo thành một mặt phẳng, từ bốn điểm ta có $6$ cách chọn ra hai điểm, nên có tất cả $6$ mặt phẳng tạo bởi $S$ và hai trong số bốn điểm nói trên.

Câu 14: Cho năm điểm $A$, $B$, $C$, $D$, $E$ trong đó không có bốn điểm nào ở trên cùng một mặt phẳng. Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng tạo bởi ba trong số năm điểm đã cho?

A. $10$. B. $12$. C. $8$. D. $14$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Cứ chọn ra ba điểm trong số năm điểm $A$, $B$, $C$, $D$, $E$ ta sẽ có một mặt phẳng. Từ năm điểm ta có $10$ cách chọn ra ba điểm bất kỳ trong số năm điểm đã cho, nên có $10$ phẳng tạo bởi ba trong số năm điểm đã cho.

Câu 15: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $M$, $N$lần lượt là trung điểm $AD$ và $BC$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {SMN} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$ là:

A. $SD$. B. $SO$, $O$ là tâm hình bình hành $ABCD$.

C. $SG$, $G$ là trung điểm $AB$. D. $SF$, $F$ là trung điểm $CD$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

$S$ là điểm chung thứ nhất của $\left( {SMN} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$.

$O$ là giao điểm của $AC$ và $MN$ nên $O \in AC,O \in MN$ do đó $O$ là điểm chung thứ hai của $\left( {SMN} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$. Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {SMN} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$ là $SO$.

Câu 16: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thang $ABCD$ $\left( {AD//BC} \right)$. Gọi $M$ là trung điểm $CD$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {MSB} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$ là:

A. $SI$, $I$ là giao điểm $AC$ và $BM$. B. $SJ$, $J$ là giao điểm $AM$ và $BD$.

C. $SO$, $O$ là giao điểm $AC$ và $BD$. D. $SP$, $P$ là giao điểm $AB$ và $CD$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

$S$ là điểm chung thứ nhất của $\left( {MSB} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$.

$I$ là giao điểm của $AC$ và $BM$ nên $I \in AC,I \in BM$ do đó $I$ là điểm chung thứ hai của $\left( {MSB} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$. Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {MSB} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$ là $SI$.

Câu 17: Cho hình hộp$ABCD.A’B’C’D’$. Mp$(\alpha )$ qua $AB$ cắt hình hộp theo thiết diện là hình gì?

A. Hình bình hành. B. Hình thang. C. Hình lục giác. D. Hình chữ nhật.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Thiết diện là hình bình hành.

Câu 18: Cho hình hộp $ABCD.A’B’C’D’$. Mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ đi qua một cạnh của hình hộp và cắt hình hộp theo thiết diện là một tứ giác $\left( T \right)$. Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. $\left( T \right)$là hình chữ nhât. B. $\left( T \right)$là hình bình hành.

C. $\left( T \right)$là hình thoi. D. $\left( T \right)$là hình vuông.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Thiết diện $ABNM$là hình chữ nhật.

Câu 19: Cho tam giác $ABC$ ở trong mp$\left( \alpha \right)$ và phương $l$. Biết hình chiếu của tam giác $ABC$ lên mp$\left( P \right)$là một đoạn thẳng. Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. $\left( \alpha \right)//\left( P \right)$ B. $\left( \alpha \right) \equiv \left( P \right)$

C. $\left( \alpha \right)//l$ hoặc $\left( \alpha \right) \supset l$ D. $A;B;C$ đều sai.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Khi phương chiếu $l$ thỏa mãn $\left( \alpha \right)//l$ hoặc $\left( \alpha \right) \supset l$ thì các đoạn thẳng $AB$,$BC$,$CA$có hình chiếu lên $\left( P \right)$ nằm trên giao tuyến của $\left( \alpha \right)$ và $\left( P \right)$.

Câu 20: Phép chiếu song song theo phương $l$ không song song với $a$ hoặc $b$, mặt phẳng chiếu là $\left( P \right)$, hai đường thẳng $a$ và $b$ biến thành $a’$ và $b’$. Quan hệ nào giữa $a$ và $b$không được bảo toàn đối với phép chiếu song song?

A. Cắt nhau B. Chéo nhau C. Song song D. Trùng nhau

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Phép chiếu song song lên mặt phẳng không bảo toàn mối quan hệ giữa hai đường thẳng chéo nhau trong không gian.

Câu 21: Hình chiếu của hình chữ nhật không thể là hình nào trong các hình sau?

A. Hình thang B. Hình bình hành C. Hình chữ nhật D. Hình thoi

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Do phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau, nên không thể có đáp án A

Câu 22: Trong mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ cho tứ giác $ABCD$, điểm $E \notin \left( \alpha \right)$. Hỏi có bao nhiêu mặt phẳng tạo bởi ba trong năm điểm $A,B,C,D,E$?

A. $6$. B. $7$. C. $8$. D. $9$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Điểm $E$ và 2 điểm bất kì trong 4 điểm $A,B,C,D$ tạo thành 6 mặt phẳng

Bốn điểm $A,B,C,D$ tạo thành 1 mặt phẳng.

Vậy có tất cả 7 mặt phẳng.

Câu 23: Cho bốn điểm không đồng phẳng, ta có thể xác định được nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ bốn điểm đã cho?

A. $2.$ B. $3.$ C. $4.$ D. $6.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Do bốn điểm không đồng phẳng nên không tồn tại bộ ba điểm thẳng hàng trong số bốn điểm đó. Cứ ba điểm không thẳng hàng xác định một mặt phẳng nên số mặt phẳng phân biệt có thể lập được từ bốn điểm đã cho là $C_4^3 = 4.$

Câu 24: Một hình chóp có đáy là ngũ giác có số mặt và số cạnh là.

A. $5$ mặt, $5$ cạnh. B. $6$ mặt, $5$ cạnh. C. $6$ mặt, $10$ cạnh. D. $5$ mặt, $10$ cạnh.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Hình chóp ngũ giác có $5$ mặt bên và $1$ mặt đáy; $5$ cạnh bên và $5$ cạnh đáy.

Câu 25: Cho tứ giác lồi $ABCD$ và điểm $S$ không thuộc mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$. Có nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng xác định bởi các điểm $A,\,B,\,C,\,D$?

A. $5$. B. $6$. C. $7$. D. $8$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Có $C_4^2 + 1 = 7$ mặt phẳng.

Câu 26: Cho $2$ đường thẳng $a,\,b$ cắt nhau và không đi qua điểm $A$. Xác định được nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng bởi $a,\,b$ và $A$?

A. $1$. B. $2$. C. $3$. D. $4$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Có $3$ mặt phẳng gồm $\left( {a\,,\,b} \right),\,\left( {A\,,\,a} \right),\,\left( {A\,,\,b} \right)$.

Câu 27: Cho bốn điểm $A,\,B,\,C,\,D$ không cùng nằm trong một mặt phẳng. Trên $AB,\,AD$ lần lượt lấy các điểm $M$ và $N$ sao cho $MN$ cắt $BD$ tại $I$. Điểm $I$ không thuộc mặt phẳng nào sao đây?

A. $\left( {BCD} \right)$. B. $\left( {ABD} \right)$. C. $\left( {CMN} \right)$. D. $\left( {ACD} \right)$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

$I \in BD \Rightarrow I \in \left( {BCD} \right),\,\left( {ABD} \right)$.

$I \in MN \Rightarrow I \in \left( {CMN} \right)$.

Câu 28: Cho bốn điểm không đồng phẳng, ta có thể xác định được nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ bốn điểm đã cho?

A. $2.$ B. $3.$ C. $4.$ D. $6.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Do bốn điểm không đồng phẳng nên không tồn tại bộ ba điểm thẳng hàng trong số bốn điểm đó. Cứ ba điểm không thẳng hàng xác định một mặt phẳng nên số mặt phẳng phân biệt có thể lập được từ bốn điểm đã cho là $C_4^3 = 4.$

Câu 29: Cho hình chóp $S.ABCD$ có $AC \cap BD = M$ và $AB \cap CD = N.$ Giao tuyến của mặt phẳng $\left( {SAC} \right)$ và mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$ là đường thẳng

A. $SN.$ B. $SC.$ C. $SB.$ D. $SM.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Giao tuyến của mặt phẳng $\left( {SAC} \right)$ và mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$ là đường thẳng $SM.$

Câu 30: Cho hai đường thẳng phân biệt $a$ và $b$ cùng thuộc mp$(\alpha )$. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa $a$ và$b$?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Vị trí tương đối của hai đường thẳng cùng nằm trong 1 mặt phẳng là:

Hai đường thẳng trùng nhau.

Hai đường thẳng cắt nhau.

Hai đường thẳng song song.

Câu 31: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn có vô số điểm chung khác nữa.

B. Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất.

C. Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất.

D. Nếu ba điểm phân biệt $M,N,P$ cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt thì chúng thẳng hàng.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng có thể trùng nhau. Khi đó, chúng có vô số đường thẳng chung $ \Rightarrow $ B sai.

Câu 32: Một hình chóp có đáy là ngũ giác có số mặt và số cạnh là:

A. 5 mặt, 5 cạnh. B. 6 mặt, 5 cạnh. C. 6 mặt, 10 cạnh. D. 5 mặt, 10 cạnh.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Hình chóp ngũ giác có 5 mặt bên + 1 mặt đáy. 5 cạnh bên và 5 cạnh đáy.

Câu 33: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thang $ABCD$ $\left( {AD//BC} \right)$. Gọi $M$ là trung điểm $CD$. Giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {MSB} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$ là:

A. $SI$, $I$ là giao điểm $AC$ và $BM$. B. $SJ$, $J$ là giao điểm $AM$ và $BD$.

C. $SO$, $O$ là giao điểm $AC$ và $BD$. D. $SP$, $P$ là giao điểm $AB$ và $CD$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

$S$ là điểm chung thứ nhất của $\left( {MSB} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$.

$I$ là giao điểm của $AC$ và $BM$ nên $I \in AC$, $I \in BM$ do đó $I$ là điểm chung thứ hai của $\left( {MSB} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$. Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {MSB} \right)$ và $\left( {SAC} \right)$ là $SI$.

Câu 34: Cho hình chóp $S.ABCD$ có $AC \cap BD = M$ và $AB \cap CD = N.$ Giao tuyến của mặt phẳng $\left( {SAC} \right)$ và mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$ là đường thẳng

A. $SN.$ B. $SC.$ C. $SB.$ D. $SM.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Giao tuyến của mặt phẳng $\left( {SAC} \right)$ và mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$ là đường thẳng $SM.$

Câu 35: Cho hình chóp $S.ABCD$ có $AC \cap BD = M$ và $AB \cap CD = N.$ Giao tuyến của mặt phẳng $\left( {SAB} \right)$ và mặt phẳng $\left( {SCD} \right)$ là đường thẳng

A. $SN.$ B. $SA.$ C. $MN.$ D. $SM.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Câu 36: Hình hộp có số mặt chéo là:

A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Hình hộp $ABCDA’B’C’D’$ có 2 mặt chéo là $ACC’A’$ và $BDD’B’.$

Câu 37: Cho hình chóp $S.ABCD$ có $AC \cap BD = M$ và $AB \cap CD = N.$ Giao tuyến của mặt phẳng $\left( {SAC} \right)$ và mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$ là đường thẳng

A. $SN.$ B. $SC.$ C. $SB.$ D. $SM.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Giao tuyến của mặt phẳng $\left( {SAC} \right)$ và mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$ là đường thẳng $SM.$

Câu 38: Cho hình chóp $S.ABCD$ có $AC \cap BD = M$ và $AB \cap CD = N.$ Giao tuyến của mặt phẳng $\left( {SAB} \right)$ và mặt phẳng $\left( {SCD} \right)$ là đường thẳng

A. $SN.$ B. $SA.$ C. $MN.$ D. $SM.$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Câu 39: Trong không gian cho hai đường thẳng song song $a$ và $b$. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Nếu $c$ cắt $a$ thì $c$ cắt $b$.

B. Nếu $c$ chéo $a$ thì $c$ chéo $b$.

C. Nếu $c$ cắt $a$ thì $c$ chéo $b$.

D. Nếu đường thẳng $c$ song song với $a$ thì $c$ song song hoặc trùng $b$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

* Nếu $c$ cắt $a$ thì $c$ có thể chéo $b$ nên A sai.

* Nếu $c$ chéo $a$ thì $c$ có thể cắt $b$ nên B sai.

* Nếu $c$ cắt $a$ thì $c$ có thể cắt $b$ nên C sai.

* Vậy chọn D

Câu 40: Xét các mệnh đề sau trong không gian, hỏi mệnh đề nào sai?

A. Mặt phẳng $\left( P \right)$ và đường thẳng $a$ không nằm trên $\left( P \right)$ cùng vuông góc với đường thẳng $b$ thì song song nhau.

B. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.

C. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

D. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Ta có ngay A, B, D đúng.

Đáp án C sai vì hai đường thẳng có thể chéo nhau.

Câu 41: Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:

A. Trong không gian hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung

B. Trong không gian hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau

C. Nếu mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa hai đường thẳng cùng song song với mặt phẳng $\left( Q \right)$ thì $\left( P \right)$và $\left( Q \right)$song song với nhau

D. Trong không gian hình biểu diễn của một góc thì phải là một góc bằng nó

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Mệnh đề đúng là: “Trong không gian hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.”

Câu 42: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

A. Hai đường thẳng phân biệt không chéo nhau thì cắt nhau.

B. Hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau.

C. Hai đường thẳng phân biệt cùng nằm trong một mặt phẳng thì không chéo nhau.

D. Hai đường thẳng phân biệt lần lượt thuộc hai mặt phẳng khác nhau thì chéo nhau.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng thì có ba vị trí tương đối là: song với nhau, trùng nhau và cắt nhau. Do đó hai đường thẳng phân biệt cùng nằm trong một mặt phẳng thì không chéo nhau.

Câu 43: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thang đáy lớn là $CD$. Gọi $M$ là trung điểm của cạnh $SA$, $N$ là giao điểm của cạnh $SB$ và mặt phẳng $\left( {MCD} \right)$. Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

A. $MN$ và $SD$ cắt nhau. B. $MN\,//\,CD$.

C. $MN$ và $SC$ cắt nhau. D. $MN$ và $CD$ chéo nhau.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Vì $\left( {MCD} \right)$ chứa $CD\,//\;AB$ nên mặt phẳng $\left( {MCD} \right)$ cắt các mặt phẳng chứa $AB$ theo các giao tuyến song song với $AB$. Mà $M$ là một điểm chung của $\left( {MCD} \right)$ và $\left( {SAB} \right)$ nên theo nhận xét trên giao tuyến $MN$ phải song song với $AB$. Vậy $MN\;//\;CD$.

Câu 44: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. $I$ là trung điểm của $SA$, thiết diện của hình chóp $S.ABCD$ cắt bởi mặt phẳng $\left( {IBC} \right)$ là:

A. $\Delta IBC$.

B. Hình thang $IJBC$ ($J$ là trung điểm của $SD$).

C. Hình thang $IGBC$($G$ là trung điểm của $SB$).

D. Tứ giác $IBCD$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có $\left( {IBC} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = BC$; $\left( {IBC} \right) \cap \left( {SAB} \right) = IB$

Tìm $\left( {IBC} \right) \cap \left( {SAD} \right)$.

Ta có: $\left\{ \begin{gathered}
I \in \left( {IBC} \right) \cap \left( {SAD} \right) \hfill \\
BC \in \left( {IBC} \right) \hfill \\
AD \in \left( {SAD} \right) \hfill \\
BC\;//\;AD \hfill \\
\end{gathered} \right.$$ \Rightarrow \left( {IBC} \right) \cap \left( {SAD} \right) = Ix\;//\;AD\;//\;BC$

Xét $\left( {SAD} \right)$: Gọi $J = Ix \cap SD$, mà $IA = IS$, $Ix\;//\;AD$ $ \Rightarrow JS = JD$

$ \Rightarrow \left( {IBC} \right) \cap \left( {SAD} \right) = IJ$$ \Rightarrow \left( {IBC} \right) \cap \left( {SDC} \right) = JC$

Vậy thiết diện cần tìm là hình thang $IJBC$.

Câu 45: Cho tứ diện $ABCD$. Gọi ${G_1}$ và ${G_2}$ lần lượt là trọng tâm các tam giác $BCD$ và $ACD$. Chọn khẳng định sai.

A. ${G_1}{G_2} = \frac{2}{3}AB$. B. $B{G_1}$, $A{G_2}$ và $CD$ đồng qui.

C. ${G_1}{G_2}\,//\,\left( {ABD} \right)$. D. ${G_1}{G_2}\,//\,\left( {ABC} \right)$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có: $\frac{{I{G_1}}}{{IB}} = \frac{{I{G_2}}}{{IA}} = \frac{1}{3}$$ \Rightarrow \frac{{{G_1}{G_2}}}{{AB}} = \frac{1}{3}$$ \Rightarrow {G_1}{G_2} = \frac{1}{3}AB$.

Câu 46: Cho tứ diện $ABCD$. Gọi $G$ và $E$ lần lượt là trọng tâm của tam giác $ABD$ và $ABC$. Mệnh đề nào dưới đây đúng

A. $GE$ và $CD$ chéo nhau. B. $GE//CD$.

C. $GE$ cắt $AD$. D. $GE$ cắt $CD$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Gọi $M$ là trung điểm của $AB$. Trong tam giác $MCD$ có $\frac{{MG}}{{MD}} = \frac{{ME}}{{MC}} = \frac{1}{3}$ suy ra $GE//CD$

Câu 47: Cho lăng trụ đứng $ABC.A’B’C’$. Gọi $M$, $N$ lần lượt là trung điểm của $A’B’$ và $CC’$. Khi đó $CB’$ song song với

A. $AM$. B. $A’N$. C. $\left( {BC’M} \right)$. D. $\left( {AC’M} \right)$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Gọi $I$ là trung điểm của $A’C$. Ta có $MI//B’C$ và $MI \subset \left( {AC’M} \right)$. Do đó $CB’//\left( {AC’M} \right)$.

Câu 48: Cho tứ diện$ABCD$, $G$ là trọng tâm $\Delta ABD$ và $M$ là điểm trên cạnh $BC$ sao cho$BM = 2MC$. Đường thẳng $MG$ song song với mặt phẳng

A. $\left( {ACD} \right).$. B. $\left( {ABC} \right).$. C. $\left( {ABD} \right).$. D. $(BCD).$

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Gọi $P$ là trung điểm $AD$

Ta có: $\frac{{BM}}{{BC}} = \frac{{BG}}{{BP}} = \frac{3}{2} \Rightarrow MG//CP \Rightarrow MG//\left( {ACD} \right).$.

Câu 49: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình vuông, $SA$ vuông góc với đáy. $M,N$ lần lượt là trung điểm của $SA$ và $BC$. Mặt phẳng $\left( P \right)$ đi qua $M,N$ và song song với $SD$ cắt hình chóp theo thiết diện là hình gì?

A. Hình vuông. B. Hình thang vuông. C. Hình thang cân. D. Hình bình hành.

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

$\left\{ \begin{gathered}
M \in \left( P \right) \cap \left( {SDC} \right) \hfill \\
\left( P \right)//SD \hfill \\
\end{gathered} \right.$ $ \Rightarrow \left( P \right) \cap \left( {SDC} \right) = MP,\,\,MP//SD$ và $P$ là trung điểm $SD$.

$\left\{ \begin{gathered}
NP = \left( P \right) \cap \left( {ABDC} \right) \hfill \\
PN//AB \hfill \\
\end{gathered} \right.$$ \Rightarrow \left( P \right)//AB$.

$\left\{ \begin{gathered}
M \in \left( P \right) \cap \left( {SAB} \right) \hfill \\
\left( P \right)//AB \hfill \\
\end{gathered} \right.$$ \Rightarrow \left( P \right) \cap \left( {SAB} \right) = MQ,\,\,\,MQ//AB$ và $Q$ là trung điểm $SB$.

Do $AB \bot \left( {SDA} \right)$ $ \Rightarrow MQ \bot \left( {SDA} \right)$$ \Rightarrow MQ \bot MP$.

Tứ giác $MPNQ$ có $\left\{ \begin{gathered}
MQ//PN \hfill \\
MQ \bot MP \hfill \\
\end{gathered} \right.$.

Vật thiết diện của hình chóp bởi mặt phẳng $\left( P \right)$ là hình thang vuông $MPNQ$.

Câu 50: Cho tứ diện $ABCD$. Gọi $M$ là trung điểm của $AB.$ Cắt tứ diện $ABCD$ bới mặt phẳng đi qua $M$và song song với $BC$ và $AD$, thiết diện thu được là hình gì?

A. Tam giác đều. B. Tam giác vuông. C. Hình bình hành. D. Ngũ giác.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Gọi $\alpha $ là mặt phẳng đi qua $M$và song song với $BC$ và $AD$.

Xét $\left( \alpha \right)$ và $\left( {ABD} \right)$ có $\left\{ \begin{gathered}
M \in \left( \alpha \right) \cap \left( {ABD} \right) \hfill \\
\left( \alpha \right)\parallel AD \hfill \\
\end{gathered} \right.$ nên $\left( \alpha \right) \cap \left( {ABD} \right) = MQ$ với $Q$ là trung điểm $BD$.

Xét $\left( \alpha \right)$ và $\left( {MNPQ} \right)$ có $\left\{ \begin{gathered}
Q \in \left( \alpha \right) \cap \left( {BCD} \right) \hfill \\
\left( \alpha \right)\parallel BC \hfill \\
\end{gathered} \right.$ nên $\left( \alpha \right) \cap \left( {BCD} \right) = QP$ với $P$ là trung điểm $CD$.

Xét $\left( \alpha \right)$ và $\left( {ACD} \right)$ có $\left\{ \begin{gathered}
P \in \left( \alpha \right) \cap \left( {ACD} \right) \hfill \\
\left( \alpha \right)\parallel AD \hfill \\
\end{gathered} \right.$ nên $\left( \alpha \right) \cap \left( {ACD} \right) = NP$ với $N$ là trung điểm $AC$.

Mà $MN,PQ$ là hai đường trung bình của tam giác $ABC$và $DBC$.

Nên ta có $\left\{ \begin{gathered}
MN\parallel PQ \hfill \\
MN = PQ \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Vậy thiết diện là hình bình hành $MNPQ$.

Câu 51: Cho tứ diện $ABCD$. Điểm $M$ thuộc đoạn $AC$ ($M$ khác $A$, $M$ khác $C$). Mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ đi qua $M$ song song với $AB$ và $AD$. Thiết diện của $\left( \alpha \right)$ với tứ diện $ABCD$ là hình gì?

A. Hình tam giác B. Hình bình hành C. Hình vuông D. Hình chữ nhật

Xem đáp án và lời giải

Chọn A

Ta có $\left. \begin{gathered}
\left( \alpha \right)//AB \hfill \\
AB \subset \left( {ABC} \right) \hfill \\
\end{gathered} \right\}$ $ \Rightarrow \left( \alpha \right) \cap \left( {ABC} \right) = MN$ với $MN//AB$ và $N \in BC$.

Ta có $\left. \begin{gathered}
\left( \alpha \right)//AD \hfill \\
AD \subset \left( {ADC} \right) \hfill \\
\end{gathered} \right\}$ $ \Rightarrow \left( \alpha \right) \cap \left( {ADC} \right) = MP$ với $MP//AD$ và $P \in CD$.

$\left( \alpha \right) \cap \left( {BCD} \right) = NP$.

Do đó thiết diện của $\left( \alpha \right)$ với tứ diện $ABCD$ là hình tam giác $MNP$.

Câu 52: Cho hình hộp $ABCD.A’B’C’D’$, khẳng định nào đúng về hai mặt phẳng $\left( {A’BD} \right)$ và $\left( {CB’D’} \right)$.

A. $\left( {A’BD} \right) \bot \left( {CB’D’} \right)$. B. $\left( {A’BD} \right)\,//\,\left( {CB’D’} \right)$.

C. $\left( {A’BD} \right) \equiv \left( {CB’D’} \right)$. D. $\left( {A’BD} \right) \cap \left( {CB’D’} \right) = BD’$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Ta có $CD’\,//\,A’B$ mà $A’B \subset \left( {A’BD} \right)$ nên $CD’\,//\,\left( {A’BD} \right)$.

$CB’\,//\,A’D$ mà $A’D \subset \left( {A’BD} \right)$ nên $CB’\,//\,\left( {A’BD} \right)$.

Vậy $\left( {CB’D’} \right)$ chứa hai đường thẳng $CD’$, $CB’\,$ cắt nhau và cùng song song với $\left( {A’BD} \right)$ từ đó ta có $\left( {A’BD} \right)\,//\,\left( {CB’D’} \right)$.

Câu 53: Cho hình hộp $ABCD.A’B’C’D’$. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. $\left( {ABB’A’} \right) // \left( {CDD’C’} \right)$. B. $\left( {BDA’} \right) // \left( {D’B’C} \right)$.

C. $\left( {BA’D’} \right) // \left( {ADC} \right)$. D. $\left( {ACD’} \right) // \left( {A’C’B} \right)$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Ta có $\left( {BA’D’} \right) \equiv \left( {BCA’D’} \right)$ và $\left( {ADC} \right) \equiv \left( {ABCD} \right)$.

Mà $\left( {BCA’D’} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = BC$, suy ra $\left( {BA’D’} \right) // \left( {ADC} \right)$ sai.

Câu 54: Cho hình hộp $ABCD.A’B’C’D’$. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. $\left( {ABCD} \right)\;//\;\left( {A’B’C’D’} \right)$. B. $\left( {AA’D’D} \right)\;//\;\left( {BCC’B’} \right)$.

C. $\left( {BDD’B’} \right)\;//\;\left( {ACC’A’} \right)$. D. $\left( {ABB’A’} \right)\;//\;\left( {CDD’C’} \right)$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

A đúng vì hai mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$và $\left( {A’B’C’D’} \right)$là hai mặt đối của hình hộp nên song song.

B đúng vì hai mặt phẳng $\left( {AA’D’D} \right)$và $\left( {BCC’B’} \right)$là hai mặt đối của hình hộp nên song song.

D đúng vì hai mặt phẳng $\left( {ABB’A’} \right)$và $\left( {CDD’C’} \right)$là hai mặt đối của hình hộp nên song song.

C sai vì hai mặt phẳng này cắt nhau.

Câu 55: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành tâm $O$. Gọi $M$, $N$, $P$ theo thứ tự là trung điểm của $SA$, $SD$ và $AB$. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. $\left( {NOM} \right)$ cắt $\left( {OPM} \right)$. B. $\left( {MON} \right)\;//\;\left( {SBC} \right)$.

C. $\left( {PON} \right) \cap \left( {MNP} \right) = NP$. D. $\left( {NMP} \right)\;//\;\left( {SBD} \right)$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

Xét hai mặt phẳng $\left( {MON} \right)$và $\left( {SBC} \right)$.

Ta có: $OM\;//\;SC$ và $ON\;//\;SB$.

Mà $BS \cap SC = C$ và $OM \cap ON = O$.

Do đó $\left( {MON} \right)\;//\;\left( {SBC} \right)$.

Câu 56: Cho đường thẳng $a \subset \left( \alpha \right)$ và đường thẳng $b \subset \left( \beta \right)$. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. $\left( \alpha \right)//\left( \beta \right) \Rightarrow a//b.$ B. $\left( \alpha \right)//\left( \beta \right) \Rightarrow a//\left( \beta \right)$ và $b//\left( \alpha \right).$

C. $a//b \Rightarrow \left( \alpha \right)//\left( \beta \right).$ D. ab chéo nhau.

Xem đáp án và lời giải

Chọn B

– Do $\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)$ và $a \subset \left( \alpha \right)$ nên $a//\left( \beta \right)$.

– Tương tự, do $\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)$ và $b \subset \left( \beta \right)$ nên $b//\left( \alpha \right).$

Câu 57: Cho hình bình hành $ABCD$. Qua $A$, $B$, $C$, $D$ lần lượt vẽ các nửa đường thẳng $Ax$, $By$, $Cz$, $Dt$ ở cùng phía so với mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$, song song với nhau và không nằm trong $\left( {ABCD} \right)$. Một mặt phẳng $\left( P \right)$ cắt $Ax$, $By$, $Cz$, $Dt$ tương ứng tại $A’$, $B’$, $C’$, $D’$ sao cho $AA’ = 3$, $BB’ = 5$, $CC’ = 4$. Tính $DD’$.

A. $4$. B. $6$. C. $2$. D. $12$.

Xem đáp án và lời giải

Chọn C

Do $\left( P \right)$ cắt mặt phẳng $\left( {Ax,By} \right)$ theo giao tuyến $A’B’$; cắt mặt phẳng $\left( {Cz,Dt} \right)$ theo giao tuyến $C’D’$, mà hai mặt phẳng $\left( {Ax,By} \right)$ và $\left( {Cz,Dt} \right)$ song song nên $A’B’//C’D’$.

Tương tự có $A’D’//B’C’$ nên $A’B’C’D’$ là hình bình hành.

Gọi $O$, $O’$ lần lượt là tâm $ABCD$ và $A’B’C’D’$. Dễ dàng có $OO’$ là đường trung bình của hai hình thang $AA’C’C$ và $BB’D’D$ nên $OO’ = \frac{{AA’ + CC’}}{2} = \frac{{BB’ + DD’}}{2}$.

Từ đó ta có $DD’ = 2$.

Câu 58: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thang đáy $AD$ và $BC$. Gọi $M$ là trọng tâm tam giác $SAD$, $N$ là điểm thuộc đoạn $AC$ sao cho $NA = \frac{{NC}}{2}$, $P$ là điểm thuộc đoạn $CD$ sao cho $PD = \frac{{PC}}{2}.$ Khi đó, mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {SBC} \right)$ và $\left( {MNP} \right)$ là một đường thẳng song song với $BC$.

B. $MN$ cắt $\left( {SBC} \right)$.

C. $\left( {MNP} \right)//\left( {SAD} \right)$.

D. $MN//\left( {SBC} \right)$ và $\left( {MNP} \right)//\left( {SBC} \right)$

Xem đáp án và lời giải

Chọn D

Ta có $\left\{ \begin{gathered}
NA = \frac{{NC}}{2} \hfill \\
PD = \frac{{PC}}{2} \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow NP\,//\,AD\,//\,BC$$\left( 1 \right)$.

$M \in \left( {SAD} \right) \cap \left( {MNP} \right)$. Do đó giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {SAD} \right)$ và $\left( {MNP} \right)$ là đường thẳng $d$ qua $M$ song song với $BC$ và $MN$.

Gọi $R$ là giao điểm của $d$ với $SD$.

Dễ thấy: $\frac{{DR}}{{DS}} = \frac{{DP}}{{DC}} = \frac{1}{3} \Rightarrow PR\,//\,SC$ $\left( 2 \right)$.

Từ $\left( 1 \right)$ và $\left( 2 \right)$ suy ra: $\left( {MNP} \right)//\left( {SBC} \right)$ và $MN//\left( {SBC} \right)$.

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Trắc Nghiệm Chương Quan Hệ Song Song Trong Không Gian Giải Chi Tiết
Bài trướcTrắc Nghiệm Bài Phép Chiếu Song Song Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoTài Liệu Bồi Dưỡng HSG Về Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 8
60-cau-trac-nghiem-chuong-quan-he-song-song-trong-khong-gian-giai-chi-tiet60 câu trắc nghiệm chương quan hệ song song trong không gian giải chi tiết rất hay. Các bạn tham khảo và ôn tập cũng cố kiến thức.
Nhận thông báo qua email
Thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments